62 chốt kiểm dịch tại TP.HCM vẫn hoạt động sau ngày 22/4
Sau khi được Thủ tướng đồng thuận và xếp vào nhóm các tỉnh thành có nguy cơ lây, Công an TP.HCM cho hay 62 chốt, trạm kiểm dịch trên địa bàn vẫn tiếp tục hoạt động.
Trao đổi với Zing tối 22/4, thượng tá Thái Thanh Xuân, Trường phòng Tham mưu – Công an TP.HCM, cho biết 62 chốt, trạm kiểm dịch trên địa bàn vẫn tiếp tục hoạt động sau 0h ngày 23/4.
“Đến nay, thành phố chưa có chỉ đạo mới về việc dừng hoạt động các chốt, trạm kiểm dịch. Lực lượng chức năng tiếp tục việc đo thân nhiệt, kiểm tra y tế đối với người điều khiển phương tiện cho đến khi có chỉ đạo mới”, thượng tá Xuân nói.
Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho hay theo quy chế và phương án TP.HCM ban hành, chốt kiểm dịch không lấy thông tin và kiểm tra tất cả phương tiện trên đường. Những trường hợp có biểu hiện hoặc có khả năng gây nguy hiểm sẽ được lực lượng công an dừng xe kiểm tra thân nhiệt.
62 chốt kiểm dịch được đặt tại khu cửa ngõ TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.
Từ ngày 5/4, Công an TP.HCM đã phối hợp Sở Y tế, Sở GTVT, Bộ tư lệnh, Ban quản lý an toàn thực phẩm, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan, tổ chức 62 chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 (16 chốt chính, 46 chốt phụ).
Video đang HOT
Trong đó, 1.400 chiến sĩ Công an TP.HCM, hơn 1.300 cán bộ thuộc các ban, ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cả ngày tại 62 chốt, trạm kiểm dịch trên địa bàn.
Cũng trong chiều 22/4, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục dừng hoạt động các xe liên tỉnh tới ngày 3/5; xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ được phép hoạt động trở lại sau ngày 22/4.
Phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 22/4, ông Lê Thanh Liêm (Phó chủ tịch UBND TP) cho hay sau buổi họp Thường trực Chính phủ vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận thành phố nằm trong nhóm có nguy cơ.
Như vậy, từ 23/4, TP.HCM thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 15 thay vì cách ly xã hội như Chỉ thị 16.
Tính đến ngày 22/4, Việt Nam có 268 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%, 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 67.022. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 358, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 48.401.
TP.HCM hiện ghi nhận 55 ca mắc Covid-19, trong đó 52 người đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Khu cách ly tập trung của TP.HCM đang theo dõi, giám sát sức khỏe 36 người. Khu cách ly thuộc quản lý các quận huyện còn 16 người cần theo dõi, 160 trường hợp đang thực hiện cách ly tại nhà.
Quang Huy
Hà Nội đề xuất Thủ tướng nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 22/4
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Ngô Văn Quý đề xuất với Thủ tướng, đến ngày 22/4, nếu Hà Nội không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch T.Ư có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô.
Chiều 20/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương để nghe báo cáo tình hình và tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Báo cáo Thủ tướng về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, tại ổ dịch Hạ Lôi, huyện Mê Linh, TP đã tiếp tục khoanh vùng cách ly thôn Hạ Lôi theo quy định. TP cũng đã tiến hành xét 12.673 người ở xã Mê Linh; phát hiện 5 ca dương tính (từ trước tuần trước); 12.668 người âm tính.
Các trường hợp tiếp xúc gần F1 có 734 trường hợp tại ổ dịch Hạ Lôi, chỉ có 7 ca dương tính ở giai đoạn trước và 727 âm tính hiện nay đã cách ly tại các cơ sở tập trung theo đúng quy định; 1.793 người liên quan đến chợ hoa Mê Linh đến thời điểm hiện nay đều âm tính.
Về ổ dịch tại thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội, đến nay 50 trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính; 1.196 người trong tâm ổ dịch cũng có xét nghiệm âm tính...
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý báo cáo tại cuộc họp.
Trong 2 ngày qua, Hà Nội cũng tổ chức lấy 1.064 mẫu là các trường hợp tiểu thương kinh doanh tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn TP và tất cả các mẫu này đều có kết quả âm tính.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội khẳng định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát tốt; nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng đã giảm dần...
Đáng chú ý, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội đề xuất với Thủ tướng, đến ngày 22/4, nếu không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch T.Ư có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô; các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể về việc đảm bảo an toàn tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, công trường, các loại hình kinh doanh khác được hoạt động để tại các địa phương thống nhất triển khai thực hiện.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề xuất tương tự như TP.Hà Nội và kiến nghị Thủ tướng sớm có chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của các bộ ngành cũng đồng tình với việc giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP.HCM và tùy tình hình thực thế để gỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách mạnh mẽ trên tinh thần không chủ quan nhưng cũng sẵn sàng để phục hồi sản xuất kinh doanh...
Không có chuyện tạm ngừng giao dịch thị trường chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định chưa có ý tưởng, cũng như chưa chỉ đạo nào về việc tạm dừng giao dịch thị trường chứng khoán, thị trường vẫn hoạt động bình thường. Đây là nội dung được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng khẳng định sau khi xuất hiện một số thông tin cho...