7 bài học từ phong cách thời trang của đệ nhất phu nhân Mỹ
Bên cạnh vị tổng thống nổi tiếng John F. Kennedy, đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy cũng chính là biểu tượng thời trang của nước Mỹ thập niên 60.
Phút cuối của tổng thống Kennedy trong ngày định mệnh
Khi thế giới tưởng niệm 50 năm ngày mất của John F. Kennedy (ông bị ám sát ngày 22/11/1963 trên chiếc Limousine mui trần khi cùng vợ diễu hành tại các con phố ở Dallas), đây cũng là thời điểm để chúng ta cùng ngồi lại khám phá phong cách vượt thời gian của Jacky Kennedy. Không thể phủ nhận được rằng bà chính là một trong những biểu tượng thời trang lớn nhất của thế kỷ trước, Jacky Kennedy nhanh chóng nổi tiếng với phong cách cổ điển của mình khi bà trở thành đệ nhất phu nhân vào năm 1961. Công chúng Mỹ đã rất nhanh chóng bị mê đắm hoàn toàn trước vẻ đẹp và thời trang của bà, cũng như sự nghiệp chính trị vang dội của chồng bà – tổng thống Kennedy. Đệ nhất phu nhân vô cùng khéo léo khi chọn lựa trang phục phù hợp cho mọi sự kiện, mọi hoạt động bà tham gia. Thậm chí, những hình ảnh gắn liền với bà như áo khoác hồng, kính mát, khăn choàng, mũ pillbox đã mãi mãi đi vào lịch sử thời trang thế giới thế kỷ 20. Sau đây, hãy cùng nhìn lại 7 bài học thú vị từ phong cách của Jacky Kennedy
1. Lông mày đậm sẽ luôn khiến bạn trông chỉn chu và đây cũng chính là một phụ kiện thiết yếu.
2. Bước trên một thảm đỏ danh tiếng bạn sẽ luôn tỏa sáng, dù với bất cứ trang phục nào
3. Một gia tộc tuyệt vời chính là yếu tố hoàn hảo cho một bộ trang phục lộng lẫy.
Video đang HOT
4. Những bức ảnh trên du thuyền luôn sang trọng tuyệt đối.
5. Đừng để trẻ em chơi đùa với trang sức của bạn, đặc biệt là ngọc trai.
6. Chiếc áo khoác màu hồng luôn khiến bạn trở nên thân thiện.
7. Khi không thể phối đồ thành công, hãy đeo kính mát.
Theo 2Sao
Nước Mỹ sắp có nữ Tổng thống đầu tiên?
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton cho biết, bà chưa vội đưa ra quyết định về việc có tham gia tranh cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử lần tới hay không. Trong khi đó, cựu đồng nghiệp của bà trong Thượng viện Mỹ - Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đến từ New York , đã không cần chờ đợi đến quyết định của bà.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton
Trong bài phát biểu tại một bữa tiệc tối của Đảng Dân chủ ở bang Iowa hôm thứ Bảy (2/11) vừa rồi, ông Schumer đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành cho việc bà Hillary trở thành Tổng thống của nước Mỹ. Sự việc này diễn ra khi mà cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới còn 2 năm nữa mới đến.
"Kinh nghiệm của bà Hillary không ai có thể địch được và tầm nhìn của bà cũng không ai có thể so sánh được", Thượng nghị sĩ Schumer, người đứng hàng thứ 3 của Đảng Dân chủ trong Thượng viện Mỹ, đã nói như vậy về cựu Đệ nhất phu nhân cũng là cựu Ngoại trưởng Mỹ.
"Đã đến lúc một phụ nữ lên làm Tổng thống của nước Mỹ. Và tối nay, ở bang Iowa, tôi sẽ không có được cơ hội này lần thứ hai. Tôi kêu gọi bà Hillary Clinton hãy tham gia tranh cử chức Tổng thống. Khi bà chấp nhận làm điều đó, bà sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn và không bao giờ thay đổi của tôi", ông Schumer phát biểu trước đám đông và lời kêu gọi của ông này đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt bằng những tràng vỗ tay vang dội của khoảng 750 người.
Theo lời Thượng nghị sĩ Schumer, với sự hiện diện của bà Hillary, Đảng Dân chủ có thể "đánh bại Ted Cruz - Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa trong năm 2016". Cruz là một Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đến từ bang Texas và là một nhân vật được yêu thích trong "Đảng Trà".
Phản ứng trước lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Schumer, một phát ngôn viên của cựu Ngoại trưởng Hillary - ông Nick Merrill, cho biết, ông Schumer là "một đồng nghiệp cũ và thậm chí là một người bạn cũ" của bà Hillary và "những gì ông ấy phát biểu về bà Hillary là rất tâng bốc. Mặc dù vậy, điều cuối cùng ở đây là, vấn đề tranh cử thuộc một quyết định rất cá nhân và bà Hillary chưa đưa ra quyết định gì".
Các cuộc thăm dò dư luận hiện nay cho thấy, cựu Ngoại trưởng Mỹ sẽ là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí ứng cử viên của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng nếu bà chấp nhận theo đuổi thách thức này. Trước đó, trong một bài báo trên tạp chí New York số ra tháng 9, bà Hillary thừa nhận, bà đang đấu tranh tư tưởng với việc có nên tham gia tranh cử chức Tổng thống Mỹ hay không và bà này không cho biết thời gian khi nào sẽ thông báo về quyết định cuối cùng của mình.
"Tôi sẽ không vội vàng đưa ra quyết định. Tôi cho rằng, đó sẽ là một quyết định nghiêm túc, không thể được coi nhẹ nhưng đó cũng không phải là một quyết định có thể đưa ra sớm được", bà Hillary nói thêm.
Không chỉ Thượng nghị sĩ Schumer, nhiều thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ cũng đang kêu gọi bà Hillary tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng như Thượng nghị sĩ Claire McCaskill đến từ Missouri hay cựu Thống đốc bang Michigan Jennifer Granholm.
Thượng nghị sĩ bang Iowa - Liz Mathis cho biết, bà rất phấn khích trước phát biểu của ông Schumer. "Bài phát biểu đó mở đường cho việc bầu chọn bà Hillary. Hầu hết những nữ chính khách trong Đảng Dân chủ đều công khai thể hiện sự ủng hộ dành cho bà ấy và rất tuyệt nếu các thành viên còn lại cũng như vậy. Việc tất cả các thành viên của Đảng Dân chủ ủng hộ bà ấy là điều rất quan trọng", Mathis cho biết.
Ngoài cựu nữ Ngoại trưởng Hillary, các ứng cử viên tiềm năng khác của Đảng Dân chủ có khả năng tham gia cuộc bầu cử vào năm 2016 còn có Phó Tổng thống Joe Biden, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo và Thống đốc bang Maryland Martin O"Malley.
Không chỉ nhận được sự ủng hộ của nhiều thành viên Đảng Dân chủ, bà Hillary hiện giờ còn rất được lòng người dân Mỹ. Hồi tháng 12 năm ngoái, một cuộc thăm dò dư luận từng cho kết quả, đa số người Mỹ đều ủng hộ cựu Ngoại trưởng Hillary tham gia tranh cử chức tổng thống nhiệm kỳ mới vào năm 2016.
Theo cuộc thăm dò của ABC News và Washington Post, 57% người Mỹ cho biết, họ sẽ ủng hộ nữ Ngoại trưởng quyền lực Hillary tham gia tranh cử chức tổng thống, kế nhiệm ông Barack Obama. Chỉ có 37% phản đối viễn cảnh này.
Năm 2008, bà Hillary từng phải ngậm ngùi cay đắng chịu thất bại trước đối thủ non trẻ hơn bà về mọi mặt - ông Barack Obama trong cuộc đua giành vị trí ứng cử viên Đảng Dân chủ ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, sau đó, bà liên tiếp ghi điểm trong mắt công chúng Mỹ trên cương vị là nữ Ngoại trưởng quyền lực. Nhiều lúc, uy tín của bà còn vượt cả Tổng thống Obama.
Bà Hillary luôn là một cái tên đình đám trong bảng xếp hạng những phụ nữ quyền lực nhất thế giới của nhiều tạp chí danh tiếng trong nhiều năm liền. Bà từng là Thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 3/1/2001 đến ngày 21/1/2009. Hillary kết hôn với cựu Tổng thống Bill Clinton, và vì vậy là Đệ nhất Phu nhân Mỹ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước đó, bà là một luật sư danh tiếng, cũng từng là Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang Arkansas .
Sau khi thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng cách đây 5 năm, bà đã được Tổng thống Obama tin tưởng bầu chọn vào vị trí Ngoại trưởng quyền lực của nước Mỹ. Có thể nói, bà Hillary đã kinh qua hầu hết những vị trí quyền lực hàng đầu của nước Mỹ nhưng không rõ liệu bà còn có tham vọng đi vào lịch sử của cường quốc số 1 thế giới với tư cách là nữ Tổng thống đầu tiên hay không.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
8 'tay chơi' thời trang nổi tiếng lịch sử Cựu đệ nhất phu nhân Phillipines có gần 3.000 đôi giày còn blogger Anna dello Russo chi 50.000 USD chỉ để mặc đẹp dạo phố. Marie Antoinette, hoàng hậu Pháp từ thế kỷ 18, đươc coi là "tay chơi" thời trang số một thời bấy giờ. Sự ăn chơi trác táng của bà còn khiến người đời phải gọi bằng biệt danh "Quý...