7 ảo ảnh của tình yêu
Mike George, một diễn giả người Anh, một tác giả chuyên về dòng sách “Bình an nội tâm”, một chuyên gia về quản lý, phát triển bản thân. Suốt 20 năm, ông đã đi khắp thế giới, nói chuyện, huấn luyện, truyền cảm hứng sáng tạo, khả năng hiểu biết cảm xúc…để giúp mọi người tìm thấy sự hài lòng.
Tại Việt Nam, bạn đọc đã biết đến Mike qua các cuốn sách: 7 Aha 7 ảo ảnh của tình yêu Từ giận dữ đến bình an.. do First News giới thiệu, cuốn Giá trị nội tại An nhiên của nhà XB Thái Hà Book…Những lần đến Hà Nội, TP HCM ông luôn nhận được sự đón nhận nhiệt tình của giới doanh nhân, sinh viên. Ông đã dành cho các bạn trẻ một chủ đề luôn “hot”: YÊU.
Yêu là một từ được dùng nhiều nhất và cũng bị hiểu sai nhiều nhất trên thế giới. Khi đã ” kết” nhau, thuờng người con trai tỏ tình: “Anh yêu em” và cô con gái sẽ đáp lại: “Em cũng yêu anh”. Họ yêu nhau, có nghĩa là muốn bên nhau, muốn thuộc về nhau. Nhưng trong tình yêu, không có chữ “muốn”, không có ràng buộc, gắn kết, không lệ thuộc. Khi người yêu của bạn không như bạn muốn, thì liệu bạn có còn yêu họ không?
Đã yêu là cả hai trở nên một. Tình yêu có bốn dạng hợp nhất. Hợp nhất giữa hai cơ thể, từ sự “hợp nhãn, bắt mắt” ngoại hình. Hợp nhất trong tâm trí, khiến “anh cũng nghĩ đến điều mà em đang nghĩ”. Hợp nhất giữa hai trái tim, khiến cả hai có cùng cảm xúc “anh buồn, thì em đâu có vui”. Và sâu nhất là hợp nhất về tâm hồn, hoàn toàn tin cậy, trung thực với nhau. Thế nhưng, xu hướng yêu của con người thường “ưu tiên” tìm kiếm sự hợp nhất về thể xác, thu hút, lôi cuốn nhau bởi làn da, mái tóc, vóc dáng, thu nhập, địa vị, thành phần xuất thân…
Chúng ta học yêu từ lúc nào, từ đâu?. Mike kể một câu chuyện: “Có một đứa trẻ lên 3, nhận được món đồ chơi từ người thân. Người tặng hỏi em bé “Con có vui không?”. Đứa trẻ gật đầu, mắt sáng lên. Món đồ chơi làm cho cả hai hạnh phúc. Hàng ngày, trẻ nghe cha mẹ nói “Tôi yêu công việc, tôi yêu chiếc xe, ngôi nhà…”. Đứa trẻ học được rằng: Tình yêu đến từ bên ngoài, và đối tượng của tình yêu là một vật thể hết sức cụ thể. Khi lớn lên, đứa trẻ cứ theo cách nhận tình yêu bằng việc đi tìm một ai đó để “đòi” hoặc “xin” tình yêu. Bỗng có một đứa trẻ khác đạp bẹp món đồ chơi của nó. Nó khóc và chợt hiểu ra: “Người khác làm cho mình đau khổ, làm mất hạnh phúc của tôi”. Khi lớn lên, đứa trẻ lại tiếp tục “cảnh giác” với những ai có nguy cơ làm nó đau khổ. Bởi thế có một câu đổ thừa đã trở nên phổ biến “ Sao anh (em) lại làm cho tôi đau khổ thế này!”. Rồi người con trai, con gái đau khổ ấy, khép kín trái tim mình, khóa chặt năng lượng yêu về phía những người “tội lỗi”. Trái tim trở nên khô cằn, lạnh lùng. Tâm hồn chúng ta được nuôi dưỡng bằng năng lượng yêu thương, vì thế những ai “Yêu không nổi, yêu không được” trở nên suy dinh dưỡng về mặt tinh thần.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thế nhưng, ngọn lửa tình yêu không tắt ngúm, vẫn còn chập chờn, nhờ bản chất lãng mạn của nó, biểu hiện qua ý tưởng “Phải có một ai đó dành cho tôi chứ!”. Và bạn tìm thấy người đó, một người cũng đang loay hoay, khắc khoải đi tìm. Cả hai cùng muốn nhận tình yêu, nên dễ dàng đến với nhau. Và hạt giống “mong đợi” bắt đầu mọc rễ, trổ mầm. Nhưng khi cả hai đều mong đợi nhau, kỳ vọng ở nhau “Anh phải thế nay, em phải thế nọ…” thì trăng mật đổi sang màu….dập mật. Trái tim bị đánh cắp, bị nhiễm độc. Có 7 loại chất độc khiến cho trái tim tàn úa, cũng là 7 ảo ảnh khiến cho trái tim mất khả năng yêu:
-Tình yêu đến từ bên ngoài, từ người khác, mà thật ra, nó xuất phát từ nội tâm của bạn
Video đang HOT
- Tôi có thể gói trái tim lại, không dành cho ai được nữa.
- Tôi cần tình yêu, tôi muốn nhận tình yêu, song sự thật là tôi phải cho đi, vì cho mới là lúc nhận lại.
- Yêu nhau là có quyền làm nhau tổn thương theo kiểu ” Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”.
- “Yêu là đau khổ”, vì bị “ngã vào tình yêu” (Fall in love), song sự thật yêu là nâng đỡ.
- Yêu là phải lo lắng cho người yêu, sợ mất người yêu, dẫn đến ghen tuông, kiểm soát.
- Tôi tin rằng, những câu chuyện tình đẹp, luôn gắn với nổi buồn. Tôi cho phép mình buồn, và khi buồn nghe nhạc tình buồn, hay xem phim buồn để…đỡ buồn. Và kết quả, là tôi còn buồn thêm
Tình yêu thật sự rất đơn sơ: Lúc bạn yêu, cũng là lúc bạn tìm mọi cách để ban tặng thể hiện qua sự quan tâm, hổ trợ, tha thứ, vị tha, cảm thông, hiểu biết, lắng nghe…người mình yêu, mà không cần một điều kiện, một đáp trả nào. Nếu không theo đúng dòng chảy này, bạn và “người ta” chỉ đang ký kết một vụ ” làm ăn”. Bạn sẽ cảm thấy thua lỗ khi “Em đã nói yêu anh 5 lần rồi, mà anh chỉ nói có 1 lần. Anh phải nói thêm đi chứ… Em đã trao cho anh cái “ngàn vàng” rồi, mà sao anh không cưới em…”.
Đừng đặt bất cứ vật gì trước trái tim, bởi nó sẽ chắn đường tỏa sáng của trái tim, khiến trái tim không tự tìm ra lối đi an toàn, hợp lý. Khi yêu nhau là cả hai kẻ đang “Chết trong lòng một ít” cảm nhận được ánh sáng từ hai trái tim của nhau. Hạnh phúc sẽ đến như một phần thưởng xứng đáng. Bạn thường nói “Anh yêu em!”. Nhưng thật ra, và chính xác thì bạn phải nói rằng “Anh là TÌNH YÊU dành cho em!”. Bởi tình yêu là một phẩm chất.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hiểu bạn đời, "sợi dây" giữ chặt quan hệ
Thông thái nắm bắt tâm tư và hiểu biết người bạn đời có thể khiến mối quan hệ của hai người tồn tại lâu dài. Vì lý do này, ai cũng nên hiểu được mong muốn của người bạn đời khi sống với nhau.
Hiểu được nhu cầu của vợ/chồng mình là có thể hiểu bất cứ điều gì mà người đó mong muốn. Tuy nhiên, đây không phải là một điều dễ dàng.
Điều đó cần sự nhạy cảm giữa cả hai người để hiểu mong muốn của mỗi cá nhân. Kết quả là quan hệ gắn kết được giữ gìn vững chắc hơn cả.
Nếu bạn muốn thực hiện điều đó đối với mối quan hệ của bạn, những gì mà trang Howtodothings cung cấp là những tham khảo cần lưu ý.
Hãy lắng nghe mong muốn của người ấy
Lắng nghe là phần quan trọng nhất trong truyền thông. Điều này không có nghĩa là chỉ để nghe mà là thực sự hiểu những gì người ấy nói ra. Khi nửa kia của bạn có dấu hiệu không lời, bạn cũng cần phải nhạy cảm lắng nghe được ngôn ngữ cơ thể của người ấy. Hãy cố gắng hiểu những mong muốn của người bạn đời thông qua những thông điệp ngầm
Chú ý khi người kia nói
Đôi khi người vợ/chồng nói chuyện, bạn thường không chú ý đến chi tiết của cuộc hội thoại thì từ bây giờ bạn hãy thay đổi thói quen. Bằng cách lắng nghe cuộc trò chuyện, bạn sẽ hiểu những gì anh ấy đã nói, và dù là với các tín hiệu phi ngôn ngữ và là ngôn ngữ không lời.
Hãy hỏi để được tư vấn hoặc hỏi ý kiến người kia
Đôi khi, bạn có thể kéo sự có mặt của người kia vào trong vấn đề của bạn. Ví dụ, khi bạn đang phải đối mặt với một sự lựa chọn, bạn có thể tìm lời khuyên của vợ/chồng về những điều quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu ý kiến của cô ấy/anh ấy. Đôi khi, bạn cần phải cho cô ấy/anh ấy một cơ hội nói chuyện và thể hiện nhu cầu của cô ấy/anh ấy. Bằng cách này, cô ấy/anh ấy sẽ không cảm thấy bắt buộc phải nói chuyện với bạn về điều gì đó.
Đừng bỏ qua những việc nhỏ
Trong trường hợp khác, vợ/chống của bạn có thể quá lo lắng về một điều gì đó có vẻ tầm thường, chẳng hạn như quên mua một vài món hàng gia dụng hay quên trả các hóa đơn hoặc có vấn đề với hàng xóm... Khi điều này xảy ra, đó có thể đó là một dấu hiệu chứng tỏ có một vấn đề gì đó gây mất tập trung hoặc gây lo lắng cho cô ấy/anh ấy
Tạo sự kết nối với nhau
Tìm hiểu về các tín hiệu phi ngôn ngữ đôi khi sẽ bao gồm cả việc phân tích về tính logic của vấn đề. Ví dụ, nếu anh ấy/cô ấy im lặng hoặc tránh các chủ đề nhất định, có thể, anh ấy/cô ấy đang có vấn đề nghiêm trọng với bạn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trò chuyện và vị tha Sau nhiều năm gắn bó qua những thăng trầm, chúng tôi kết luận rằng, hai điều quan trọng nhất để có cuộc hôn nhân bền bỉ là luôn trò chuyện và vị tha cho nhau. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy ngần ngại khi nhận lời chia sẻ về đề tài "All the men in my life", bởi đó là...