600 sinh viên có nguy cơ nhiễm HIV do nhân viên y tế
606 sinh viên của trường Đại học Derby, Anh đã được thông báo rằng họ có nguy cơ bị nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan do sự bất cẩn của nhân viên y tế.
Những sinh viên này đã được thông báo đi sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường máu như HIV, viêm gan… sau khi cơ quan y tế của trường Đại học Derby phát hiện ra lỗi bất cẩn của một nhân viên y tế của trường là đã không thay ống tiêm sau mỗi lần tiêm. Mặc dù người này đã thay kim tiêm cho mỗi người nhưng đã không vứt bỏ ống tiêm mà đã tái sử dụng nó.
606 sinh viên của trường Đại học Derby, Anh đã được thông báo rằng họ có nguy cơ bị nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan do sự bất cẩn của nhân viên y tế.
Theo các chuyên gia, khả năng bị lây nhiễm bệnh là rất thấp, tuy nhiên một cuộc tổng kiểm tra vẫn được tiến hành. Nạn nhân là những cựu sinh viên và cả những sinh viên đang theo học tại trường.
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 10 năm 2013, 606 sinh viên của Đại học Derby đã từng tiêm chủng hay thực hiện các kiểm tra y tế liên quan đến xét nghiệm máu đều có nguy cơ mắc các bệnh do dùng chung bơm kim tiêm. Tất cả những người này đều được mời đi xét nghiệm máu tại địa phương hoặc tại trường để tầm soát khả năng bị lây nhiễm bệnh.
Cơ quan y tế công cộng Anh đã vào cuộc điều tra scandal gây chấn động ngành y tế, các nhà chức trách Anh còn thành lập cả một đường dây nóng tư vấn cho những sinh viên này.
Theo VNE
Video đang HOT
3 lý do chính khiến chị em đi tiểu liên tục
Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Đi tiểu thường xuyên là tình trạng một người có nhu cầu đi tiểu liên tục, cứ 2 giờ hoặc chưa đến 2 giờ một lần. Đi tiểu liên tục có thể làm cho chị em cảm thấy lúng túng, trong trường hợp tồi tệ, chị em còn có thể cảm thấy đau khi đi tiểu.
Có nhiều lý do gây ra vấn đề này ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đi tiểu liên tục. Chị em nên tham khảo để biết khi nào mình cần đi khám càng sớm càng tốt nhé.
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra do rất nhiều lý do, ví dụ như do bệnh tiểu đường, sử dụng kháng sinh quá mức, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, sau phẫu thuật hoặc thậm chí do mặc quần áo bẩn hoặc dùng nước bẩn, kém vệ sinh...
Trong trường hợp này, bạn không chỉ bị đi tiểu thường xuuyên mà còn có thể cảm thấy đau đớn, rát, buốt... Trong trường hợp này, bạn cần đi khám ngay lập tức, nếu để lâu, tình trạng nhiễm trùng có thể nặng hơn, gây nguy hiểm không nhỏ cho sức khỏe.
Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ảnh minh họa
2. Bàng quang hoạt động quá mức
Hoạt động quá mức của bàng quang (OAB) với biểu hiện đặc thù là tiểu không tự chủ không tự nguyện gây mất kiểm soát bàng quang và đôn đốc việc đi tiểu. Một bàng quang hoạt động quá mức có thể là kết quả của cơ bắp vùng chậu yếu, tổn thương thần kinh, thừa cân và thiếu estrogen (thông thường sau khi mãn kinh). Lúc này, bàng quang không thể thực hiện tốt chức năng giữ nước tiểu của nó.
Các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức xảy ra trong nhiều trường hợp bởi vì các cơ của bàng quang không tự nguyện co thắt. Cá nhân người bệnh có thể chọn bác sĩ tiết niệu để được đánh giá về tình trạng này. Những bệnh lý khác có thể giống các hội chứng bàng quang hoạt động quá mức, cần phải được đánh giá và điều trị thích hợp.
3. Uống nhiều nước
Đôi khi, tình trạng đi tiểu liên tục có thể chỉ là do uống quá nhiều nước. Khi thời tiết rất nóng, bạn có thể muốn uống nhiều chất lỏng để hết khát và giữ cho cơ thể đủ nước. Nhưng uống nhiều nước lại chính là một trong những nguyên nhân khiến bàng quang đầy lên nhanh chóng. Và theo đúng "quy tắc hoạt động", khi bàng quang đầy, nó sẽ thúc đẩy nhu cầu đi vệ sinh của bạn.
Trong trường hợp này thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể uống giảm lượng nước đi một chút để xem tình hình có thay đổi không. Nếu trong trường hợp không uống nhiều nước mà vẫn đi tiểu nhiều thì bạn nên đi khám vì nguyên nhân lúc này không còn là bình thường nữa.
4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến chị em rơi vào tình trạng đi tiểu liên tục, bao gồm:
- Lo âu: Tâm trạng lo lắng cũng thúc đẩy việc bài tiết vì nó tạo áp lực lên bàng quang khiến bạn cảm giác như muốn đi tiểu để giải tỏa sự lo lắng của mình.
- Dùng một số loại thuốc: Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, đột quỵ hoặc thuốc liên quan đến não, hệ thống thần kinh... cũng tác động tới cơ chế bài tiết, thúc đẩy cảm giác muốn đi tiểu.
- Nhiễm trùng thận, có khối u hoặc khối lượng ở vùng xương chậu, viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang, rối loạn hoạt động của bàng quang, có sỏi ở bàng quang, tiểu không tự chủ, bất thường mở (lỗ rò) trong đường tiết niệu, viêm túi thừa... cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều do áp lực đè lên bàng quang...
- Đôi khi đi tiểu thường xuyên cũng có thể xảy ra khi nó trở thành một thói quen.
Cho dù nguyên do là gì nhưng nếu thấy có hiện tượng bất thường, bạn đều nên đi khám sớm để được điều trị nếu cần thiết.
Theo VNE
Người hay bị buốt răng, có nên đi tẩy trắng răng? Giữ cho hàm răng trắng để có nụ cười đẹp là mong ước của mọi người, và ngày nay rất nhiều người tìm đến các phòng khám nha khoa để yêu cầu tẩy trắng răng. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải chứng ê buốt do răng nhạy cảm thì việc tẩy trắng răng là điều không nên làm. Trong răng khỏe...