60.000 người Trung Quốc biểu tình chống Nhật
Hàng chục nghìn người Trung Quốc hôm nay tổ chức biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp cả nước để phản đối Nhật Bản vì tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Cảnh sát Trung Quốc phải trang bị mũ sắt, dùi cui và khiên chắn để bảo vệ đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh trước cơn giận dữ của người biểu tình. Ảnh: AFP
Ước tính có đến 60.000 người tham gia biểu tình tại hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc. Những người này giận dữ tấn công các nhà hàng Nhật Bản và ô tô của Nhật sản xuất.
Tại Bắc Kinh, khoảng 2.000 người tập trung bên ngoài đại sứ quán Nhật, một số người ném đá, chai nhựa và muốn xông vào vào đại sứ quán khiến cảnh sát Trung Quốc phải dùng dùi cui và khiên chắn để can thiệp, AFP cho hay.
Video đang HOT
Cảnh sát phong tỏa nhiều con đường dẫn đến đại sứ quán Nhật và điều một trực thăng tới quan sát từ trên cao. Những cửa hàng Nhật Bản phải đóng cửa để đảm bảo an toàn. Tại Thượng Hải, cảnh sát cũng lập thành hàng rào bảo vệ bên ngoài lãnh sự quán Nhật và thu những khẩu hiệu quá khích của người biểu tình.
Trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc xuất hiện nhiều bức ảnh người biểu tình ở các thành phố phía nam như Trùng Khánh, Côn Minh, thành phố phía bắc như Thái Nguyên và các thành phố phía đông gồm Nam Kinh, Tây An đi biểu tình.
Những bức ảnh này buổi chiều đã được cơ quan kiểm soát Internet của quân đội Trung Quốc gỡ xuống như một động thái ngăn chặn sự việc có thể đi xa hơn. Hình ảnh về các cuộc biểu tình cũng không xuất hiện trên bản tin truyền hình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Trước tình hình những cuộc biểu tình chống Nhật ngày càng nhiều, Nhật Bản đã yêu cầu cơ quan an ninh Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc. Cơ quan đại diện của Nhật ở Thượng Hải cũng phát đi lời cảnh báo công dân nước mình nên cảnh giác và tìm cách giữ gìn an toàn, sau khi có các báo cáo về những vụ tấn công lẻ tẻ nhằm vào công dân Nhật.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trở nên đặc biệt căng thẳng khi chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch mua đứt chuỗi đảo từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Đầu tháng 9, Nhật Bản chính thức thông qua kế hoạch trên và chi khoản tiền gần 26 triệu USD để mua ba trong số 5 hòn đảo.
Việc mua đảo của Nhật Bản khiến Bắc Kinh hết sức tức giận. Trung Quốc đã điều 6 tàu hải giám tới vùng nước gần quần đảo tranh chấp nhưng đã rút về sau khoảng một ngày. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda khẳng định “sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh” ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Báo chí của Trung Quốc đăng nhiều bài viết và ý kiến với lời lẽ mạnh mẽ phản đối Nhật Bản. Thứ trưởng thương mại Trung Quốc dọa dùng đến biện pháp kinh tế, nói rằng việc Nhật mua đảo “không thể không ảnh hưởng tiêu cực” đến quan hệ thương mại đôi bên. Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Cũng trong lúc tình hình căng thẳng, báo chí Trung Quốc liên tục đưa các hình ảnh về việc quân đội nước này, thuộc nhiều quân khu, tập trận.
Một nhóm người Hong Kong, từng đi tàu ra quần đảo tranh chấp hồi tháng 8, lại công bố ý định lên Điếu Ngư/Senkaku lần nữa. Trong khi đó 6 hải giám của Trung Quốc đã rời khỏi vùng nước quanh quần đảo, sau khi có những lời lẽ xua đuổi lẫn nhau đối với các tàu tuần duyên Nhật hôm qua.
Theo VNE
Biểu tình chống Nhật bùng phát ở Trung Quốc
Làn sóng biểu tình chống Nhật đồng loạt diễn ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc hôm qua nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Người biểu tình Trung Quốc trước sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 8. Ảnh: AP
Mạng tin Sankei dẫn nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho biết biểu tình đã diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông.
Sáng 11/9, khoảng 20 nhà hoạt động đứng trước sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh giương các biểu ngữ phản đối, đòi "trả lại Điếu Ngư". Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc đã lập hàng rào cảnh sát vây quanh sứ quán từ sáng sớm. Theo quan chức sứ quán, không có hành vi mang tính bạo lực nào như ném đá vào tòa nhà.
Các báo Trung Quốc ra ngày 11/9 cũng dành riêng một trang để đưa tin về Senkaku/Điếu Ngư.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng toàn văn những tuyên bố cứng rắn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong khi tờ Tin tức Quốc tế, thuộc báo trên, còn tính đến khả năng Mỹ sẽ nhảy vào nếu tình hình đối đầu Trung-Nhật căng thẳng, đồng thời kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị cho "tình huống xấu nhất".
Căng thẳng Trung-Nhật đã lan sang cả các hoạt động giao lưu nhân dân. Cùng ngày, cuộc họp báo liên quan đến giải maraton quốc tế thường niên ở Thượng Hải do một công ty Nhật Bản tài trợ đã đột ngột bị dừng lại, trong khi khoảng vài chục người biểu tình đứng trước tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở Thượng Hải và Quảng Châu bày tỏ sự phản đối với Nhật Bản.
Các sự kiện được tổ chức chung giữa hai nước ở Thượng Hải trong thời gian tới như "Green Expo Trung-Nhật" và "Lễ hội du lịch Thượng Hải" cũng đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng do căng thẳng ngoại giao.
Cộng đồng người Hoa ở Mỹ cũng kêu gọi trên mạng Internet triệu tập biểu tình phản đối Nhật Bản tại các thành phố San Francisco, Seattle, New York, Washington... từ ngày 15-18/9.
Trước đó chính phủ Nhật xác nhận việc quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo VNE
Quân đội Israel ngược đãi, hành hạ trẻ em Palestine "Bọn chúng bị bắt nằm xuống đất, rồi sau đó lính ập vào và đánh chúng bằng dùi cui. Kẻ nào chạy chậm sẽ ăn đòn, đó là luật" Hôm thứ Bảy tuần trước, ngày 25/8, tổ chức Phá tan Im lặng (Breaking the Silence) do các cựu binh Israel thành lập năm 2004 đã gửi cho báo giới bản báo cáo của...