65.000 quân Kiev bóp nghẹt lực lượng ly khai?
Tình hình Ukraine đang căng thẳng đến nghẹt thở khi giao tranh bùng phát ác liệt một cách bất ngờ và bất thường. Có tin, Kiev hiện đang triển khai tới 65.000 quân ở miền đông Ukraine. Phải chăng chính quyền Kiev đang muốn dốc toàn lực, bao vây và bóp nghẹt lực lượng ly khai?
Ảnh minh hoạ
Dù thoả thuận ngừng bắn Minsk chính thức có hiệu lực từ hồi tháng 2, tình hình ở miền đông Ukraine (hay còn gọi là vùng Donbass) vẫn đang hết sức căng thẳng, nhất là trong những ngày gần đây khi có tin về những đợt triển khai quân rầm rộ, quy mô lớn của Kiev ở trong khu vực.
Trong một động thái rõ ràng là vi phạm thoả thuận ngừng bắn Minsk, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai vũ khí hạng nặng và một lực lượng lớn binh lính đến vùng chiến tuyến ở khu vực Donbass của Ukraine, báo chí Nga đưa tin.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội của Kiev và lực lượng ly khai đang có những cuộc đọ pháo ác liệt và dữ dội ở miền đông, trong đó có những khu vực gần thành phố Mariupol.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai số lượng lớn binh lính dọc vùng chiến tuyến, ước tính lên tới 65.000 binh lính và sĩ quan ở các cấp khác nhau. Con số này tương đương với khoảng từ 68 đến 70 tiểu đoàn.
Quân đội Ukraine đang chuyển hướng sang việc dùng các chiến thuật đánh theo nhóm tiểu đoàn, sắp xếp lại lực lượng sau thất bại ê chề ở Debaltsevo.
Video đang HOT
Những cuộc oanh kích tăng cường gần đây của quân Kiev nhằm vào ngôi làng Sartana ở ngoại ô thành phố Mariupol có thể được xem như là một nỗ lực nhằm rèn luyện và mài sắc khả năng tương tác giữa các nhóm tiểu đoàn trong lực lượng của Kiev.
Ngay lúc này, một số lữ đoàn quân đội Ukraine vẫn đang có mặt trên chiến tuyến, bao gồm Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 24 và Lữ đoàn Bộ Binh Cơ giới số 92. Đây là những đơn vị quân đội được trang bị 18 bệ phóng tên lửa Graa và các bệ phóng pháo tự đẩy cùng với 6 xe tăng, 10 xe bọc thép, 6 bích kích pháo, các súng phòng không cùng với hàng loạt vũ khí hạng nhẹ và vũ khí chống tăng khác.
Lực lượng tấn công trên không của quân đội Ukraine là Sư đoàn tinh nhuệ số 80.. Tuy nhiên, đơn vị này từng phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến gần sân bay Luhansk hồi năm ngoái.
Ở trên chiến trận còn có lữ đoàn số 122, lữ đoàn không quân di động số 95 và lữ đoàn số 25. Tất cả đều được trang bị xe bọc thép, trong đó có loại xe BTR-70.
Các nhóm chiến đấu ở Donbass còn bao gồm một loạt đơn vị cấp đại đội liên quan đến pháo binh, thuỷ quân lục chiến, xe tăng và lực lượng Bảo vệ Quốc gia cũng như các đơn vị đặc nhiệm của Bộ Nội vụ Ukraine.
Tất cả những lữ đoàn nói trên tạo thành một đội quân đông đảo lên tới 65.000 quân đang chiến đấu ở Donbass. Lực lượng này được trang bị hơn 400 xe tăng, khoảng 2.400 xe bọc thép, 132 bệ phóng tên lửa Grad và hơn 800 súng cối và súng thường.
Tình hình hiện nay ở miền đông Ukraine khiến người ta nhớ lại giai đoạn mùa thu năm ngoái khi khu vực này chứng kiến những cuộc đọ pháo vô cùng ác liệt giữa Kiev và quân ly khai với sự tập trung quân từ cả hai phía đối địch đều rất lớn.
Tuy nhiên, so với năm ngoái, tình hình ở vùng chiến tuyến Donbass vẫn còn ổn định hơn bất chấp những cuộc giao tranh bùng phát trong những ngày vừa rồi cũng như bất chấp thực tế là đang có sự dồn quân và vũ khí lớn đến khu vực.
Kiev và quân ly khai đang “đấu nhau” bằng vũ khí hạng nặng
Theo ông Alexander Hug – Phó trưởng đoàn giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), hôm qua cho biết, cả quân đội Ukraine lẫn lực lượng ly khai đều đang dồn vũ khí hạng nặng đến vùng chiến tuyến và đều đang dùng những thứ vũ khí này để giao tranh với nhau. Đây là những hành động vi phạm nghiêm trọng thoả thuận ngừng bắn Minsk.
Qua điều tra, phân tích những lỗ hổng lớn để lại ở khu vực Luhansk, các chuyên gia thấy rằng cả hai bên đối địch nhau trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine đều đang tiếp tục bắn phá nhau bằng các khẩu pháo có cỡ nòng 122mm và 152mm cũng như tên lửa Grad, ông Hug cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua.
Những vụ vi phạm thoả thuận ngừng bắn sẽ là vấn đề cấp bách nhất, đáng lo ngại nhất cần phải được giải quyết ngay lập tức trong cuộc họp của nhóm tiếp xúc ba bên diễn ra vào ngày 26/8 tới. Nếu không tìm được một giải pháp, cuộc chiến ở miền đông Ukraine có thể lan rộng và chắc chắn sẽ phá vỡ thoả thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế kỳ vọng nhất.
Một khi mọi thứ đổ vỡ, tình hình Ukraine nhiều khả năng sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Đến lúc này, việc đất nước Ukraine phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Đây là viễn cảnh mà không ai mong muốn.
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine bùng lên từ hồi tháng 4 năm ngoái đã cướp đi sinh mạng của gần 7.000 người và đẩy hơn 1,4 triệu người vào cảnh sống lay lắt, không nhà không cửa. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đây sẽ còn nghiêm trọng hơn, thảm khốc hơn nhiều nếu tình hình bạo lực không được ngăn chặn sớm.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Kiev kêu gọi Nga "đàm phán nghiêm túc" về tình hình miền đông Ukraine
Ngoại trưởng Ukraine, ông Pavlo Klimkin vừa kêu gọi Nga thực hiện "các cuộc đàm phán nghiêm túc" về việc ngừng bắn và bình ổn khu vực miền đông Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP của Mỹ vào ngày 1-8, Ngoại trưởng Pavlo Klimkin cáo buộc, quân đội và lực lượng đặc nhiệm Nga đang toàn quyền chỉ huy lực lượng li khai miền đông Ukraine. Những lời tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi lực lượng biên phòng Ukraine bắt giữ được một xe tải Nga chứa đầy vũ khí và được lái bởi một sĩ quan Nga.
Ngoại trưởng Ukraine, ông Pavlo Klimkin
Ông Klimkin cho biết, lực lượng li khai có thể chống cự tới thời điểm hiện tại chính là do Nga vẫn đang hỗ trợ vũ khí và binh lính từ những vùng biên giới chính phủ Kiev không thể kiểm soát. Ông đã kêu gọi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nên tìm cách tiếp cận được với mọi nơi ở Donetsk và Lugansk do hiện nay, tổ chức này mới chỉ bao quát được khoảng 50% khu vực.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc chưa đưa ra phản hồi cho các tuyên bố trên của Ngoại trưởng Ukraine. Tuy nhiên, từ lâu, Moscow luôn phủ nhận rằng, họ đã gửi binh lính và vũ khí đến cho lực lượng li khai miền đông Ukraine và đổ lỗi cho Kiev không chấp hành thoả thuận Minsk về việc trao quy chế đặc biệt, cũng như nối loại hoạt động kinh tế với 2 vùng Donetsk và Lugansk.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Klimkin nhận định rằng, Ukraine đã "đi vào con đường không thể quay đầu" kể từ khi cuộc biểu tình ở quảng trường Maidan tại thủ đô Kiev vào tháng 11-2013 nổ ra, dẫn đến sự sụp đổ của một chính quyền thân Nga.
Hiện nay Ukraine đã cam kết tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế lớn, nhằm thoát khỏi hoàn toàn sự phục thuộc vào Nga và hướng tới mục tiêu lớn hơn là trở thành "một phần của gia đình EU".
Theo_An ninh thủ đô
Putin: Giải quyết xung đột Ukraine phụ thuộc vào Kiev Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ khả năng tác động hòa giải đến phe ly khai Ukraine, nhưng điều này còn tùy thuộc vào chính quyền Kiev. RT dẫn lời ông Putin trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Moscow ngày 10/5: "Cơ hội thành công trong thỏa thuận hòa bình ở Ukraine còn tùy thuộc vào chính...