6,8 tấn xoài tượng da xanh Sơn La đã được xuất khẩu đi Úc
Sáng 12.7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sơn La về tình hình tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La thông báo tin vui là 6,8 tấn xoài tượng da xanh của tỉnh Sơn La đã được xuất khẩu đi Úc; dự kiến trong tháng 7.2017 xuất khẩu 15 tấn và năm 2018 mở rộng xuất khẩu thêm sản phẩm nhãn quả sang các thị trường khác. Theo ông Chất, khi có thông tin xuất khẩu xoài sang Úc, giá xoài trên địa bàn đã được các thương lái thu mua với giá cao hơn 3.000 đồng. Hiện cả tỉnh Sơn La đang trồng 5.500ha xoài. Mặt hàng nhãn, bơ cũng có tiềm năng, lợi thế phát triển tốt trên địa bàn tỉnh Sơn La và có khả năng xuất khẩu đi các nước. Đến hết tháng 6/2017, tỉnh Sơn La có 35.628ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm là 4.154ha.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất phát biểu giới thiệu về tiêm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La.
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tỉnh Sơn La có 4 loại cây ăn quả chủ lực trong số 12 cây ăn quả chủ lực của cả nước, trong đó có bơ và xoài Yên Châu được đánh giá cao. Sơn La cần đầu tư cho việc liên kết, tiêu thụ và chế biến sâu trái cây. Để nâng cao giá trị sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, sản phẩm quả, tỉnh Sơn La đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét định hướng về quy hoạch phát triển sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các thị trường quốc tế giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025 theo quy hoạch của Bộ, đồng thời giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy Sơn La đã nêu một số kiến nghị của tỉnh như phí chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện còn thấp, phương thức chi trả chưa hợp lý nên việc thực hiện mang lại hiệu quả thấp. Lãnh đạo tỉnh Sơn La đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ cách thức giúp tỉnh sử dụng phí dịch vụ môi trường rừng để chuyển ủy thác cho vay qua Ngân hàng chính sách cho bà con trồng cây ăn quả trên vùng đất dốc thay thế cây ngô, cây sắn nhằm đem lại giá trị cao hơn. Về lĩnh vực thu hút đầu tư, Sơn La đang chuẩn bị thu hút đầu tư từ phía Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc về lĩnh vực điện mặt trời trên mặt hồ thủy điện….
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Sơn La vẫn là tỉnh nằm trong vùng khó khăn nhất của cả nước, có 5/12 huyện nghèo; 118 xã và 1.341 bản đặc biệt khó khăn, nhất là tại những dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình. Chính vì thế, lãnh đạo tỉnh Sơn La đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng ưu tiên và có cơ chế đặc thù cho các dự án tái định cư Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình; đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La thu hút các tập đoàn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến nông sản.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những kết quả tỉnh Sơn La đạt được trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt tỉnh đã có chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp. “Sơn La là một trong ít tỉnh thu hút được nhiều nhà đầu tư và hình thành được nhiều HTX nông nghiệp kiểu mới” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 43 doanh nghiệp và HTX với 86 sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận VietGAP về an toàn thực phẩm; 36 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “Sơn La không cần trồng nhiều cây mà phải làm ra tấm ra món, lựa chọn ít cây, con nhưng làm thành vùng lớn, quy hoạch gọn, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với du lịch”.
Video đang HOT
Nói về định hướng tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp Sơn La thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng tỉnh Sơn La cần chú trọng phát triển lâm nghiệp và có chiến lược bảo vệ rừng bền vững. Sơn La cần đầu tư vào lâm nghiệp, coi đây là lĩnh vực chủ công, tạo đột phá của Sơn La nói riêng cũng như các tỉnh Tây Bắc nói chung. Hiện nay, tỉnh Sơn La có 598.997ha rừng, độ che phủ đạt 42,49%; mục tiêu đến năm 2020 diện tích rừng của tỉnh đạt 702.799ha, độ che phủ đạt 50%. Diện tích rừng Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đồng bằng Bắc bộ, lưu vực sông Đà, sông Mã và các nhà máy thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình.
Cùng với lâm nghiệp, theo Bộ trưởng, chăn nuôi phải là một ngành chính trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La nhằm tận dụng nguồn cung cấp ngô tại với sản lượng khoảng 700.000 tấn có hiệu quả hơn, thay vì phải bán với giá rẻ như hiện nay. Những đối tượng chăn nuôi mà tỉnh Sơn La cần chú trọng là: bò (sữa, thịt), lợn (giống địa phương), dê… Việc phát triển chăn nuôi này cũng sẽ phù hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
Một lĩnh vực khác Sơn La cũng cần quan tâm phát triển là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với 25.000 ha diện tích mặt nước. Đối với các cây công nghiệp như cây cà phê và cây chè, Sơn La cần tập trung vào lĩnh vực chế biến, đi sâu vào sản xuất hữu cơ. Đối với cây ăn quả, tỉnh Sơn La cần rà soát quy hoạch lại vùng trồng một cách hợp lý, áp dụng công nghệ cao từ khâu giống đến quy trình sản xuất, thực hiện liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ… “Không cần trồng nhiều cây mà phải làm ra tấm ra món, lựa chọn ít cây, con nhưng làm thành vùng lớn, quy hoạch gọn, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với du lịch” – Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Theo Danviet
Ảnh: Mưa lũ vẫn đang hoành hành ở vùng cao Tây Bắc
Mưa lũ tiếp tục hoành hành tại một số tỉnh vùng cao Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La... gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai: Từ ngày 7.7 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra nhiều trận mưa to có những nơi mưa rất to, gây ra lũ quét, sạt lở nhiều nơi. Tuy chưa gây ra thương vong về người nhưng mưa lũ đã khiến 18 ngôi nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất, 10 nhà có nhiều vết nứt lớn; làm hư hại, phá hủy hơn 97 ha lúa, ngô, rau màu, gây thiệt hại nhiều công trình thủy lợi.
Sáng 12.7, trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, gây thiệt hại cho nhiều địa phương. Nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Lào Cai ngập sâu trong nước, như: Nhạc Sơn, Quang Minh, Châu Úy, ngã ba Đại lộ Trần Hưng Đạo giao với đường Lê Văn Thiêm và Quốc lộ 4E đoạn qua thành phố Lào Cai.
Đặc biệt, gần 1 tuần qua, mưa lũ đã gây ra nhiều vụ sạt lở lớn trên quốc lộ 4D, đe dọa tính mạng con người, phương tiện tham gia giao thông và làm ách tắc giao thông nhiều giờ.
Tại tỉnh Sơn La, mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 3 người dân ở huyện Mường La, huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên, gây ngập úng 165 ngôi nhà, 9 nhà bị sạt lở nền và phải di dời khẩn cấp, 7 nhà bị sạt lở ta luy, nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, hư hại nghiêm trọng... Ước con số thiệt hại đến chiều ngày 12.7 của Sơn La lên tới gần 10 tỷ đồng.
Nhà của một vài hộ dân bị nước ngập gây khó khăn cho sinh hoạt
Thiệt hại nặng nề nhất là 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu với số người chết lên tới 7 người (Điện Biên 2 người, Lai Châu 5 người). Con số thống kê thiệt hại ban đầu của 2 tỉnh cũng lên tới hơn 50 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng hướng dẫn bà con dọn dẹp và phân luồng giao thông trên Quốc lộ 4E (đoạn qua thành phố Lào Cai)
Bùn đất từ trên đồi tràn xuống phố Lê Thanh (đoạn qua phường Bắc Cường)
Sạt lở đất tại Quốc lộ 4D đi Lai Châu - Lào Cai
Mưa lũ tàn phá nhiều tuyến đường, công trình xây dựng ở Sơn La
Quốc lộ 12 tại tỉnh Điện Biên thường xuyên bị sạt lở đất nên rất nguy hiểm với người và phương tiện giao thông
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Cầm Bun Păn, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Sơn La - Thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh Sơn La, cho biết: "Ban chỉ huy PCTT&TKCN, lãnh đạo UBND các tỉnh, các huyện đã liên tục chỉ đạo nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại. Những chỉ đạo đó cần được báo chí, chính quyền tuyên truyền khẩn trương tới người dân cụ thể về những biện pháp phòng, tránh hiểm nguy cho người và vật nuôi cũng như các tài sản khác. Do mưa liên tục, đất đã ngấm no nước nên nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét rất lớn".
Theo Danviet
Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Sơn La phủ nhận thông tin sở hữu 'tòa lâu đài' Theo ông Hoàng Quốc Khánh, căn nhà được đưa trên mạng xã hội thuộc sở hữu của người em trai. Ngày 11/7, ông Hoàng Quốc Khánh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã bác bỏ thông tin trên mạng xã hội về việc ông sở hữu "tòa lâu đài" ở tiểu khu 2, thị trấn Yên Châu. Ông...