600 người ra nước ngoài học vận hành tuyến đường sắt trên cao
Để vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, ông Nguyễn Mạnh Hùng – quyền Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, cần khoảng 600 người. Do đây là công nghệ mới nên tất cả được gửi sang Trung Quốc đào tạo.
Ngày 9/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng – quyền Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) đã thông tin tới báo chí kết quả thực hiện và tiến độ triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Vì sao đội vốn 339 triệu USD
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, với 12 nhà ga. Đây là đường sắt đôi – khổ 1435mm, có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h. Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, thời gian chạy 1 chuyến khoảng 23,6 phút, lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ tương đương hơn 1 triệu người/ngày.
Dự kiến cuối năm 2015 tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành
Về mức tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 552,86 triệu USD song đến thời điểm hiện tại, tổng mức điều chỉnh dự án lên gần 892 triệu USD. Điều đó có nghĩa là tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã tăng thêm hơn 339 triệu USD. Đây được coi là dự án ODA phát sinh nhiều nhất từ trước cho tới nay.
Video đang HOT
“Ban đầu khi mới về, nhìn những con số phát sinh nâng mức tổng chi phí dự án tôi cũng băn khoăn. Tuy nhiên, khi đã nghiên cứu kỹ tình hình thì đều có thể lý giải được”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt chia sẻ về việc mới nhậm chức được 2 tháng.
Theo ông Hùng, con số hơn 339 triệu USD tăng thêm so với tổng mức đầu tư ban đầu là dành cho rất nhiều các hạng mục của dự án chứ không chỉ riêng phần xây lắp. Trên cơ sở ý kiến của các bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội, đến ngày 17/4 vừa qua Thủ tướng đã chấp thuận về chủ trương, giao Bộ GTVT tổ chức thẩm định, quyết định điều chỉnh dự án theo thẩm quyền.
Nguyên nhân của việc đội vốn này phần lớn nằm ở khoản trượt giá 30% từ lúc ký hợp đồng cho tới thời điểm hiện tại. Ngoài ra, còn phải kể tới những chi phí phát sinh khác như xây dựng nhà ga, bổ sung xử lý nền yếu, thay đổi chất liệu vỏ tàu, bổ sung đào tạo nhân lực chuyển giao công nghệ và đặc biệt, tiền giải phóng mặt bằng cũng tăng rất nhiều so với dự kiến.
“Tổng mức đầu tư đến nay đã được kiểm soát rất kỹ nên chắc chắn sẽ không tăng thêm nữa!”, ông Hùng nói.
Không còn đường lùi
Thời gian thực hiện ban đầu của dự án được dự kiến sẽ hoàn vao cuôi năm 2013 nhưng sau khi phát sinh những khó khăn, đặc biệt là việc đội tổng mức đầu tư cung như nhưng kho khăn trong giai phong măt băng, các đơn vị chức năng đa chôt hạn chót là cuôi năm 2015 se đưa tuyên đương săt đâu tiên ơ Ha Nôi vao khai thac.
Liên quan đến vấn đề nhân lực, ông Hùng cho biết, triển khai dự án này chỉ có nhà quản lý là người Trung Quốc, còn toàn bộ lao động và nhà thầu phụ là của Việt Nam. Số người tham gia dự án từ Trung Quốc hiện nay vẫn làm việc bình thường, và thậm chí tiến độ còn đẩy nhanh hơn.
Cũng theo quyền Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng, tổng số lao động để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 600 người. Toàn bộ số lao động này sẽ được đi đào tạo nghiệp vụ ở Trung Quốc. Tổng mức chi phí đào tạo là 5 triệu USD.
Trước mắt trong tháng 9 này, đơn vị sẽ bắt đầu đưa 37 lái tàu sang Trung Quốc đào tạo, thời gian đào tạo nhiều nhất 315 ngày. “Toàn bộ kinh phí đào tạo đều nằm trong kinh phí dự án và đã tính toán đầy đủ”, ông Hùng cho biết.
Hiện Ban quản lý dự án đường sắt va Ha Nôi đang thao luân về việc trả lương nhưng ngươi đươc cư đi đao tao như thế nào cho hợp lý. “Khi ho vê nước va chơ viêc thi co đươc tra lương không, nêu không tra lương ma ho đi lam viêc khac thi cung gay go”, ông Hung bày tỏ băn khoăn.
Ông Hùng cho biết, khi các tuyến đường sắt đô thị khác của Hà Nội hoàn thành thì chỉ cần tuyển thêm một số lao động. Phần lớn số lao động được cử đi Trung Quốc học tập để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng sẽ được đưa vào vận hành những tuyến đường sắt trong tương lai của Hà Nội chứ không cần tuyển nhiều như đợt này.
Quang Phong
Theo Dantri
Chi 10 triệu USD vận chuyển dầm đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt chi phí vận chuyển dầm đúc sẵn phục vụ thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo đó, chi phí vận chuyển hơn 806 phiến dầm đúc sẵn tới công trường xây dựng cần hơn 230 tỷ đồng, tương đương 10,99 triệu USD.
Một đoạn đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang lao lắp dầm (ảnh: Hữu Nghị)
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, khối lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến tại Dự án là 806 phiến, trung bình mỗi phiến dầm nặng khoảng 267 tấn sẽ được vận chuyển từ bãi đúc tại cuối đường Lê Văn Lương về các vị trí thi công tại các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông. Tổng dự toán chi phí vận chuyển là 231 tỷ đồng, tương đương 10,99 triệu USD (đã bao gồm thuế VAT).
Được biết, tính đến thời điểm này đã đúc được 300 phiến dầm, lao lắp được 188 phiến dầm (khoảng 3km đường) lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đường sắt trên cao, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD. Dự kiến, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Chưa xác định nguyên nhân cầu gai cát xuất hiện bất thường Đến sáng 20/8, ngành chức năng TP Nha Trang vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao cầu gai cát xuất hiện bất thường trên biển Nha Trang mấy ngày qua. Công tác cào, vớt tiếp tục được triển khai để làm sạch bãi biển trước sự "tấn công" của loại sinh vật này. Sáng nay 20/8, các nhân viên cứu hộ...