62% doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam sẽ ngưng hoạt động nếu dịch kéo dài
Theo Khảo sát về Sức khỏe doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam, được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV), 62% doanh nghiệp sẽ dừng hoạt động nếu tình hình không có sự cải thiện trong vòng 12 tháng tới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, trong vòng 8 tháng đầu năm 2021, có tới hơn 85 000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Nhận thức được sự gia tăng những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay, CCIFV đã tiến hành cuộc Khảo sát trong mạng lưới các doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam, bởi vốn đầu tư của công dân Pháp, nói chung, những doanh nghiệp này không có bất kỳ liên kết về vốn nào với chính phủ Pháp.
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 12 – 17/8 cho kết quả rằng hơn 50% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hoạt động của doanh nghiệp đang phải tạm dừng hoặc giảm ít nhất 80% trong 2 tháng qua.
Được biết, doanh nghiệp Pháp đang hoạt động phần lớn trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Gần 40% số doanh nghiệp này đã hoạt động tại Việt Nam nhiều hơn 10 năm. Kết quả của bản khảo sát đã tổng hợp những khó khăn chủ yếu mà các doanh nghiệp đang gặp phải tại thời điểm hiện tại. Nếu không có sự hỗ trợ nhanh chóng từ bên ngoài, nhiều công ty Pháp hiện đang đóng góp vào thặng dư thương mại của Việt Nam, sẽ buộc phải ngừng hoạt động trong những tháng tới, điều đó sẽ làm suy giảm cộng đồng doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
Dựa trên kết quả của Khảo sát, CCIFV sẽ tổng hợp và thông báo đến các cơ quan chức năng của Pháp và Việt Nam những khó khăn mà các doanh nghiệp Pháp đang gặp phải, cũng như những mong đợi của họ về chính sách giúp doanh nghiệp dần ổn định và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Video đang HOT
Quy định cụ thể tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định gồm 6 chương, 35 điều, có hiệu lực từ ngày 15/10/2021. Trong đó đã quy định cụ thể các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về nguyên tắc thực hiện hỗ trợ, Nghị định nêu rõ, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc đó là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước.
Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
Ngoài các nội dung hỗ trợ riêng theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa quy định chi tiết tại Nghị định này, các nội dung hỗ trợ chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị định này.
Nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP. (Ảnh minh hoạ)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hưởng các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Chương IV và các nội dung hỗ trợ khác không trùng lặp quy định tại Chương III Nghị định này.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở năng lực thực hiện, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện.
Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định quy định: Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Đề xuất điều chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh đa cấp Theo tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này vừa tập hợp ý kiến của đại diện Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng này cùng một số chuyên gia, luật sư để góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...