65 năm ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi
Lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi (25-10-1948/ 25-10-2013) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì do Nhà nước trao tặng đã được Huyện ủy, UBND huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng tổ chức vào sáng hôm qua, 24-10.
Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng đón nhận Huân chương độc lập hạng Nhì do Nhà nước trao tặng
Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm- Phó trưởng ban Ban tổ chức Trung ương Đảng, đồng chí Dương Anh Điền, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành và nhân dân trên địa bàn huyện.
Thủy Nguyên là miền đất có bề dày văn hóa, giữ vị trí quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố cảng Hải Phòng và vùng Đông Bắc duyên hải Bắc bộ. Nằm bên dòng Bạch Đằng giang, vùng đất này đã chứng kiến và góp phần cùng dân tộc lập nên những chiến công hiển hách, chôn vùi mộng xâm lăng của nhiều đạo quân xâm lược, tiêu biểu là cuộc chiến tiêu diệt quân Nam Hán năm 938 và Nguyên Mông năm 1288. Kế thừa truyền thống, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Thủy Nguyên là một trong những địa phương có nhiều phong trào kháng Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của đội quân Đốc Tít tại vùng Trại Sơn – Cù lao Hai Sông…
Video đang HOT
Năm 1948, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào thời kỳ cam go, quyết liệt. Ở Thủy Nguyên, địch thực hiện âm mưu bình định, lập một hệ thống đồn bốt và bộ máy tề ngụy, tạo vành đai trắng, mở nhiều cuộc tấn công đàn áp khủng bố, hòng phá vỡ cơ sở cách mạng của ta. Để đối phó với âm mưu này, Huyện ủy Thủy Nguyên khi đó đã đề ra chủ trương: “Tích cực lợi dụng hình thức công khai, kết hợp với hoạt động bí mật, bám sát quần chúng, bám sát địa bàn, để phục hồi và phát triển cơ sở, lấy lực lượng vũ trang làm áp lực, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ sở kháng chiến theo nguyên tắc bí mật và phương châm vết dầu loang”. Đêm 24 rạng ngày 25-10-1948 cuộc tổng phá tề chính thức bắt đầu. Nhân dân trong huyện nhất loạt đứng lên nổi dậy giải tán các ban tề, tước vũ khí của lính bảo an, bao vây, tiến công đồn địch. Cuộc tổng phá tề bằng vũ trang kết hợp với quần chúng nổi dậy cùng lúc trong toàn huyện làm cho địch hết sức bất ngờ, hoang mang. Bộ máy tề ngụy và hệ thống bảo an bị xóa, nhiều lính bỏ ngũ. Lịch sử nhìn nhận, cuộc nổi dậy “Tổng phá tề, trừ gian, tiến công đồn bốt địch giành quyền làm chủ trong những ngày cuối tháng 10-1948 có ý nghĩa rất lớn, là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Thủy Nguyên.
Phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang, trong công cuộc xây dựng và đổi mới, từ năm 1986 cho đến nay, Đảng bộ, quân và dân toàn huyện đã giành được nhiều thành tựu, tạo nên chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, diện mạo nông nghiệp nông thôn ngày càng khởi sắc, an sinh xã hội được chú trọng.
Quỳnh Vân
Theo ANTD
Ban Nội chính Trung ương hoạt động từ 1/2
Với hơn 80 nhân sự, Ban Nội chính sẽ hoạt động với chức năng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Còn hơn 30 người của Ban Kinh tế sẽ tham mưu chính sách về kinh tế - xã hội.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh.
Ảnh: VOV.
Ngày 31/1, Ban Nội chính trung ương tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng. Với hơn 80 nhân sự, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, kể từ ngày mai (1/2) - ngày Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực. Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính - thuộc Văn phòng trung ương - như quyết định của Bộ Chính trị đã đề ra, sẽ được triển khai sau đó.
Cùng thời gian, ngày 1/2, Ban Kinh tế Trung ương sẽ nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng), tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trước đó, để có thể xúc tiến các công việc, thủ tục hành chính chuẩn bị bước đầu về nhân sự, bộ máy cho hai ban này trong lúc hai tân trưởng ban đều đang kiêm nhiệm chức vụ khác (Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đang kiêm chức Bộ trưởng Tài chính), Ban Bí thư đã bổ nhiệm hai phó ban.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn (tiến sĩ luật) là khuôn mặt khá quen thuộc. Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ, tháng 12/2008 sang làm Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng. Còn Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Bùi Văn Thạch (tiến sĩ kinh tế) là gương mặt khá mới. Ông Thạch từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thư ký, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10/2008, ông được luân chuyển về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, đến cuối tháng 4/2012 trở về làm Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ông Tuấn và ông Thạch cho biết, các công việc chuẩn bị ban đầu để đưa hai ban vào hoạt động như khắc con dấu, mở tài khoản... đã cơ bản hoàn tất. Về cơ sở vật chất, trước mắt Ban Nội chính Trung ương sẽ sử dụng nơi làm việc của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Còn Ban Kinh tế Trung ương thì tiếp tục sử dụng trụ sở làm việc của hai vụ Kinh tế, Xã hội.
Chỉ đạo trực tiếp các công việc này, những ngày qua, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị tiếp nhận bộ máy, con người...
Theo các quyết định của Bộ Chính trị, lẽ ra các đề án về chuyển giao tổ chức, bộ máy, nhân sự phải hoàn thành trước. Nhưng do Ban Tổ chức Trung ương chưa xây dựng xong nên trước mắt cứ tiến hành chuyển giao cơ học. Sau đó, hai ban mới sẽ cùng Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại nhân sự, ban hành các quy chế làm việc nội bộ, đưa hai cơ quan mới này vào hoạt động quy củ.
Liên quan đến công tác tổ chức này, Bộ Chính trị sẽ sớm ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo mô hình mới, do Tổng Bí thư làm trưởng ban, kịp lúc Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực. Dự kiến, ngày 4/2 Ban Chỉ đạo mới sẽ ra mắt, họp phiên đầu tiên, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng.
Theo VNE
Dự thảo Hiến pháp đã thể hiện được khát vọng, hào khí nhân dân Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mới đã thể hiện được hào khí, khát vọng của nhân dân, đặc biệt là các quyền con người, quyền công dân. Sáng nay (23-10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết...