60% tàu ngầm Mỹ đang ở Ấn-Á-Thái Bình Dương
Mỹ có kế hoạch đưa 60% lực lượng hải quân tới khu vực Ấn – Á -Thái Bình Dương trong vòng hai năm tới.
Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
“Chúng tôi hiện có 60% tàu ngầm Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu là đến năm 2019, có 60% các tàu bề mặt của Mỹ trong khu vực này”, Times of India dẫn lời phó Đô đốc Joseph P Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, hôm qua nói.
Phát biểu với các phóng viên trên tàu USS Blue Ridge, tàu đổ bộ chỉ huy của Hạm đội 7, hiện cập cảng ở bang Goa, Ấn Độ, ông Aucoin cho biết hải quân Mỹ sẽ triển khai những tàu tuần dương, khu trục cũng như máy bay hiện đại nhất tới khu vực.
Video đang HOT
“Trung tâm của quan hệ quốc tế sẽ được đặt tại châu Á – Thái Bình Dương. Máy bay tàng hình F35-B sẽ qua đây vào tháng một tới. Nó sẽ được triển khai trên tàu USS Wasp và nó sẽ được thay thế bằng tàu USS America, tàu đổ bộ mới nhất của chúng tôi. Điều này cho thấy chúng tôi thực sự đang dịch chuyển về Thái Bình Dương”, phó đô đốc nói.
Sở dĩ Mỹ tập trung vào khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương là vì đây là con đường tới 90% thương mại quốc tế. “Chúng tôi sẽ làm việc với Ấn Độ và các nước khác ở Đông Nam Á”, ông nói thêm.
Ông Aucoin cũng cho hay Mỹ sẽ tìm cách để giữ các tuyến đường biển mở, cũng như giám sát Triều Tiên. “Triều Tiên là một mối đe dọa. Quan ngại số một của chúng tôi là bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và đất nước chúng tôi”.
Trọng Giáp
Theo VNE
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ủng hộ Ấn Độ phát triển hải quân
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố ủng hộ chính sách phát triển hải quân của Ấn Độ, nói đó sẽ là điểm quan trọng giúp bảo vệ an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ - Ảnh: AFP
Ấn Độ có kế hoạch tăng cường số tàu chiến từ 130 lên 166 tàu, trong đó có thêm một tàu sân bay thứ ba, theo Stars and Stripes ngày 11.4 dẫn lời quan chức quốc phòng Ấn Độ.
"Việc tăng cường số lượng tàu chiến sẽ giúp Ấn Độ trở thành người bảo đảm cho an ninh khu vực. Điều đó rất phù hợp với chính sách của Mỹ", Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter phát biểu trên soái hạm USS Blue Ridge, tàu chỉ huy của Hạm đội 7 Mỹ.
Tàu USS Blue Ridge đang có chuyến thăm cảng Goa ở Ấn Độ. Ông Carter cũng đi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar lên thăm tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ trong ngày 11.4.
Ông Ashton Cater thăm tàu sân bay INS Vikramaditya - Ảnh từ Facebook Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ấn Độ đang đẩy nhanh việc tăng cường đội tàu hải quân, mở rộng vai trò từ việc chống cướp biển và các mối đe doạ gần bờ sang đối phó Trung Quốc. Trong năm 2015, Ấn Độ đã 6 lần điều tàu đến Biển Đông, đáp trả hành động của Trung Quốc liên tục quân sự hoá khu vực này.
Ấn Độ hiện nay có 2 tàu sân bay. Năm 2013, nước này mua lại tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov của Nga được cải tạo thành tàu sân bay INS Vikramaditya. Tháng 6.2015, Ấn Độ cũng ra mắt tàu sân bay tự đóng đầu tiên mang tên INS Vikrant. Hiện nước này đang đàm phán để có tàu sân bay thứ ba, đồng sản xuất với Mỹ.
Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nhà cung cấp vũ khí ưa thích của nước này trước giờ chủ yếu là Nga. Tuy nhiên, gần đây Ấn Độ cũng tìm cách đa dạng hoá nguồn cung khi đàm phán mua các máy bay vận tải C-130J của Mỹ và chiến đấu cơ Rafale của Pháp.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay Ấn Độ Bộ trưởng Ashton Carter hôm qua thăm một trong hai tàu sân bay của Ấn Độ, còn người đồng cấp Ấn Độ đáp trực thăng lên tàu chỉ huy đổ bộ Mỹ. Bộ trưởng Carter (trái) đi cùng người đồng cấp Ấn Độ Parrikar trên tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Flickr Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và người đồng...