69 năm và bài học từ nỗi đau bom nguyên tử Hiroshima, Nagasaki
8 giờ 15 phút sáng ngay mung 6/8/1945, cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản. My đa nem qua bom nguyên tư đâu tiên xuông nơi nay.
Đám mây bụi khổng lồ bốc của quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima.
Trong ánh sáng chói lòa tạo bởi hai mau: Đỏ và lam, người, vật cùng các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn mình lên rồi tàn lụi. Với sức nóng 4.000 độ C, bức xạ và sóng nén áp suất cao trong nháy mắt đã làm thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi; hàng trăm nghìn nạn nhân không thể phân biệt đâu là nam giới, đâu là phụ nữ; những đứa trẻ nằm rên rỉ bên cạnh những người mẹ đã chết hoặc đang chết dần vì vết thương… Cả thành phố là một biển chết. Đó là những mảng hồi ức của người dân Hiroshima vào thời khắc kinh hoàng đó.
Không dừng lại ở đó, nhiều năm sau đó những người được cho là may mắn thoát chết nhưng mang trên mình tàn tích vụ nổ phải sống một cuộc sống đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Bệnh tật giày vò, xã hội xa lánh, phân biệt đối xử, do dân chúng thiếu hiểu biết về các bệnh do phóng xạ. Với ho, 69 năm đã qua đi, nhưng khoảnh khắc khủng khiếp, hãi hùng ấy vẫn là nỗi ám ảnh không có hồi kết.
Còn với toàn nhân loại, ngay mung 6/8, khi chiếc máy bay chiến lược B-29 đã thả quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy”, nặng 5 tấn xuống thành phố Hiroshima, tức khắc thiêu đốt hơn 70 nghin thương dân, gần như san phẳng thành phố Hiroshima, là thảm họa nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử mà chúng ta không được quên và không được phép để xảy ra một lần nữa.
Ba ngày sau, ngày mung 9/8, quả bom nguyên tử thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, giêt chêt 74 nghin người. Phần lớn người chết ở cả hai thành phố là thường dân, trong đó khoảng 65% là trẻ em. Ngoài số thương vong tức thì, co hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra kéo dài cho đến ngày nay.
Video đang HOT
Những nạn nhân bị thương do sức nổ của bom hạt nhân nằm la liệt.
Đã thành thông lệ, ngày 6/8 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tập trung tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima để tưởng nhớ thời khắc Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống đây. Những di chứng khủng khiếp vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay khiến buổi lễ tưởng niệm năm nào cũng có ý nghĩa hết sức lớn lao.
Trong suốt 69 năm qua, thảm họa kinh hoàng Hiroshima đã buộc cộng đồng quốc tế phải có những nỗ lực nhằm ngăn chặn không để nó tái diễn. Những thành quả đạt được không phải là nhỏ: Một loạt các hiệp định quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong số đó như: Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (gọi tắt là hiệp ước NPT, được ký năm 1968 và hiện có tới 191 quốc gia tham gia); Hiệp ước về hạn chế tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972 (hiệp ước ABM); Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Mỹ và Nga (hiệp ước START 1 ký năm 1990 và START mới ký năm 2010); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (hiệp ước CTBT ký năm 1995)… Số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí khủng khiếp này cũng dừng lại ở con số rất hạn chế. Quan trọng hơn cả, hiện nay phổ biến vũ khí hạt nhân được coi là một trong những nguy cơ có tính toàn cầu trong nhận thức của toàn bộ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực này rõ ràng là chưa đủ hóa giải nỗi lo Hiroshima. Ngày càng có nhiều quốc gia coi vũ khí hạt nhân như một phần của chiến lược chiến tranh, chứ không chỉ đơn thuần là biện pháp tự vệ hay răn đe.
Thả đèn lồng tưởng nhớ các nạn nhân bom nguyên tử trên sông Motoyasu ở Hiroshima ngày 6/8/2013. Ảnh: AFP-TTXVN
Những điểm nóng về hạt nhân chưa được giảm nhiệt, cung tình hình phức tạp và khó dự đoán bởi nhiên liệu hạt nhân bị phát tán, dẫn đến nguy cơ nguồn nhiên liệu nguy hiểm này có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố và tội phạm quốc tế.
Thang 3/2012, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ hai đươc tổ chức tại Hàn Quốc với sự tham gia của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ cua 50 quốc gia trên thế giới. Tại hội nghị, các đại biểu đã bàn về các biện pháp để tăng cường an ninh hạt nhân. Ủng hộ cách tiếp cận này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, đồng thời có trách nhiệm và đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm an toàn an ninh, an toàn hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy cho một Đông Nam A không có vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
Mục tiêu “Vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân”chỉ có thể trở thành hiện thực khi những nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân phải thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ bằng lời nói.
69 năm đã trôi qua, nhưng nhân loại vẫn không quên những nỗi đau mang tên Hiroshima và Nagasaki. Không đươc phep lăp lai tham hoa nay môt lân nưa la trach nhiêm cua chung ta hôm nay.
Theo Tin tức/Thông tin Tư liệu/TTXVN
Nhật tưởng niệm vụ Hiroshima bị ném bom nguyên tử
Sáng (6/8), hàng chục nghìn người Nhật đã tham dự một buổi lễ tại Hiroshima, tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng, trong thảm kịch thành phố này bị Mỹ ném bom nguyên tử 69 năm về trước.
Khoảng 45.000 người đã tham dự buổi lễ tại Hiroshima sáng 6/8
Các nạn nhân còn sống sót sau thảm kịch trên, người thân của những người đã thiệt mạng, thủ tướng Shinzo Abe cùng các quan chức chính phủ Nhật và các phái đoàn khách nước ngoài, trong đó có đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, đã dành một phút mặc niệm vào đúng 8 giờ 15 phút sáng giờ địa phương, thời điểm quả bom nguyên tử phát nổ trên bầu trời, biến Hiroshima thành biển lửa.
Trong bài phát biểu của mình, thị trưởng Hiroshima Kazumi Matsui đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo khắp thế giới tới thăm thành phố này, để trực tiếp chứng kiến những vết sẹo của bom nguyên tử còn hằn lại nơi đây.
"Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, xin hãy đáp lại lời kêu gọi bằng cách tới thăm các thành phố bị ném bom nguyên tử càng sớm càng tốt, để tận mắt thấy những gì đã xảy ra", ông Matsui nói. "Nếu làm vậy, các ngài sẽ bị thuyết phục rằng vũ khí hạt nhân là ác quỷ đích thực, và không được phép cho tồn tại thêm nữa".
Ước tính, 140.000 người đã thiệt mạng tính tới tháng 12/1945, sau khi một quả bom nguyên tử được một chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ có tên Enola Gay thả xuống Hiroshima hôm 6/8/1945.
Ba ngày sau thời khắc kinh hoàng trên, đến lượt thành phố cảng Nagasaki bị ném bom, khiến khoảng 70.000 người thiệt mạng. Đến ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh, chấm dứt chiến tranh.
Các nhà sử học đến nay vẫn tranh cãi về việc liệu 2 quả bom nguyên tử trên có phải là tác nhân thúc đẩy Nhật đầu hàng nhanh hơn hay không, và ngăn ngừa thêm thương vong có thể xảy ra nếu tiến hành đổ bộ trên đất liền như kế hoạch đã định.
Hai thành phố bị ném bom nêu trên từ lâu đã luôn đi đầu trong các hoạt động chống hạt nhân, với tuyên bố bom nguyên tử là "ác quỷ thực sự".
Rất nhiều nạn nhân còn sống sau vụ ném bom nguyên tử đã bày tỏ sự phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân vào cả mục đích dân sự lẫn quân sự, với dẫn chứng là hàng chục nghìn người đã bị thiệt mạng ngay tức khắc trong vụ ném bom tại Hiroshima, và thêm nhiều người khác thiệt mạng do các bệnh liên quan đến phóng xạ và ung thư sau đó.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP, AP
Người cuối cùng ném bom hạt nhân xuống Hiroshima qua đời Nhân chứng cuối cùng của Mỹ về vụ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima qua đời ở tuổi 93. Ngày 30/7, người lính Mỹ cuối cùng trên chiếc máy bay đã ném quả bom nguyên tử định mệnh xuống Hiroshima năm 1945 đã qua đời, để lại đằng sau những câu hỏi lớn về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới

Binh sĩ Nga "độn thổ", tìm cách đánh úp xuyên qua phòng tuyến Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng
Tin nổi bật
21:32:51 01/04/2025