61 học sinh tiểu học ở TP HCM nhập viện sau bữa ăn trưa
Các học sinh của trường trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, Quận 12 nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Sáng 6/4, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn (Quận 12, TP HCM) cho biết, số học sinh của trường Tiểu học Nguyễn Thị Định ở trên địa bàn nhập viện nghi do ngộ độc thức ăn từ hôm 5/4 đến nay đã tăng lên 61 học sinh.
Như tin VOV đã đưa, từ chiều 5/4, liên tục các học sinh của trường trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, Quận 12 nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Video đang HOT
Các học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thức ăn
Đến đêm 5/4, đã có hơn 30 học sinh được cấp cứu. Các bệnh nhi đã được xử lý và điều trị theo phác đồ ngộ độc thực phẩm. Sáng nay, Bác sĩ Cao Hùng Phú, Giám đốc Điều hành Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, số bệnh nhi đã tăng lên 61 học sinh. Các bác sĩ vẫn đang điều trị cho trẻ và tiếp tục lấy dịch ói, phân để xét nghiệm độc chất.
Theo lời kể của chị Lê Thị Thanh Hương, phụ huynh bé Nguyễn Lê Linh Đan, học sinh lớp 4/2, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định thì vào trưa hôm qua (5/4), các học sinh bán trú được cho ăn món cà ri bò kho bánh mì. Tuy nhiên, sau khi ngủ trưa dậy, bé cảm thấy đau bụng và nôn ói liên tục đến 4 lần nên cô giáo đã thông báo cho phụ huynh chở học sinh đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, bé tiếp tục ói và đi cầu phân lỏng, được các bác sĩ cho thuốc và làm các xét nghiệm. Tình hình sức khỏe bé hiện đã ổn định. Chị Hương cho hay ban giám hiệu đã đến hỏi thăm các bé và cho biết sẽ lo toàn bộ chi phí viện phí.
Còn phụ huynh Hồ Tấn Phú có con sáng 6/4 nhập viện cấp cứu cho biết: “Xóm tôi hôm qua có mấy người đưa con đi bệnh viện. Còn con tôi thì nó cũng mệt, không đến nỗi nào nên tôi để ở nhà. Đêm thì nó bị ói mửa, sáng ra tôi đưa lên bệnh viện thì tôi thấy nhiều trẻ cấp cứu giống vậy”./.
Theo VOV
Kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú và sữa học đường
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 1178/KH-SYT về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú trường học và kiểm soát sữa học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.
Ảnh minh họa: Giáo dục và Thời đại
Theo đó, Sở Y tế sẽ thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tuyến thành phố; các quận, huyện, thị xã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tuyến địa phương và nhà trường thành lập tổ tự kiểm tra, giám sát của nhà trường (có sự tham gia của ban phụ huynh học sinh).
Nội dung công tác kiểm tra, giám sát sẽ tập trung kiểm soát sữa học đường, bếp ăn tập thể, căng tin, các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn cho trường học. Việc kiểm tra suất ăn sẵn, sữa học đường sẽ được tiến hành đột xuất, lựa chọn ngẫu nhiên đơn vị kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, các đoàn kiểm tra, giám sát sẽ tiến hành lấy mẫu sữa, thực phẩm để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Từ đó, cảnh báo sớm các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao và lây truyền bệnh.
Cùng với việc kiểm tra, cơ quan chức năng còn tăng cường tổ chức truyền thông về sự cần thiết và ý nghĩa của chương trình sữa học đường, tập huấn nâng cao kiến thức, thực hành bảo đảm an toàn thực phẩm cho ban giám hiệu, giáo viên, người quản lý bếp ăn, đơn vị cung cấp nguyên liệu, suất ăn, người trực tiếp sơ chế, chế biến phục vụ tại bếp ăn và hội cha mẹ học sinh.
Theo Hà Nội Mới
Góc nhìn đại biểu: Cần siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong trường học Vừa qua, các vụ việc mất ATTP trong trường học liên tiếp xảy ra. Gần đây nhất, vụ hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh do nghi vấn nguồn thực phẩm không đảm bảo đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Những thiệt hại do mất ATTP trong trường học là vô cùng nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu...