60 triệu USD cải thiện ô nhiễm khu công nghiệp
“Từ nay đến năm 2018, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dần được cải thiện thông qua “Dự án quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ – Đáy,” với tổng kinh phí gần 60 triệu USD”. Đó là thông tin từ hội thảo khởi động dự án nói trên diễn ra ngày 2-4, tại Hà Nội.
Trong đó, Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ 50 triệu USD (tương đương 1.212,3 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Hiệp hội Phát triển Quốc tế – IDA) để thực hiện dự án. Phần còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Sau khi thực hiện thí điểm tại các khu công nghiệp ở 4 tỉnh thuộc các lưu vực sông nói trên, mô hình sẽ được nhân rộng ra các địa phương trong cả nước.
Theo ANTD
Thêm 10 tỷ đồng cho xe buýt nhanh
Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc gia cố để tăng tải trọng của cầu vượt nhẹ nút Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng với 10 tỷ đồng là hợp lý. Hơn nữa, đây cũng là đề xuất của Ngân hàng thế giới (WB) để tuyến buýt nhanh số 1 (BRT1) được đi lên cầu vượt.
Cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng sẽ được thêm 10 tỷ để gia cường cho xe buýt nhanh chạy qua
Xe buýt chạy trên cầu vượt nhẹ
Những ngày qua, dư luận không khỏi bàn tán về việc, cầu vượt nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng vừa đưa vào sử dụng được 1 năm đã phải gia cường tải trọng. Lý do, khi thiết kế cầu vượt qua đây, các Sở, ngành không tính toán đến lộ trình của tuyến BRT 1 chạy qua nút giao này. Do vậy, mới có việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cầu cho xe buýt BRT 1 chạy qua.
Dự án xây dựng BRT 1 có tổng mức đầu tư 49 triệu USD là một trong những hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do WB tài trợ. Tuyến BRT này có chiều dài 14,7km, điểm đầu từ Yên Nghĩa (Hà Đông), điểm cuối tại bến xe Kim Mã. Lộ trình tuyến từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - bến xe Yên Nghĩa và ngược lại. Tuyến BRT 1 chạy qua nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, trong khi ở đây đang tồn tại cầu vượt nhẹ được khánh thành, đưa vào sử dụng hồi tháng 4-2012. Tuy nhiên, cầu vượt nút giao này chỉ dành cho xe máy và ô tô có tải trọng nhẹ dưới 3,5 tấn, xe buýt không đi qua được, bao gồm cả xe buýt BRT.
Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội), tuyến BRT 1 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với năng lực vận chuyển khoảng 2.000 hành khách/giờ/chiều, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
WB không tài trợ thêm kinh phí gia cường
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: "Dự án BRT 1 được phê duyệt năm 2007, lúc này chưa có ý tưởng xây cầu vượt nhẹ, nên xe buýt BRT sẽ chạy chung đường với các phương tiện, chỉ có ưu tiên về tín hiệu đèn tại các nút giao". Năm 2009-2010, trước tình trạng giao thông ùn tắc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chỉ đạo 2 TP này phải nghiên cứu, xây cầu vượt lắp ghép tại các nút giao để giải quyết ùn tắc. 9 cầu vượt tại 9 nút giao ban đầu đưa ra phương án dành cho tất cả các loại phương tiện. Song, khi bàn bạc thì không được chấp thuận vì một số lý do như phá vỡ cảnh quan, quy hoạch, kinh phí lớn và đặc biệt, tiến độ sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến đi lại. "Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo xây dựng cầu vượt lắp ghép dành cho xe tải trọng nhẹ, dưới 3,5 tấn. Các bên thống nhất, lấy nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng xây dựng thí điểm, rút kinh nghiệm triển khai tại các nút giao khác. Như vậy, có thể khẳng định, khi xây cầu vượt nhẹ qua đây, các Bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đã bàn bạc phương án rất kỹ", đại diện Sở GTVT nói.
Khi tính toán xây cầu vượt tại nút giao này, tất cả các cơ quan quản lý, chuyên gia giao thông đều thống nhất, làm cầu vượt nhẹ, xe buýt BRT 1 đi bên dưới như phê duyệt ban đầu năm 2007. Lý giải về việc tại sao đến giờ lại điều chỉnh để xe buýt BRT 1 đi qua cầu, đại diện Sở GTVT cho biết, WB cho rằng, cần tạo mọi điều kiện tối ưu, ưu tiên cho loại hình phương tiện công cộng này. WB cũng đã đặt vấn đề chính thức với UBND TP Hà Nội và TP đã đồng ý. Việc gia cường tải trọng cho cầu vượt Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng cũng được WB thông qua về chủ trương. Thời gian tiến hành gia cường từ 1-1,5 tháng, không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của các phương tiện qua đây. Kinh phí gần 10 tỷ đồng chi cho việc gia cường nằm trong gói hỗ trợ 49 triệu USD mà WB tài trợ cho toàn dự án BRT 1.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông Hà Nội cho rằng, việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cho cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng là hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ tính linh hoạt của loại cầu vượt lắp ghép. Trong khi, BRT là giải pháp hữu hiệu cho giao thông Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, mà lý ra phải làm từ 5-7 năm trước.
Nhìn nhận dưới góc độ quy hoạch, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều này thể hiện sự hạn chế trong tầm nhìn quy hoạch giao thông của Thủ đô. "Quy hoạch giao thông đã có, nhưng cứ vài ba năm lại phát sinh, lại điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn. Quy hoạch mà chắp vá, nay sửa một tí, mai điều chỉnh một ít thì rất đáng lo".
Theo ANTD
Hạ lãi suất, nửa mừng nửa lo... Với việc NHNN lần thứ 7 yêu cầu hạ lãi suất chính sách kể từ năm ngoái, doanh nghiệp chưa kịp mừng thì đã lo "liệu lãi suất vay có hạ như mong muốn?" còn quốc tế phần nào quan ngại, nguy cơ lạm phát có trở lại? Quên bẵng luật Dân sự về lãi suất cho vay Theo quy định mới của...