7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm uống đâu thấm sâu đến đó
Những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm dạng đắp hoặc uống bằng những vị thuốc nam luôn được các bệnh nhân tin tưởng. Nếu kiên trì áp dụng, người bệnh sẽ nhận được kết quả tích cực từ những bài thuốc đông y này.
Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo cuốn “Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp” của PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vòng sợi đĩa đệm bị rách nứt và nhân nhầy lồi vào ống sống, chèn ép rễ dây thần kinh sống hoặc tủy sống.
Phần lớn các trường hợp này xảy ra ở đốt sống L4, L5 hoặc giữa đốt sống L5, S1. Ở đoạn cột sống cổ, thoát vị xảy ra chủ yếu ở đốt C5, C6 và C6, C7. Nhìn chung, để can thiệp giải quyết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có nhiều phương pháp. Trong đó, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân tin tưởng và chứng minh hiệu quả.
7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam tại nhà
Tinh chất của cây cỏ đã được sử dụng để chữa bệnh ngay từ thời sơ khai. Đến thời kỳ hiện đại, các nhà nghiên cứu vẫn tận dụng sức mạnh của thảo dược dân gian để làm nền tảng phát triển y học bên cạnh các phương pháp hiện đại như mổ thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là 7 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm ở dạng đắp và uống được chọn lọc và đánh giá là mang lại hiệu quả cao.
4 bài thuốc dạng uống
Bài thuốc 1: Bí đỏ
Sử dụng 60g vỏ bí đỏ, 15g hương nhu, 30g đường đỏ. Rửa sạch vỏ bí đỏ và hương nhu, sau đó cho vào ấm, thêm đường đỏ và 1,5 lít nước, đun sôi trong 15p rồi chắt lấy nước uống. Bài thuốc uống trong ngày, khoảng 2 tuần sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
Bài thuốc 2: Lá lốt
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chuẩn bị lá lốt, bưởi bung, vòi voi và cỏ xước, mỗi vị 30g tươi. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước sau đó sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước. Nấu thuốc sôi cho đến khi còn lượng nước thì đem ra uống, chia làm 2 lần/ngày. Sử dụng liên tục bài thuốc từ lá lốt để thấy hiệu quả.
Bài thuốc 3: Rễ đinh lăng
Dùng 20-30g rễ đinh lăng và 20g cây trinh nữ, rửa sạch và sắc lấy nước uống. Sự kết hợp giữa hai loại thảo dược này sẽ giúp giải phóng chèn ép, bồi bổ dinh dưỡng cho cột sống.
Bài thuốc 4: Cây lược vàng
Mỗi ngày, nhai khoảng 3 lá cây lược vàng kèm 1 chút muối sẽ giảm thiểu cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cắt nhỏ lá lược vàng, sau đó ngâm với rượu rồi uống mỗi ngày 3 ly nhỏ. Hỗn hợp rượu này cũng có thể sử dụng làm thuốc xoa bóp rất hiệu quả.
3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm trực tiếp
Những bài thuốc đắp mang lại hiệu quả tích cực với nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Video đang HOT
Bài thuốc 5: Đu đủ nướng gừng rượu
Chọn quả đu đủ bánh tẻ, cắt đầu rồi nhồi gừng đã đập dập và rượu vào bên trong. Dùng xiên để cố định lại nắp quả đu đủ, sau đó đem nướng trên than củi trong khoảng 20 phút. Khi đu đủ chín mềm, cạo bỏ lớp than đen rồi dầm nhuyễn, sau đó lót một lá chuối và đắp lên vùng bị đau. Đây là bài thuốc được rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng và chứng minh hiệu quả tốt.
Bài thuốc 6: Xương rồng rang cám
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm từ xương rồng rang cám không còn xa lạ đối với nhiều bệnh nhân. Tuy hiệu quả đạt được không “thần kỳ” như lời đồn thổi, những tác dụng giảm đau lâu dài và an toàn là điều khó có thể phủ nhận.
Chuẩn bị 3 đọt xương rồng 3 chia, cám gạo, dấm nuôi, lá nhàu và lá chuối hột. Xương rồng đem băm nhỏ sau đó giã nhuyễn. Cho xương rồng lên chảo rang nóng, sau đó đổ dấm nuôi vào trong, đun sôi rồi trộn cám gạo vào thành hỗn hợp đặc sệt.
Đổ hỗn hợp này vào lá chuối hột, rải lá nhàu lên trên rồi nằm đè lưng hoặc cổ lên. Sức nóng và tinh chất của bài thuốc từ xương rồng sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau ngay tức khắc. Người bệnh nên kiên trì tuần 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 7: Ngải cứu nhồi tre nướng
Tận dụng 2 vị thuốc tinh tre và thiên trúc hoàng có trong cây tre tươi, bài thuốc đắp từ ngải cứu mang đến kết quả cực tốt cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
Chọn lấy một ống tre bánh tẻ, cắt rỗng 1 đầu, sau đó nhồi ngải cứu tươi, thêm chút dấm trắng và lá lốt vào bên trong. Dùng lá tre nắp đầu ống tre lại rồi đem nướng trên củi khổ trong 20p. Phần bã thu được sẽ đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Còn phần nước cốt, người bệnh chiết vào chai nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh để xoa bóp dần.
Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm vượt trội nhất
Theo YHCT, cột sống con người là một hệ thống phức tạp. Sức khỏe cột sống sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự cân bằng hai nguồn năng lực sống âm và dương. Để đảm bảo điều đó, các thảo dược sử dụng trong các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phải lựa được đúng loại, đúng thời điểm thu hái và gia giảm đúng tỷ lệ.
Thế nhưng, chỉ tính riêng đến yếu tố mùa vụ, điều này quả thực không dễ dàng cho bất cứ một thầy thuốc nào. May mắn thay, bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường lại giải quyết tốt tất cả những vấn đề đó.
Bài thuốc An Cốt Nam – Lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Thực chất, An Cốt Nam không phải bài thuốc quá xa lạ với nhiều bệnh nhân. Đây là bài thuốc đông y sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, riêng biệt:
Là bài thuốc đông y duy nhất dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cộng hưởng theo nguyên tắc “Kiềng 3 chân” giúp điều trị từ triệu chứng đến gốc rễ của bệnh đau nhức xương khớp.
Để đảm bảo chất lượng dược liệu, nhà thuốc liên kết trực tiếp Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, thảo dược được kiểm duyệt gắt gao về quy chuẩn nuôi trồng, thu hái và chế biến.
Với gốc rễ là 2 bài thuốc cổ phương “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”, An Cốt Nam còn được gia giảm thêm ba vị thuốc “kháng sinh tự nhiên” gồm Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Sâm Ngọc Linh. Đây là 3 vị thuốc cực quý hiếm đắt tiền, khó tìm, dược tính vô cùng lớn, giúp đẩy lùi cơn đau và bào mòn khối thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
An Cốt Nam là bài thuốc hiếm hoi cân bằng được yếu tố tiện lợi và hiệu quả. Thuốc sắc sẵn cô cao lỏng, khi pha với nước dễ hòa tan, thơm mùi thảo dược, dễ uống. Dạ dày không mất công chia nhỏ thuốc mà hấp thụ trực tiếp, xuyên qua cấu trúc mắt lưới của đĩa đệm để phục hồi tổn thương, đẩy lùi thoái hóa..
Nhiều năm qua, An Cốt Nam đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi sự ám ảnh của thoát vị đĩa đệm. Họ đến từ mọi miền đất nước, từ anh công nhân trẻ cho đến cụ bà 82, từ cán bộ thuế cho đến MC Quyền Linh nổi tiếng. Hành trình chữa bệnh của họ là minh chứng rõ nét cho tác dụng của An Cốt Nam. Bệnh nhân có thể lắng nghe chia sẻ của họ trên kênh youtube của An Cốt Nam.
Bên cạnh đó, An Cốt Nam cũng nhận được sự đánh giá cao của Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Viện 108). Trong buổi tọa đàm về bệnh xương khớp tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” VTV2, bác sĩ Toàn và khách mời chương trình đã chia sẻ về những hiệu quả mà An Cốt Nam mang tới. Đây thực sự bài thuốc đông y đi đầu cho xu hướng điều trị bảo tồn an toàn, hiệu quả mà không cần xâm lấn.
Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Website: ancotnam.net
LINH LINH
Theo laodong.vn
Suy gan, xơ gan vì tự chữa viêm gan
Nhiều người tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B hoặc tìm đến các loại thuốc Nam và bệnh ngày càng trở nặng kèm theo biến chứng suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Những ngày cuối năm, trong khi mọi người tất bật lo chuẩn bị Tết, tại khoa Nhiễm A, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nhiều người bị biến chứng do viêm gan B đang từng ngày hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả cho tải lượng vi rút viêm gan B trong máu còn tăng cao kèm theo các triệu chứng của suy gan, xơ gan chưa cải thiện hơn, đường về nhà của họ còn dài.
Ngược xuôi chữa bệnh
Một người nằm BV, 3-4 người chăm là tình trạng của ông TQĐ (54 tuổi, quê Bình Phước). Ông Đ. tình cờ biết mình nhiễm siêu vi viêm gan B vào năm 2004 khi đi khám sức khỏe. Điều trị được hơn 6 tháng, cảm thấy bất tiện và sức khỏe bình thường nên ông ngưng uống thuốc.
Khoảng 4 tháng nay, ông thường đau bụng, sốt, biết bệnh tái phát và sợ tốn tiền, ông lại tìm bài thuốc Nam. "Ai chỉ gì tôi cũng uống hoặc ra vườn nhổ gai mướp, cây chó đẻ, đu đủ, an xoa... Không ngờ càng uống chân và bụng càng phù to nên gia đình đưa lên đây nhập viện" - ông Đ. kể.
Không có người thân chăm sóc, ông PKH (51 tuổi, quê Quảng Ngãi) tự xoay xở mọi việc. Gương mặt buồn bã, hốc hác, ông chậm rãi chia sẻ năm 2007, trong một lần đi hiến máu nhân đạo thì phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Do thấy sức khỏe vẫn bình thường và có người mách nên ông tìm uống thuốc Nam của một ông thầy ở Nghệ An. Uống được một thời gian, ông bỏ hẳn. Năm 2015, ông có dấu hiệu mệt mỏi, miệng đắng, ăn không được nên vào BV Quảng Ngãi thăm khám và được bác sĩ chỉ định điều trị, hướng dẫn uống thuốc đặc trị liên tục.
Đến hè 2018, do công việc giao tiếp thường phải nhậu nhiều nên ông ngưng thuốc. "Lúc đó, tôi thấy không uống cơ thể vẫn khỏe, vả lại do tôi nhậu nhiều nên nghĩ uống thuốc vào cũng sẽ phá thuốc, không có tác dụng gì" - ông K. chia sẻ. Tuy nhiên, hơn một tháng nay, ông cảm thấy rất mệt mỏi, người gầy sút, không thiết ăn uống nên vào BV Bệnh nhiệt đới khám. Kết quả cho thấy vi rút viêm gan B trong máu ông đang bùng phát, nếu không kiềm chế được sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan.
Ông TQĐ bị xơ gan giai đoạn cuối, đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: HL
Nhiều biến chứng khi tự ý điều trị
BS Đào Bách Khoa, Trưởng khoa Nhiễm A, BV Bệnh nhiệt đới, cho biết khoa Nhiễm A đang điều trị cho hơn 10 ca bùng phát viêm gan B, trong đó 60% bùng phát do bệnh nhân tự ngưng thuốc.
Theo BS Khoa, nhiều người dân hiểu chưa đúng về bệnh viêm gan B nên tự ý bỏ điều trị thuốc ức chế vi rút viêm gan B, tìm đến các loại thuốc lá, cây cỏ theo lời chỉ dẫn của những người không có chuyên môn hoặc theo các thông tin quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng để câu khách.
"Chưa biết thuốc Đông y có tác dụng điều trị tốt hay không nhưng cho đến nay vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nghiêm túc nào chứng minh được chúng ức chế vi rút viêm gan B hiệu quả. Vì thế, hầu hết các trường hợp khi ngưng thuốc ức chế vi rút đang uống đều bị bùng phát viêm gan B nặng dẫn đến suy gan, xơ gan rất nhanh.
8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Viêm gan đã trở thành nguyên nhân thứ ba gây tử vong với gánh nặng bệnh tật rất lớn.
Nếu bệnh nhân tự ý ngưng thuốc mà uống đồ có cồn nhiều cũng là yếu tố khiến viêm gan B bùng phát nhanh và nặng hơn" - BS Khoa cảnh báo.
Theo BS Khoa, thuốc điều trị viêm gan B chủ yếu là thuốc uống với mục đích ức chế vi rút tăng sinh để bệnh không tiến triển thêm, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan về sau. Thuốc này được sử dụng lâu dài, có thể suốt đời chứ không thể ngày một ngày hai nên đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ và tâm lý kiên trì điều trị.
Ngay cả một số trường hợp, khi xét nghiệm tải lượng vi rút viêm gan B trong máu dưới ngưỡng phát hiện kéo dài và được cho ngưng thuốc thì người bệnh cũng phải thăm khám định kỳ để phát hiện tình trạng bùng phát siêu vi hoặc các biến chứng xơ gan, ung thư gan có thể xuất hiện sau đó.
Điều trị không quá tốn kém
Viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người đã nhiễm vi rút gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn khỏe mạnh, kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan B nhưng do tỉ lệ người dân nhiễm siêu vi B cao, bệnh phải theo dõi và điều trị gần như suốt đời nên bệnh viêm gan vi rút B vẫn đang là thách thức tại Việt Nam.
Việc điều trị viêm gan B hiện không quá tốn kém vì đã được bảo hiểm y tế chi trả đa phần và mỗi ngày uống một viên thuốc. Khi tình trạng bệnh ổn định, người bệnh có thể sẽ được hẹn tái khám định kỳ mỗi 1-3 tháng nên không quá mất công và thời gian như nhiều người lầm tưởng.
Theo Dân trí
Hiểu biết để không chết vì bệnh dại Theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã có gần 70 ca tử vong do bệnh dại, và ước tính có hàng nghìn người bị chó mèo cắn phải điều trị dự phòng. Những con số đó cho thấy, bệnh dại là mối nguy lớn cho xã hội, người dân cần có sự hiểu...