61% khách chưa sẵn sàng du lịch đến khi có vaccine
Sức ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch thay đổi ngành du lịch mãi mãi, từ tâm lý, hành vi đến thói quen của du khách toàn cầu.
Báo cáo mới công bố dữ liệu và nghiên cứu từ một khảo sát toàn cầu về Tương lai của Ngành du lịch do Booking.com thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện với 20.000 du khách từ 28 quốc gia, bao gồm 500 du khách từ Việt Nam, cùng với dữ liệu tìm kiếm chỗ nghỉ và đánh giá của du khách, tiết lộ những xu hướng định thói quen du lịch trong năm tới, và dự đoán tương lại ngành du lịch.
Theo đó, trên một nửa du khách (61%) cho biết sẽ cảm thấy không thoải mái khi đi du lịch cho đến khi có vaccine hoặc phương pháp điều trị Covid-19. Trong khi 65% hào hứng khi được đi du lịch lại sau khi kết thúc giãn cách, 53% sẽ lên kế hoạch chuyến đi để bù cho một dịp kỷ niệm đã phải bỏ lỡ do đại dịch.
Du khách cũng cho biết có kế hoạch thực hiện một số chuyến đi trong nước và nước ngoài như trước khi có đại dịch (3/2019 – 3/2020) trong 12 tháng, sau khi các lệnh hạn chế đi lại được gỡ bỏ ở quốc gia sở tại.
76% du khách quan tâm đến giá cả hơn khi tìm kiếm và lên kế hoạch cho chuyến đi trong tương lai, trong khi 67% có xu hướng săn lùng các chương trình khuyến mại và cơ hội tiết kiệm – những hành vi được dự đoán kéo dài nhiều năm tới.
Dù 74% du khách muốn hỗ trợ ngành du lịch phục hồi, khách du lịch cũng mong đợi nhiều hơn từ ngành du lịch về mặt chi phí, ví dụ như: các nền tảng đặt phòng tăng cường tính minh bạch về chính sách hủy, quy trình hoàn tiền và các lựa chọn bảo hiểm cho chuyến đi; các hãng hàng không cần phải cung cấp vé linh hoạt hơn; ưu tiên chỗ nghỉ có chính sách hoàn tiền hơn; linh hoạt đổi ngày mà không phải trả phụ phí…
Khi du khách đang tìm cách thích nghi với bối cảnh dịch bệnh, những chuyến đi gần được ưa chuộng hơn vì dễ thực hiện, an toàn và thường bền vững hơn. Trong tương lai, du lịch gần nhà và các trải nghiệm quen thuộc sẽ được ưu tiên hơn so với khám phá những điểm đến mới lạ. 57% du khách vẫn có kế hoạch du lịch trong nước trong trung hạn (7-12 tháng tới), trong khi 48% du khách cũng có dự định tương tự trong dài hạn (trên một năm).
Video đang HOT
Khi nhắc đến du lịch tại địa phương, 46% du khách dự định khám phá một điểm đến mới ngay tại khu vực hoặc quốc gia nơi họ sinh sống; 44% du khách sẽ dành thời gian để tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên của quê hương, trong khi đó có 54% du khách dự định ghé lại nơi mà họ đã từng đến, bất kể là trong nước hay nước ngoài vì trải nghiệm thân quen ở nơi đó.
Trong bối cảnh “bình thường mới”, du khách cũng sẽ ưu tiên và tuân thủ các biện pháp tăng cường về an toàn và sức khỏe. Tại Việt Nam, 77% khách du lịch sẽ chấp nhận đi du lịch tới các điểm đến có các chốt kiểm tra sức khỏe nhanh khi đến; 75% sẽ đặt một chỗ nghỉ cụ thể nếu ở đó có các chính sách đảm bảo vệ sinh và sức khỏe rõ ràng. Trong khi đó 80% khách du lịch toàn cầu thích các chỗ nghỉ có cung cấp sản phẩm kháng khuẩn và khử trùng; 72% mong đợi điểm du lịch có các điều chỉnh để thích ứng với việc giãn cách xã hội; 76% sẽ chấp nhận đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Đeo khẩu trang nơi công cộng đã trở thành quy định tại nhiều nơi trên thế giới trong Covid-19. Ảnh: Kimimasa Mayama/EPA
Chính phủ các nước, các hiệp hội du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải làm việc chặt chẽ để thiết lập các tiêu chuẩn nhất quán, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Trước những kỳ vọng đang ngày càng tăng cao của du khách, một số điểm đến và doanh nghiệp sẽ phải cố gắng nhiều hơn để lấy lại niềm tin từ họ.
Trong ngắn hạn, chúng ta cũng sẽ thấy có sự thay đổi liên quan đến lựa chọn phương tiện đi lại, với một nửa du khách (50%) không chọn phương tiện công cộng vì sợ bị nhiễm Covid-19. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn đến thay đổi trong phương tiện hành khách lựa chọn để đi tới điểm đến cũng như đi lại trong kỳ nghỉ, khi nhiều người lựa chọn thuê xe hoặc tự lái xe riêng.
Với hơn một nửa du khách (59%) muốn du lịch bền vững hơn trong tương lai, chúng ta sẽ thấy mọi người có ý thức cao hơn về môi trường trong năm 2021 và những năm sau đó, như cách mà đại dịch đã và đang nâng cao nhận thức về tác động của con người lên môi trường.
81% du khách hy vọng rằng ngành du lịch có thể đưa ra thêm nhiều lựa chọn du lịch bền vững, từ đó du khách sẽ chọn các điểm đến thay thế để tránh đi du lịch vào mùa cao điểm (54%) và các khu vực quá đông khách (42%). Mong muốn này cho thấy các điểm đến sẽ cần phải điều chỉnh biện pháp quản lý đám đông mới, thông minh hơn để giúp du khách an tâm. Bên cạnh đó, tác động của virus còn truyền cảm hứng khiến mọi người không chỉ chú trọng bảo vệ bản thân mà còn biết quan tâm tới nơi mà họ đến.
Khoảng thời gian ở nhà cùng người thân trong Covid-19 dần thay đổi các ưu tiên khi đi du lịch của du khách và khơi gợi mong muốn tận hưởng thiên nhiên nhiều hơn. Ảnh: Chày Lập Farmstay
Trong năm 2021 và cả những năm sau, con người sẽ dần học cách chấp nhận những hậu quả do đại dịch gây ra, du khách cũng sẽ cởi mở đón nhận những cách trải nghiệm thế giới mới và dễ dàng hơn. Trên hai phần ba (73%) khách du lịch thích các trải nghiệm đơn giản hơn như dành thời gian ở ngoài trời hoặc đi nghỉ cùng gia đình và 63% tìm kiếm những trải nghiệm nơi vùng quê, ít được biết tới hơn để hòa mình với khí trời. Trước đòi hỏi cao hơn về sự riêng tư, không gian và khả năng kiểm soát đối với việc vệ sinh và dọn dẹp, không ngạc nhiên khi du khách muốn đặt chỗ nghỉ thoải mái như ở nhà.
Du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr: Hướng đi bền vững
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định về việc công nhận điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr thuộc Thôn Đút 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Du khách tham quan khu du lịch.
Theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr đạt 3/3 điều kiện công nhận điểm du lịch gồm: Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực; Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
Điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr cách thành phố Huế hơn 60km và cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía Đông Bắc. Làng A Nôr là loại hình du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cùng với trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc. Nằm cách ngôi làng không xa là thác A Nôr với ba dòng thác có độ cao khác nhau, còn giữ nguyên nét hoang sơ thích hợp cho du khách đến tắm suối, khám phá núi rừng và nghỉ mát dịp cuối tuần.
Để phục vụ cho hoạt động du lịch, làng A Nôr đã có 4 hộ kinh doanh homestay, quy mô đón hơn 30 khách lưu trú qua đêm. Tại những homestay này, du khách được phục vụ các món ăn truyền thống của địa phương, nghe biểu diễn múa hát... Tại khu vực xung quanh thác cũng có 24 sạp phục vụ ăn uống cho khách tham quan, tắm suối. Có đường truyền cung cấp wifi miễn phí cho khách du lịch tại các homestay.
Trải nghiệm làm bánh tại làng A Nôr.
Đến với làng A Nôr, du khách sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ miền sơn cước. Có thể đi thác và tắm suối mát lành, nghỉ homestay không cần điều hòa và ăn các món đặc sản địa phương... Ngoài thay mới con đường bê tông vào thẳng đến thác, làng du lịch cộng đồng A Nôr từ đầu năm 2020 đến nay có nhiều trải nghiệm mới. Du khách có thể trải nghiệm 1 ngày làm người Pa Cô, gội đầu với dược liệu của bà con Pa Cô, chăm sóc răng miệng bằng thảo dược, trải nghiệm cùng nghệ nhân làm thủ công mỹ nghệ, trải nghiệm chế biến và thưởng thức ẩm thực trong không gian yên bình hòa quyện những lời ca tiếng hát. Và đặc biệt hơn cả, là khoảng thời gian yên bình các bạn có thể thong dong đi bằng xe đạp từ làng đến thác A Nôr.
Bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian và tục xưa của đồng bào người Pa Cô, những người làm du lịch tại A Nôr đã vận dụng vào làm du lịch. Từ ngày xưa, một số người Pa Cô đã có thói quen hái quả bồ kết rừng, mọc ở những đồi xa rồi lấy búa đập vỏ nấu nước gội đầu. Hương bồ kết rừng thơm, gội đầu lại mượt và đen tóc. Còn hễ đau răng, họ lại đi rừng hái lá K Cher (một loại lá có lông), nấu nước xông răng, vừa diệt sâu răng, vừa làm sạch miệng.
Người dân giờ đây chẳng mấy ai dùng cách xưa, vì mất công trong khi dầu gội đều có bán sẵn với nhiều loại, hương liệu khác nhau. Nhưng khi đưa vào du lịch, cả khách tây lẫn ta đều rất ưa thích dịch vụ này. Các du khách khi trải nghiệm dịch vụ gội đầu, xông răng... đều cảm thấy tinh thần thoải mái. Trải nghiệm "tắm thác - gội đầu - xông răng" ở A Nôr như một combo mà khách có thể tùy ý lựa chọn thử nghiệm. Dưới con thác hùng vĩ, khách dễ dàng cảm nhận được "hơi thở" trong veo của đại ngàn khi đắm mình dưới dòng thác, sau đó tựa đầu bên bờ suối và được chính các sơn nữ - những người làm du lịch cộng đồng nơi đây gội đầu bằng nước quả bồ kết rừng. Hoặc nếu đang có những khó chịu răng miệng, có thể thử cách chữa bệnh bằng dân gian mà ngày xưa các già làng đã truyền lại kinh nghiệm.
Dịch vụ gội đầu tại thác A Nôr.
Nhiều người từng tới đây du lịch tâm sự rằng, làng A Nôr hiện vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, bản tính người dân tộc luôn hiện hữu bằng sự chân chất, thật thà. Dù phải băng rừng, tìm những đồi xa để hái lá, quả làm nguyên liệu gội đầu - xông răng, nhưng giá dịch vụ lại không quá cao. Được biết, nếu du khách không đi theo tour tuyến của các công ty lữ hành du lịch, thì khi sử dụng giá dịch vụ xông răng chỉ 20.000 đồng/người và gội đầu 30.000 đồng/người.
A Lưới đang thúc đẩy phát triển du lịch, mà làng du lịch cộng đồng A Nôr như một điểm đến hàng đầu được đầu tư. Ấn tượng là hướng phát triển du lịch lại dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững. Cũng như cách mà họ hái lá, quả rừng để làm một sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng. Tất cả dựa vào tính truyền thống và kinh nghiệm dân gian được người xưa đúc kết.
Được biết, mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã trực tiếp khảo sát làng du lịch cộng đồng A Nôr. Với những kết quả phát triển du lịch cộng đồng, làng A Nôr được Hội đồng thi đua của Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Thành quả trên nhờ những nỗ lực của huyện trong thời gian qua về việc đầu tư một mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả.
Để mô hình tiếp tục hoạt động tốt, trong văn bản ban hành Quyết định về việc công nhận điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho đơn vị quản lý điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật có liên quan. Các Sở, ngành Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Giao thông Vận tải, UBND huyện A Lưới có trách nhiệm hướng dẫn UBND xã Hồng Kim tổ chức quản lý, khai thác, phát triển đối với điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững.
Du lịch bền vững câu chuyện thực tế từ những người làm du lịch Khái niệm 'du lịch xanh', 'du lịch bền vững' bỗng chốc được nhắc đến nhiều hơn vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên từ rất lâu trước đó, đã có những doanh nghiệp du lịch từng bước kiến tạo hành trình du lịch bền vững, bằng những hành động thiết thực, một cách bền bỉ, âm thầm. Nghĩ xanh và làm xanh Nhiều năm...