60 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga diễn tập quy mô lớn
Quân đội Nga huy động hàng chục tên lửa đạn đạo xuyên lục địa uy lực lớn tham gia diễn tập quân sự.
Một hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga. Ảnh: Tass.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ngày 3/10 bắt đầu đợt diễn tập quy mô lớn với 60 tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM) Topol, Topol-M, Yars được triển khai dọc tuyến đường tuần tra tác chiến từ khu vực Tver ở phía tây đến tỉnh Irkutsk ở đông nam nước Nga, theo Interfax.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, đây đều là những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và gắn trên xe tải, khiến đối phương rất khó phát hiện và đánh chặn.
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Nga và Belarus vừa kết thúc đợt tập trận binh chủng hợp thành Zapad lớn nhất năm 2017, với sự tham gia của hàng trăm nghìn binh sĩ cả hai nước.
Video đang HOT
Các tổ hợp tên lửa đạn đạo diễn tập tuần tra tác chiến từ Tver ở phía tây sang Irkutsk ở phía đông nam. Đồ họa: RussianLesson.
Topol-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu đạn đơn, có tầm bắn 11.000 km, được trang bị động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn. Còn tên lửa đạn đạo Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Tên lửa Yars được phát triển bởi viện Thiết kế công nghệ nhiệt Moscow, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Sở hữu vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể làm suy yếu vị thế Mỹ
Mỹ đối mặt nguy cơ suy giảm vị thế ở châu Á khi Triều Tiên có khả năng đáp trả và răn đe hạt nhân chiến lược đáng tin cậy.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị hạt nhân. Ảnh: Reuters.
Việc Triều Tiên đạt được hàng loạt tiến bộ trong phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân khiến Mỹ phải tính đến giải pháp quân sự, dù vẫn ưu tiên biện pháp ngoại giao. Nếu không thể chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, Washington sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả chiến lược, theo cây bút Chrispin Rovese của National Interest.
Theo Rovese, trong 5-10 năm tới, chương trình hạt nhân Triều Tiên sẽ có thêm những bước tiến đáng kể, đạt khả năng tấn công hạt nhân đáng tin cậy vào lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng sẽ tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân để duy trì khả năng răn đe Mỹ.
Một khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng trả đũa và răn đe chiến lược, nước này có thể tăng cường các hoạt động khiêu khích mà không lo ngại phản ứng mạnh mẽ Washington và đồng minh. Trong lịch sử chưa từng có bất cứ cuộc đụng độ trực tiếp nào giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi điều đó sẽ dẫn tới kết cục hủy diệt.
Rovese cho rằng việc Triều Tiên gia tăng căng thẳng sẽ khiến khu vực bất ổn, làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á. Bình Nhưỡng thậm chí còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Hàn Quốc có thể đánh bật đối phương qua vĩ tuyến 38, nhưng thương vong từ cả hai phía sẽ rất lớn.
Nếu kịch bản này xảy ra, dư luận Mỹ và Hàn Quốc sẽ gây áp lực, đòi tấn công trả đũa Triều Tiên. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ sẽ khó hành động mạnh tay, vì lo ngại Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt các thành phố đông dân cư của nước này.
Khi nhận thấy chiếc ô bảo vệ của Mỹ không thể bảo vệ được mình trước mối đe dọa Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể buộc phải tự phát triển khả năng răn đe hạt nhân. Australia cũng có thể nhanh chóng theo đuổi hướng đi này.
Việc vũ khí hạt nhân xuất hiện khắp châu Á - Thái Bình Dương sẽ khiến hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mất hiệu lực. Triều Tiên có thể công khai cung cấp vũ khí hạt nhân cho các quốc gia thù địch với Mỹ, giúp họ sở hữu khả năng răn đe chiến lược.
Trước việc Mỹ bất lực trước một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc sẽ phải đặt dấu hỏi về mục đích cho Mỹ đồn trú trên lãnh thổ, trong khi Nhật Bản và Australia cũng thấy lo lắng khi sự hỗ trợ của Mỹ không được đảm bảo.
Điều này sẽ tạo ra một lỗ hổng quyền lực đáng kể ở châu Á, tạo cơ hội để Trung Quốc gia tăng vị thế của mình. Theo Rovese, Bắc Kinh sẽ tận dụng điều này để đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, xây dựng tiềm lực quân sự và tăng cường hoạt động trên các vùng biển xung quanh, với niềm tin rằng Washington sẽ không dám đối đầu giống như với Bình Nhưỡng, thách thức trực tiếp tới uy tín Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cây bút này cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế rằng Triều Tiên đã là một quốc gia hạt nhân và phải chuẩn bị sẵn sàng cho những hệ quả tiêu cực đối với uy tín và ảnh hưởng của mình tại châu Á trước thực tế này.
Duy Sơn
Theo VNE
Triều Tiên tuyên bố sẽ theo dõi mọi động thái của Mỹ Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình vũ khí và theo dõi mọi "đường đi nước bước" của Washington. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo một vụ phóng tên lửa hồi tháng ba. Ảnh: Reuters. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Hui-chol hôm nay gặp các đại sứ nước ngoài để thông báo về vụ thử hạt...