60.000 USD để bảo tồn voi Đắk Lắk được Tổ chức Động vật châu Á tài trợ
Thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Bảo tồn voi Việt Nam tại Đắk Lắk trong giai đoạn 2019-2021, được ký kết vào chiều 11/1, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) và UBND tỉnh Đắk Lắk.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk và đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam ký kết thỏa thuận. Ảnh TTXVN
Hai bên thống nhất về việc Tổ chức Động vật châu Á tài trợ cho Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk kinh phí 60.000 USD (bao gồm hiện vật và chuyên gia) để bảo tồn voi trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2021.
Dự án được thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực chăm sóc, bảo tồn voi cho Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn các loài động vật và phúc lợi động vật.
Trước đó, vào tháng 7/2018, Tổ chức Động vật châu Á đã hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk thực hiện Dự án chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn, kinh phí 65.000 USD, trong thời gian 5 năm. Dự án này được thực hiện nhằm chấm dứt hoạt động du lịch cưỡi voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn. Đây là mô hình du lịch thân thiện với voi đầu tiên tại Việt Nam, nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ cộng đồng, đặc biệt là khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
Hà An (T/h)
Theo Moitruong.net.vn
Những 'bảo mẫu' của voi rừng ở Buôn Đôn
Suốt 3 năm qua, những nhân viên của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk thay phiên nhau bảo vệ và chăm sóc hai voi con rừng.
Video đang HOT
Giữa rừng khộp của Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn), những nhân viên của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho voi.
Trung tâm bảo tồn voi hiện có 19 cán bộ nhân viên, trong đó có 5 người chuyên trách chăm sóc y tế, nuôi dưỡng voi. Đây được xem là bệnh viện voi lớn nhất Tây Nguyên cũng như cả nước.
Ngoài việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho 45 con voi nhà trên địa bàn tỉnh, trong khuôn viên 200 ha của trung tâm còn đang nuôi dưỡng hai cá thể voi rừng được giải cứu từ năm 2015. Đó là voi Jun (7 tuổi) và Gold (3 tuổi).
Ngày làm việc ở trung tâm bắt đầu từ 7h. Các nhân viên sẽ kiểm tra hệ thống hàng rào điện, vệ sinh chuồng trại, kiểm tra phân của hai con voi.
Theo các nhân viên, việc kiểm tra phân sẽ giúp phát hiện được những dấu hiệu bất thường sức khoẻ của voi, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
Anh Cao Xuân Ninh tắm cho voi Gold trước khi cho nó ăn sáng. "Con Gold này nghịch lắm, như đứa trẻ. Hai năm trước nó được chúng tôi kéo lên khỏi một cái giếng giữa rừng, khi nó mới khoảng 2 tháng tuổi, còn đang bú sữa mẹ. Chúng tôi phải pha sữa bột, nước dừa và nước cơm trong bình để nó bú", anh kể.
Mỗi ngày, để đảm bảo khẩu phần ăn cho hai con voi, các "bảo mẫu" phải cắt trên 50 kg cỏ và mua thêm chuối, khoai lang, dưa leo.
Anh Cao Đăng Quang cho hay, do voi không được sống hoàn toàn trong môi trường hoang dã nên các anh phải tìm mọi cách để bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu cho chúng.
Chăm sóc vết thương cho voi Jun là công việc quan trọng của các bác sĩ voi tại đây. Jun bị thương nặng ở chân và vòi do dính phải bẫy thú và được các nhân viên cứu hộ đưa về chăm sóc vào năm 2015. Sau khi trải qua hai cuộc phẫu thuật, con voi này hàng ngày được ngâm thuốc, làm móng, vệ sinh vết thương để tránh hoại tử.
"Lúc mới đầu tiếp xúc với Jun, tôi còn sợ lắm vì nó to lớn và hung dữ. Sau này, tiếp xúc hàng ngày, nó ngoan ngoãn chịu đứng yên để mình cho ăn và chữa trị vết thương", anh Quang kể.
Anh Phan Phú, đội trưởng chăm sóc voi rừng dùng chiếc kèn để điều khiển voi. "Voi là loài rất thông minh, chúng có thể hiểu và phản xạ có điều kiện với những khẩu lệnh đơn giản", người gắn bó với công việc chăm sóc voi rừng từ những ngày đầu giải thích.
Theo anh Phú, việc giũa móng cho voi Jun hàng ngày để chân của nó không bị hư vì toàn bộ trọng lượng cơ thể của voi đều dồn hết vào chân.
Cùng với việc chăm sóc sức khỏe, các nhân viên còn kiêm việc huấn luyện cho voi rừng. Voi sẽ được tập các động tác đơn giản như nâng chân, nằm, quỳ gối... Toàn bộ quy trình huấn luyện sẽ được ghi hình để nhân viên xem lại và phân tích dữ liệu khi voi có biểu hiện bất thường.
Để voi rừng có môi trường hoang dã và tập cho voi tư duy, hàng ngày, các nhân viên còn dành thời gian "làm giàu cho voi" bằng các trò chơi giấu đồ ăn, treo đồ ăn trên cao để voi tìm kiếm.
Sau mỗi ca trực, các nhân viên sẽ ghi lại kết quả và báo cáo tình hình sức khỏe, biểu hiện của voi về ban giám đốc của trung tâm.
Các nhân viên của trung tâm cùng ngồi nghỉ ngơi và trao đổi nghiệp vụ sau một ngày làm việc.
Ông Nguyễn Công Chung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk cho biết, đều đặn hàng tháng, các nhân viên trung tâm còn được các chuyên gia và các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế tập huấn, trau dồi những kỹ năng chăm sóc, huấn luyện voi.
Theo Bảo Uyên - Thành Nguyễn (VnExpress)
Hàng loạt huyện nghèo ở Đắk Lắk "quên" trả chế độ cán bộ vùng sâu Chính sách phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Chính phủ nhằm giúp CBCCVC đặc biệt là các giáo viên ở khu vực vùng khó khăn an tâm công tác, tuy vậy ở Đắk Lắk, nhiều địa phương lại "quên" thực hiện chính sách này. Giáo viên tại các vùng sâu ở Đắk Lắk hiện còn nhiều khó...