60 tuổi tôi lên xe hoa, anh trai buông lời cay đắng
60 tuổi, tôi nhận được lời cầu hôn từ một Việt kiều. Trái ngược với sự vui mừng của mẹ, anh trai tôi buông lời đầy cay đắng, ngăn cản em gái.
Tôi năm nay 60 tuổi, đã nghỉ hưu. Thời trẻ, tôi từng yêu và đính ước chuyện trăm năm với một người đàn ông bằng tuổi. Gần ngày cưới anh bất ngờ hủy hôn, rồi bỏ đi không lời từ biệt.
Cú sốc khiến tôi khép cửa trái tim, không dám mở lòng cùng ai. Bạn bè, người thân ra sức mai mối, tôi vẫn chối từ.
Năm 40 tuổi, mẹ khuyên tôi ra ngoài kiếm ai tử tế, đẻ đứa con, sau này về già còn có nơi nương tựa. Lúc đó, tôi nghĩ, mình không phải giáo viên nhưng làm trong môi trường giáo dục, muốn gì cũng phải giữ tác phong chuẩn mực. Cứ thế tôi ở vậy, chăm sóc bố mẹ, vui vầy với các cháu con anh trai.
Mẹ không nói ra nhưng tôi biết thẳm sâu trong lòng bà rất buồn. Bà không yên lòng khi con gái chưa yên bề gia thất.
Ngày nhận quyết định nghỉ hưu, tôi lên kế hoạch du lịch xuyên Việt một mình, thăm quan các địa danh nổi tiếng.
Thời gian du lịch, tôi gặp Khải – Việt kiều Úc. Cả hai bằng tuổi nên chúng tôi xưng hô bạn bè.
Khải là chủ tiệm ăn Việt, từng có một đời vợ và 2 đứa con. Hôn nhân giữa đường đứt gánh, Khải không đến với ai mà tập trung kinh tế nuôi con. Các con trưởng thành, anh tranh thủ về thăm quê hương, đi chơi cho khuây khỏa.
Video đang HOT
Cảnh ngộ không giống nhau nhưng đi du lịch một mình buồn, chúng tôi trở thành bạn đường. Cảm nhận ban đầu, tôi thấy Khải tử tế, chân thành.
Khi về nước, Khải thường xuyên gọi điện, gửi thư điện tử về hỏi han, quan tâm. Dần dần, chúng tôi quý mến, nảy sinh tình cảm đặc biệt.
Năm nào Khải cũng gửi quà sinh nhật cho tôi. Tròn 5 năm quen biết, Khải không gửi quà về mà gửi một bức thư cầu hôn. Anh bày tỏ, bản thân không khá giả nhưng sẽ lo lắng, quan tâm tôi thật tốt.
Nếu tôi đồng ý, anh sẽ nhờ người thân bên đại sứ quán giúp tôi hoàn thiện thủ tục nhanh chóng. Ngày nào Khải cũng gọi điện về hỏi han, giục tôi sớm quyết định.
Tôi dù đã lớn tuổi nhưng vẫn còn mẹ già, anh trai. Tôi tâm sự với gia đình. Mẹ tôi ủng hộ, hi vọng con gái hạnh phúc. Anh tôi lại một mực phản đối.
Anh nói tôi đã ở vậy bao nhiêu năm, tốt nhất, đừng lấy chồng nữa, người đời dị nghị, xì xào không hay.
Theo lời anh, tôi nên ở nhà chăm sóc mẹ, thi thoảng tụ tập bạn bè, đi chơi cho nhàn thân. Giờ tôi mới lấy chồng, sang bên kia xa lạ, không có người thân thích, chẳng khác nào đánh cược số phận.
Về phần Khải, anh thấy tôi không hồi đáp liềm mua vé bay về Việt Nam gặp gia đình tôi thuyết phục. Trước sự nhiệt tình của anh, tôi gật đầu đồng ý.
Anh bàn tính, sẽ tổ chức cưới đơn giản, mời họ hàng hai bên, rồi bay sang bên kia trước. Khi nào mọi thủ tục xong xuôi, sẽ quay về đón tôi sang.
Nhờ sự vun vén của mẹ, chúng tôi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Anh trai vẫn giữ thái độ khó chịu, buông lời cay đắng: “Già rồi còn ham, cô với nó ăn ở được bao lâu. Sau này gặp chuyện đừng về nhà khóc lóc”.
Mẹ động viên: “Anh cũng thương con, lo cho con thôi. Sau này sống vui vẻ, hạnh phúc là được. Quan trọng con tìm được người để con dựa vào lúc yếu đuối, chia ngọt sẻ bùi cho những năm tháng còn lại, đừng suy nghĩ nhiều”.
Thấy anh trai ngăn cản quyết liệt, lòng tôi chùn lại. Tôi sợ áp lực miệng đời. Liệu người ta có nhạo báng tôi không? Cuộc sống sau này với Khải ra sao?
Trăm ngàn câu hỏi bủa vây. Tôi rất bế tắc, xin hãy cho tôi lời khuyên!
Do bận việc nên tôi nhờ chồng đi chăm sóc mẹ đẻ nằm viện một ngày và vô tình nhìn cách anh ấy chăm mẹ mà tôi sững sờ
Không muốn mẹ chịu khổ nên hai anh em tôi tự nhủ thay nhau chăm sóc mẹ một cách tốt nhất. Đến lượt tôi chăm mẹ thì phải nhờ chồng đi thay lại xảy ra điều không thể ngờ tới.
Hai tháng nay chồng tôi thất nghiệp ở nhà ăn chơi và trông con, từ khi chồng ở nhà tuy tiền ít một chút nhưng anh ấy cũng biết làm việc nhà và chăm sóc các con để vợ yên tâm làm tăng ca.
Một tuần trước mẹ tôi ở quê bị tai nạn gãy xương chậu, anh trai tôi đưa bà lên thành phố điều trị cho nhanh khỏi. Mẹ vất vả cả đời vì hai anh em tôi, lần đầu tiên mẹ phải nằm viện nên chúng tôi chăm sóc rất chu đáo, lúc nào cũng có người túc trực.
Hôm qua, đến lượt tôi chăm sóc mẹ thì công việc lại gấp nên nhờ chồng đi thay, thấy anh ấy không phản đối gì mà lặng lẽ cầm cặp lồng thức ăn vào viện tôi cũng yên tâm đi làm.
Buổi tối tôi vào thay chồng, từ ngoài cửa phòng bệnh đã nghe thấy anh ấy nói: "Bà cứ nằm đó, lát nữa con gái đến sẽ giúp thay đổi tư thế, bà bớt kêu ca đi nhức hết cả đầu". Thấy tôi bước vào phòng chồng liền đổi giọng ngay và vội vàng dừng chơi game sau đó thay đổi tư thế cho mẹ.
Mẹ vất vả cả đời vì hai anh em tôi, lần đầu tiên mẹ phải nằm viện nên chúng tôi chăm sóc rất chu đáo, lúc nào cũng có người túc trực. (Ảnh minh họa)
Nhìn cặp lồng cháo còn nguyên từ sáng đến giờ mà tôi không cầm được nước mắt, vừa khóc vừa hỏi chồng tại sao không xúc cháo và gọt trái cây cho mẹ ăn. Chồng nói là mời bà mỏi miệng nhưng không ăn nên nản quá.
Tôi hỏi chồng nếu như vợ chăm mẹ chồng ốm mà bỏ đói bà một ngày trời thì anh sẽ nghĩ gì về vợ? Chồng tôi gắt lên nói là việc chăm mẹ vợ không phải là việc của con rể, còn việc chăm mẹ chồng ốm là trách nhiệm của người con dâu.
Thấy hai vợ chồng to tiếng với nhau mẹ kéo tay tôi ngăn cản lại và chỉ vào cặp lồng cháo tôi vừa mang đến. Khi chồng giận dỗi bỏ về, tôi hỏi mẹ về cách anh ấy đối xử với bà như thế nào? Sợ vợ chồng tôi lại xung đột nên mẹ chỉ lắc đầu không nói.
Lúc mẹ khỏe mạnh đến chăm sóc các con tôi thì chồng đối xử rất tử tế, bây giờ mẹ bị bệnh nằm liệt giường chồng lại có cách hành xử như kẻ không có tình người.
Trở về nhà tôi yêu cầu chồng phải thay đổi thái độ và xin lỗi mẹ vợ nhưng chồng nói không bao giờ chịu hạ mình.
Anh ấy đối xử tệ với mẹ vợ, theo mọi người tôi có nên đối tốt với mẹ chồng không?
(minhvi...@gmail.com)
P.P.L.I
Theo toquoc.vn
Sự thật cay đắng đằng sau số tiền nợ 'cắm quán' của chồng khiến vợ chết lặng Với những gì đã xảy ra trong câu chuyện Sự thật khủng khiếp về 'chồng yêu' phơi bày đúng ngày sinh nhật con gái, cô không nên nghĩ mình là vợ thì phải có trách nhiệm trả nợ cho chồng. Ảnh minh họa: Internet Với những gì đã xảy ra trong câu chuyện Sự thật khủng khiếp về 'chồng yêu' phơi bày đúng...