7 âm thanh cơ thể cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề
Ngáy, tiếng huýt sáo trong mũi, tiếng ù tai, bụng reo hay nấc cụt tưởng là những âm thanh bình thường của cơ thể, nhưng chúng có thể cảnh báo rằng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Tiếng huýt sáo trong mũi: Theo Boldsky, đôi khi bạn sẽ nghe thấy tiếng động như tiếng huýt sáo nhẹ phát ra từ mũi, đặc biệt vào những ngày lạnh hoặc bạn bị dị ứng, nghẹt mũi. Khi đó, luồng khí trong mũi có thể bị che khuất do sự tích tụ của chất nhầy dư thừa, khiến việc lưu thông khí khó khăn. Điều này có thể là bình thường, nhưng nếu quá nhiều, chúng có thể gây hại cho mũi.
Ngáy: Đây là một âm thanh khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ, đồng thời nó cũng cảnh báo dấu hiệu tim mạch có vấn đề. Ngủ ngáy thường xuyên có thể gây ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nếu bạn ngủ ngáy quá nhiều, hãy thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Ợ hơi trong dạ dày: Đây là âm thanh phát ra bởi không khí trong dạ dày. Nếu ợ hơi đi kèm với đau ngực hoặc đau họng, nó có thể là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cần dùng thuốc ngay lập tức.
Nấc: Đây là âm thanh bình thường của cơ thể, phản ánh tình trạng quá nhiều không khí trong miệng, tràn vào thanh quản khiến dây thanh quản đóng đột ngột trong vài giây với cường độ mạnh. Tuy nhiên, nếu nấc kéo dài quá lâu, có thể bạn đang gặp phải triệu chứng rối loạn thần kinh.
Video đang HOT
Tiếng kêu ở khớp nối: Nếu bạn nghe tiếng rắc rắc nhẹ ở đầu gối mỗi khi cúi xuống hoặc cử động hơi mạnh, bạn không cần phải lo lắng quá mức. Thông thường, các khớp nối được thực hiện linh hoạt bằng sự bôi trơn của chất lỏng. Khi bạn ngồi, đứng, hoặc xoay cánh tay, việc thay đổi áp suất của chất lỏng có thể gây tiếng kêu nhẹ. Nhưng nếu âm thanh phát ra đi kèm đau đớn và sưng, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.
Tiếng reo trong bụng: Đây là âm thanh của không khí và chất lỏng, khi chúng di chuyển qua đường tiêu hóa. Nếu những âm thanh này xảy ra khi dạ dày trống rỗng, nó có nghĩa là cơ thể đang cần bổ sung thức ăn. Nhưng nếu âm thanh quá to, đi kèm với đau bụng và buồn nôn, điều đó phản ánh dạ dày đang bị rối loạn.
Tiếng ù trong tai: Bạn có thường xuyên nghe thấy tiếng chuông hay ù ù trong tai? Tiếng ù tai có thể mất đi nhanh chóng, nhưng nếu kéo dài quá 2 ngày, kèm theo chóng mặt, đau tai, bạn nên đi xét nghiệm sớm.
Phương Mai
Ảnh: Boldsky
Theo Zing
Những thói quen người tiểu đường nên tránh
Một số thói quen tưởng lành mạnh, nhưng thực tế lại đang âm thầm phái hoại sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, theo Everydayhealth.
Ăn quá nhiều trái cây không tốt cho bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Loại bỏ tất cả chất béo
Không phải tất cả các chất béo đều giống nhau, và không phải tất cả các chất béo đều có hại. Thông thường, những người bị đái tháo đường thường rối loạn chuyển hóa mỡ kèm theo và có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, do đó cần phải cân nhắc khi sử dụng chất béo trong chế độ ăn. Bên cạnh các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo &'xấu', vẫn có những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh hay còn gọi là các chất béo không bão hòa tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hạt vừng, dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải. Các loại cá biển cũng có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại và thay vào đó là những cholesterol có lợi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chất béo không bão hòa giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan.
Không ăn vặt
Loại bỏ đồ ăn nhẹ ra khỏi chế độ ăn có thể giúp cắt giảm bớt lượng calo, nhưng đây không phải là một kế hoạch thông minh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn vặt giúp những người tiểu đường kiểm soát cơn đói hiệu quả cũng như tránh được tình trạng ăn nhiều vào bữa ăn sau đó. Chính những bữa ăn nhỏ với các loại thực phẩm lành mạnh là một trong những cách giúp quản lý lượng đường trong máu hữu hiệu.
Tập thể dục quá nhiều
Cơ thể cần phải hoạt động thể chất mỗi ngày, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên không nên tập quá sức vì nguy cơ bị thương và kiệt sức có thể xảy ra. Tập thể dục quá nhiều cũng có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng và nó sẽ kích thích sản xuất glucose. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA), với những người bị tiểu đường cần chọn loại hình luyện tập cho phù hợp như đi bộ, yoga và với tập một cường độ vừa phải
Ngủ ngày
Mất ngủ, dù chỉ một đêm cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu; nhưng ngủ nhiều cũng gây hệ lụy tương tự. Theo tờ Medicalnewstoday, một nghiên cứu tiến hành trên 9.000 người cho thấy, những người ngủ hơn 9 tiếng/ngày, nguy cơ bị tiểu đường tăng đến 50%. Nguyên nhân là do khi ngủ, não và các cơ quan trong cơ thể ít hoạt động hơn nên dễ gây nên tình trạng béo phì. Mà béo phì là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng cho biết, những người thường xuyên ngủ ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 26%. Các nhà nghiên cứu cho biết có một mối liên hệ giữa người ngủ ngày và bệnh tiểu đường, đó là người ngủ ngày thường thiếu ngủ về đêm và ít tham gia các hoạt động thể chất, nên khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng theo.
Giảm cân nhanh
Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân là yếu tố rất quan trọng cho việc quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nếu giảm cân theo chế độ khắt nghiệt sẽ bị phản tác dụng. Theo các chuyên gia y tế, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh tiểu đường của mỗi người mà lựa chọn phương pháp giảm cân cho an toàn. Theo khuyến cáo, những người bị tiểu đường dù nhẹ hay nặng đều nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột.
Ăn trái cây không giới hạn
Người bị đái tháo đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người bình thường, nhưng có điểm khác là người bị đái tháo đường không thể ăn một cách thoải mái mà phải ăn trong giới hạn cho phép về số lượng trái cây ăn mỗi lần và số lần ăn trái cây mỗi ngày để giữ đường huyết ổn định. Lý do, lượng đường trong mỗi loại trái cây khác nhau nên có thể làm tăng đường huyết ít hoặc nhiều. Thường nước chiếm 75-95% trong trái cây, và nếu loại trái cây nào có đường nhiều thì sẽ ít nước và ngược lại, do đó nên biết tính toán ăn sao cho hợp lý. Người đái tháo đường thường chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần trái cây mỗi ngày, nhưng không nên ăn trái cây thay cho bữa ăn chính.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
5 dấu hiệu không ngờ của bệnh tiểu đường Thay đổi lượng đường trong máu là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những triệu chứng sau đây, theoPrevention. Bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường có hiện tượng ngáy khi ngủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Thay đổi trên da Các đốm da tối màu xuất hiện ở mặt sau cồ, khuỷu...