6,5 triệu đô la Mỹ giúp ngư dân Việt Nam
Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu đô la Mỹ hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 140 cộng đồng ngư dân nghèo ở 8 tỉnh trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven biển…
Ảnh minh họa
Ban Giám đốc Ðiều hành Nhóm Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu đô la Mỹ cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.
Nguồn viện trợ này đến từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) – một quỹ tín thác do Ngân hàng Thế giới quản lý nhằm hỗ trợ giải quyết sáu lĩnh vực môi trường quan trọng: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, vùng biển quốc tế, suy giảm ô zôn, suy thoái đất và ô nhiễm hữu cơ kéo dài.
Video đang HOT
Dự án ban đầu (với 100 triệu đô la Mỹ từ tín dụng IDA) được Ngân hàng Thế giới phê duyệt ngày 10/5/2012 gồm 4 hợp phần: tăng cường năng lực thể chế để quản lý thủy sản bền vững thực hành nuôi trồng thủy sản tốt quản lý bền vững nghề đánh bắt thủy sản gần bờ quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Dự án được triển khai tại tám tỉnh gồm: Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Ðịnh, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa.
Khoản viện trợ bổ sung từ GEF sẽ tài trợ quy hoaạh liên ngành cho các khu vực ven biển và đồng quản lý khai thác thủy sản gần bờ. Khoản viện trợ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 140 cộng đồng ngư dân nghèo ở 8 tỉnh trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven biển, qua đó đóng góp vào mục tiêu tãng cường quản lý bền vững nghề cá ven biển trong vùng dự án.
Theo vietbao
Triều Tiên bị tố 'hô biến' đô la giả thành đô la thật
Theo người này, một Đại sứ quán Triều Tiên ở Đông Âu đã tạo ra 30 triệu đô la bằng cách trao đổi tiền giả mỗi năm.
Một trong các nhiệm vụ chính của các nhà ngoại giao Triều Tiên là biến những đồng đô la giả thành thật và gửi chúng về nước - một nhà cựu ngoại giao Triều Tiên, người đã đào thoát sang Hàn Quốc năm 2011, tiết lộ với tờ Chosun hôm 14/3.
(Ảnh minh họa).
Theo người này, một Đại sứ quán Triều Tiên ở Đông Âu đã tạo ra 30 triệu USD bằng cách trao đổi tiền giả mỗi năm. Triều Tiên có thể đã in những đồng đô la giả chất lượng cao mệnh giá 100 USD và yêu cầu các Đại sứ quán tham gia vào hoạt động rửa tiền.
Những tờ tiền giả được phân phối vào một khoảng thời gian nhất định hàng năm bằng máy bay hoặc tàu - nguồn tin cho biết.
Một nhân viên làm việc tại Đại sứ quán sẽ tới một ngôi nhà an toàn và mang đi một hộp tiền. Sau đó, nhân viên Đại sứ quán buộc tiền lại thành các cọc 10.000 USD và đi du lịch tới các thành phố lớn của quốc gia đó để trao đổi - nguồn tin trên nói thêm.
Đôi khi họ cũng bị bắt, nhưng Triều Tiên đã cẩn thận nghiên cứu kỹ các loại hình phạt liên quan tới hoạt động này ở các quốc gia khác nhau rồi truyền lại cho các nhà ngoại giao, yêu cầu họ không được trao đổi quá nhiều tiền giả một lúc.
Tiền giả cũng có thể được đổi sang tiền tệ của quốc gia chủ nhà và sau đó lại được đổi sang đô la Mỹ để gửi trở về Triều Tiên.
Ngoài ra, các nhà ngoại giao không ở lại quá lâu một thành phố, nơi họ trao đổi tiền giả thành thật. "Họ có thể bị bắt nếu ở lại quá một tuần tại một địa điểm cụ thể", một cựu nhân viên ngoại giao Triều Tiên nói.
Theo người này, các nhà ngoại giao Triều Tiên thường xuyên sử dụng các sòng bạc rửa tiền. Họ cũng sử dụng tiền giả để mua quà tặng trị giá hàng triệu đô la gửi về nước mỗi năm.
"Theo kinh nghiệm của tôi, mức an toàn là trộn lẫn đô la giả và thật với tỷ lệ 7-3", nguồn tin nói.
Trước đó đã xuất hiện thông tin cho rằng hiện Triều Tiên đang sở hữu loại máy in tiền rất hiếm giống hệt máy in tiền của Mỹ và có khả năng sản xuất ra những đồng đô la giả giống y như thật.
Theo soha
Người dùng mất 22 tỷ USD từ việc sử dụng phần mềm không bản quyền Mới đây, nghiên cứu toàn cầu mới do IDC thực hiện cho Microsoft về tác động của mã độc trong các phần mềm vi phạm bản quyền, chỉ ra rằng nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không lường trước chiếm tới 33% với người tiêu dùng và khoảng 3 trên 10 doanh nghiệp. Chi phí doanh nghiệp dùng để đối phó...