60 năm vụ mưu sát Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
Đúng 60 năm trước, 29 lãnh đạo quốc gia Á-Phi đã tề tựu đông đủ để tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên và một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu Ân Lai đã được hoạch định kỹ lưỡng.
Từ 21 đến 24/4, Tổng Bí thư, Chu tich nước Trung Quốc Tâp Cân Binh se đên Indonesia tham dư Hôi nghi Câp cao A-Phi va ky niêm 60 năm Hôi nghi Bandung. Indonesia đã mời 109 quốc gia châu Á, châu Phi, 17 nước quan sát viên và 20 tổ chức quốc tế tham gia lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á-Phi.
Theo Cố vấn Tổng thống Indonesia Luhut Pandjaitan, đã có 35 nguyên thủ quốc gia khẳng định sẽ tham dự lễ kỷ niệm này. Và để đảm bảo an toàn cho các nhân vật kể trên, Indonesia đã huy động hơn 4.000 cảnh sát để bảo vệ 18 khách sạn và 13 tòa nhà cao tầng với sự phối hợp của lực lượng an ninh và quân sự quận. Tổng thống Joko Widodo và Phó Tổng thống Jusuf Kalla, cùng nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao của Indonesia đã họp để rà soát công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm. Những biện pháp an ninh cao nhất được thực hiện nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Hội nghị Cấp cao Á-Phi khiến dư luận nhớ tới vụ mưu sát Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai diễn ra cách đây 60 năm.
Cảnh sát Indonesia
Đúng 60 năm trước (từ 18 đến 24/4/1955), 29 lãnh đạo quốc gia Á-Phi đã tề tựu đông đủ để tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên và một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu Ân Lai đã được hoạch định kỹ lưỡng. Và để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho chuyến công tác của Thủ tướng Chu Ân Lai, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10/4/1955, Bắc Kinh đã yêu cầu lãnh đạo Hongkong áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” khi quá cảnh tại đây. Nhưng vụ nổ vẫn xảy ra và sau khi sự việc xảy ra, Bắc Kinh yêu cầu lãnh đạo Hongkong điều tra, làm rõ vụ việc; đồng thời chỉ rõ, Mỹ và đặc vụ Tưởng đứng đằng sau vụ này.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Mỹ coi đây là điều bịa đặt bởi chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” đã bị trục trặc khi bay từ Bombay đến Hongkong, do đó “sự cố” xảy ra là điều bình thường. Còn lãnh đạo Hongkong khẳng định, không có lỗi trong việc này bởi Bắc Kinh không thông báo tỷ mỷ âm mưu phá hoại nên không biết điều tra, bảo vệ theo hướng nào.
Ngày 2/5/1955, đại diện chính phủ Anh đã trao cho Chương Hán Phu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc bản kết luận điều tra vụ phá hoại chiếc máy bay “Công chúa Kashmir”. Theo đó, cảnh sát Hongkong đã điều tra 68 người có liên quan tới việc tiếp xúc với hành lý trên chiếc máy bay “Công chúa Kashmir”, nhưng không phát hiện ra bất cứ nghi vấn nào. Được biết, cảnh sát Hongkong đã gọi hỏi (2 lần) Chu Tử Minh, người được biết tới dưới cái tên Chu Câu hoặc Chu Quý. Đồng thời hứa trả 100.000 HKD (tiền Hongkong) cho những ai cung cấp thông tin về vụ đánh bom, nhưng không có kết quả.
Còn theo tài liệu của cơ quan an ninh Trung Quốc, Trạm tình báo ở Hongkong thuộc Cục Bảo mật của Quốc Dân đảng là nơi đã lên kế hoạch vụ đánh bom. Chủ mưu là Triệu Bân Thành, người trực tiếp chỉ huy là Kim Kiến Phu, còn người trực tiếp thực hiện là Chu Tử Minh. Dựa trên tài liệu của Trung Quốc, cảnh sát Hongkong đã tìm đến địa chỉ của Chu Tử Minh, nhưng tới nơi hắn đã cao chạy xa bay trên chuyến bay Hongkong-Đài Bắc sáng 18/5/1955. Mặc dù không bắt được Chu Tử Minh, nhưng cảnh sát Hongkong đã bắt được Chu Thuỵ Duy, bố đẻ Chu Tử Minh và Chu Sỹ Học, bạn cùng phòng với hắn. Qua lời khai của Chu Thuỵ Duy và Chu Sỹ Học, ngày 30/6/1955, cảnh sát Hongkong đã bắt Quan Tựu Kế, người có quan hệ với Trương Diệu Linh, nhân viên tình báo của Tưởng Giới Thạch. Ngày 3/7/1955, một người họ Quan khác bị bắt và ngày 6/7/1955, Chu Toản Như cũng bị bắt.
Thủ tướng Chu Ân Lai
Qua khai thác những tên kể trên được biết, trong tháng 3/1955, thông qua Trương Diệu Linh, Quan Tựu Kế và Chu Toản Như, Triệu Bân Thành đã làm quen với Chu Tử Minh, nhân viên phục vụ trong sân bay Khải Đức, Hongkong. Sau khi biết chuyện, ban đầu Chu Tử Minh không dám nhận, nhưng trước món tiền quá lớn (600.000 HKD) cùng lời hứa đảm bảo tính mạng nếu bại lộ, nên Chu Tử Minh đã đồng ý. Ngày 10/4/1955, một nhân viên đặc vụ Tưởng bí mật tới Hongkong trao số tiền 600.000 HKD cho Chu Thuỵ Duy. Tối hôm đó tên này giao cho Chu Tử Minh quả mìn hẹn giờ và dạy hắn cách sử dụng. Đó là quả bom hẹn giờ mang nhãn hiệu MK-7 do Mỹ sản xuất, một loại vũ khí mà CIA thường cung cấp cho đặc vụ Tưởng. Để an toàn trong lúc gài đặt, chúng đã cải trang quả mìn giống như một tuýt thuốc đánh răng. Tưởng Giới Thạch sau khi nghe trùm mật vụ Mao Nhân Phượng báo cáo lại vụ việc, đã ra lệnh thưởng 9.000 USD cho Chu Tử Minh.
Video đang HOT
Trở lại buổi tối 11/4/1955, khi đó Viên Trọng Hiền, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ đang mở tiệc chiêu đãi đoàn đại biểu Trung Quốc do Quách Mạt Nhược dẫn đầu sang Ấn Độ dự Hội nghị các quốc gia châu Á. Khi mọi người đang vui vẻ nói chuyện, đột nhiên có một người tới bên cạnh, ghé sát tai Viên Trọng Hiền nói điều gì đó khiến sắc mặt ông tái đi và buổi tiệc hôm đó phải dừng giữa chừng… Lúc đó khoảng 21 giờ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ bỗng nhận được một bức điện khẩn của Bộ ngoại giao Ấn Độ thông báo, chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” mà Trung Quốc thuê của Hãng hàng không quốc tế Ấn Độ để chở những quan chức đi dự hội nghị Á-Phi tại hội nghị Bandung bỗng nhiên bị mất liên lạc ngay sau khi cất cánh từ sân bay Khải Đức, Hongkong trong buổi chiều hôm đó. Tới 22 giờ cùng ngày, Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết, họ vẫn chưa bắt liên lạc được với chiếc máy bay “Công chúa Kashmir”.
Sau đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc nhận được thông báo, chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” đã bị nổ trên bầu trời của quần đảo Natura vào đêm 11/4/1955. Sau khi chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” bị nổ, rơi xuống biển và vỡ ra làm 3 mảnh, Tư lệnh hạm đội Anh đóng gần đó được lệnh khẩn trương cứu vớt những người sống sót và họ đã cứu được 3 người. Đó là Dickseet, phi công số 1, Pattuque, hoa tiêu và Finneya, kỹ sư. Họ thoát nạn bởi kịp mặc áo phao và lao ra khỏi máy bay trước khi máy bay lao xuống biển. Sau khi nhận được thông báo trên, tham tán Thân Kiện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã nhận lệnh tới Singapore để tìm hiểu vụ việc, đồng thời vào bệnh viện hỏi thăm tình hình từ 3 nhân chứng sống kể trên.
Theo 3 nhân chứng cho biết, vào khoảng 12 giờ 15 phút ngày 11/4/1955, máy bay của họ cất cánh từ sân bay Hongkong, thời tiết lúc đó rất tốt. Vào khoảng 16 giờ 50 phút, khi máy bay đang bay trên vùng trời của quần đảo Natura thì đột nhiên có một tiếng nổ lớn và khói lan nhanh vào tất cả các khoang. Theo đúng lịch trình, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng xuất phát với đoàn cán bộ kể trên. Nhưng khi ở thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chu Ân Lai đột nhiên thay đổi kế hoạch vì còn phải tiếp Thủ tướng Myanmar, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Ai Cập. Các nhà lãnh đạo kể trên gặp nhau tại Côn Minh để bàn cách đưa hội nghị Bandung đi tới thành công tốt đẹp, nhờ đó mà Thủ tướng Chu Ân Lai đã thoát chết.
Ngày 19/7/2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng thông báo, sẽ tiếp tục công bố trong tổng số 5.042 tài liệu mật mà nước này đang lưu giữ, bảo quản (từ 1945 đến 1955). Và trong số tài liệu này, dư luận đặc biệt chú ý tới vụ mưu sát Thủ tướng Chu Ân Lai. Khi chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” nổ có 8 nhân viên Trung Quốc và 3 phóng viên người nước ngoài. Đó là, Thẩm Kiến Đồ, Chủ nhiệm Ban đối ngoại của Tân Hoa xã; Hoàng Tác Mai, Trưởng phân xã của Tân Hoa xã tại Hongkong; Lý Bính Hoành (tức Lý Bình), phóng viên Ban đối ngoại của Tân Hoa xã; Đỗ Hồng, Phó chủ nhiệm ban đối ngoại của Cục quản lý phát thanh và truyền hình; Hách Phượng Cách, quay phim; Chung Bộ Vân, lái xe cho Thủ tướng Chu Ân Lai; Thạch Chí Ngang, Phó cục trưởng Cục 3 thuộc Bộ Kinh tế đối ngoại; Lý Triệu Cơ, Phó trưởng phòng thu thập tin tức thuộc Bộ Ngoại giao; Vương Minh Phương, nhân viên công tác của đoàn đại biểu Việt Nam và 2 phóng viên của hãng thông tấn Ba Lan và Áo.
Theo Đông Ngàn – Từ Sơn
PetroTimes
Tống Khánh Linh được bảo vệ thế nào trong CM văn hóa?
Sau khi đọc thư, biết rõ sự nguy hiểm đang rình rập Tống Khánh Linh, Thủ tướng Chu Ân Lai ngay lập tức đưa ra 2 quyết định.
Sau khi đọc thư, biết rõ sự nguy hiểm đang rình rập Tống Khánh Linh, Thủ tướng Chu Ân Lai ngay lập tức đưa ra 2 quyết định.
Một là tăng cường bảo vệ ngôi nhà mà Tống Khánh Linh đang ở. Hai là để tránh hậu họa, cho gọi "S đồng chí" tới cơ quan bảo vệ của chính phủ để nói cho ông ta biết những việc làm sai trái cần chấm dứt.
Sau ngày cách mạng Trung Quốc (TQ) thành công, năm 1949, Tống Khánh Linh đã giữ nhiều trọng trách trong Chính phủ nước CHND Trung Hoa: Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Ủy ban Chính trị hiệp thương toàn quốc (tức Mặt trận Tổ quốc). Bà là một nhân sĩ có uy tín rất lớn đối với nhân dân TQ.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1965, khi Cách mạng văn hóa (CMVH) nổ ra thì Tống Khánh Linh cũng như nhiều vị nhân sĩ, trí thức khác đều không thoát khỏi sự tấn công của "bè lũ bốn tên": Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên, những kẻ thao túng cuộc "cách mạng" này.
Tống Khánh Linh và Tôn Trung Sơn.
Riêng với Tống Khánh Linh thì Giang Thanh tỏ ra "ưu ái" đặc biệt. Sở dĩ như vậy vì theo công luận thì Giang luôn ghen tị với Tống. Giang cho rằng mình đường đường là một "đệ nhất phu nhân", nhưng trong con mắt của người TQ "Giang không là gì", lại càng không thể so sánh với Tống Khánh Linh trên tất cả mọi phương diện. Vì thế, khi có được quyền hành trong tay, lập tức Giang tìm cách "xóa bỏ hình ảnh" Tống Khánh Linh.
Vẫn với khẩu hiệu "đánh đổ tàn dư của giai cấp tư sản", "cách mạng tức là "cách cái mạng" của bè lũ tư sản", bắt đầu từ mùa hạ năm 1966 theo sự xúi giục của Giang Thanh, Hồng vệ binh và "phái tạo phản" đã kéo tới bao vây nơi ở của Tống Khánh Linh và gia đình tại Bắc Kinh.
Âm mưu của chúng là sẽ tìm cách mang Tống Khánh Linh ra "đấu tố", (một chiêu thức chúng thường sử dụng đối với các cán bộ lão thành và các nhân sĩ yêu nước).
Biết được tin này, Thủ tướng Chu Ân Lai rất phẫn nộ, nhưng cũng chỉ có thể phái một trung đội cảnh vệ chia làm 3 ca, ngày đêm liên tục tuần tiễu quanh nhà của Tống Khánh Linh để giữ gìn an ninh, ngăn chặn đám Hồng vệ binh và "phái tạo phản" làm càn.
Về phần mình, Tống Khánh Linh cũng lệnh cho người phụ trách việc bảo vệ khu nhà là Tùy Học Phương đóng chặt cửa ra vào chính, chỉ để chừa lại một cửa nhỏ thông sang Bộ Y tế để tiện việc quan sát.
Nhưng tất cả những cố gắng trên đều không thể giữ được sự yên bình cho khu nhà của Tống Khánh Linh: đội cảnh vệ tuần tiễu bên ngoài và những nhân viên bảo vệ bên trong chỉ có thể ngăn cản sự xâm nhập của đám Hồng vệ binh và lũ "tạo phản" chứ không thể ngăn được tiếng thanh la não bạt, tiếng hò hét suốt ngày đêm của chúng.
Không những thế, ngày này qua ngày khác, rất nhiều "tiểu tướng Hồng vệ binh" còn liên tục gửi cho Tống Khánh Linh các bức thư, mà nội dung hầu như đều giống nhau: "Mạnh mẽ yêu cầu bà Tống không được treo những tranh ảnh, lưu giữ những đồ gốm sứ, mặc những bộ quần áo v.v... của giai cấp tư sản!".
Cứ mỗi lần phải xem những bức thư mà chữ viết còn quá non nớt, Tống Khánh Linh lại buồn bã lắc đầu. Bà thở dài và nói với những người xung quanh: "Trời ơi! Các cháu học sinh nó có biết gì đâu. Bọn họ không nên làm hại lũ trẻ như vậy". "Bọn họ" ở đây đã bao hàm ý nghĩa phê phán những kẻ lợi dụng tình hình, kích động thanh niên để "thừa gió bẻ măng" với dã tâm đen tối.
Sau một thời gian "bị khủng bố", bỗng một hôm Khánh Linh và những người trong gia đình thấy xung quanh im ắng khác thường. Mọi người chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì chợt ngoài cửa chính vang lên tiếng còi ôtô. Tống Khánh Linh lệnh cho Tùy Học Phương ra mở cửa. Người xuống xe và tiến vào nhà lại chính là Giang Thanh!
Với bộ đồ quân phục, tay cầm sách đỏ "Mao Chủ tịch ngữ lục", Giang cùng đám tùy tùng "hùng dũng" vào phòng khách. Chào hỏi được vài câu, Giang Thanh bắt đầu thao thao bất tuyệt giảng giải về "ý nghĩa vĩ đại của CMVH, về sự cần thiết phải phản tỉnh...". Tống Khánh Linh ngồi im lặng và nhìn vị "cộng hòa quốc đệ nhất phu nhân". Trên khuôn mặt Khánh Linh phảng phất một nụ cười bao dung.
Thấy Giang cứ thao thao bất tuyệt mãi không thôi, Khánh Linh mỉm cười và cắt ngang: "Nên khống chế bớt những hành động vô lối của đám Hồng vệ binh cũng như của đám "tạo phản", không nên dùng vũ lực, lại càng không nên hại người một cách tràn lan". Giang Thanh mất hứng, mặt xị ra vì ngượng và tức, đứng dậy bỏ về.
Tống Khánh Linh đúng là "chưa nhìn thấy hết thực chất con người Giang Thanh" và sau đó bà đã "lãnh đủ" sự trả thù của Giang.
Ấy là vào buổi tối ngày 29/8/1966, Tống Khánh Linh đã nhận được tin dữ từ Thượng Hải với khẩu hiệu "xóa bỏ mộ phần của giai cấp tư sản cũng như của chế độ cũ, Hồng vệ binh tại Thượng Hải đang thực hiện việc đào bới và đập phá khu mộ "vạn quốc công" ở đây.
Mà bố mẹ của Tống Khánh Linh lại là bố mẹ vợ của Tưởng Giới Thạch (Tống Mỹ Linh, em ruột Tống Khánh Linh là vợ Tưởng Giới Thạch). Vì thế mộ phần của họ Tống cũng không thoát khỏi sự tàn phá: Hồng vệ binh đã đào bật quan tài, vứt cả xương cốt ra ngoài".
Với tâm trạng vô cùng phẫn nộ, ngay trong đêm Tống Khánh Linh đã viết thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, báo cáo lại sự việc. Vào sáng sớm 30/9, Tùy Học Phương nhận nhiệm vụ mang thư đi. Phải rất mưu mẹo và tốn nhiều công sức Tùy mới vượt được vòng vây của Hồng vệ binh và tới Tây Hoa sảnh trong Trung Nam Hải để đưa bức thư tận tay Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau khi nhận được thư, Thủ tướng Chu Ân Lai đã lập tức gọi điện khẩn cấp tới chính quyền ở Thượng Hải, hạ lệnh phải "ngay lập tức khôi phục lại nguyên trạng mộ phần của tổ tiên và gia đình Phó ủy viên trưởng Tống Khánh Linh, đồng thời phải có sự bảo vệ chu đáo, không được tái diễn sự việc".
Mặt khác, Thủ tướng cũng đích thân lập một danh sách "những người không được phép đấu tố", trong đó có Quách Mạt Nhược, Hoa La Canh... Tên của Tống Khánh Linh đứng đầu tiên trong danh sách ấy.
Lúc này, chính quyền thành phố Thượng Hải nằm trong tay "phái tạo phản", đứng đầu là Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, đều là "những người bạn chiến đấu thân thiết của Giang Thanh".
Mặc dù không muốn, nhưng bọn chúng vẫn sợ uy của Thủ tướng nên không thể không chấp hành lệnh, trùng tu lại khu mộ phần của họ Tống. Tuy nhiên, những tấm bia ở các mộ làm sẵn mang tên anh em, họ hàng nhà họ Tống thì đều bị chúng đập tan tành.
Nhưng sự việc không dừng ở đó. Vào ngày mồng 2 tết Nguyên đán năm 1967, tai họa giáng xuống đầu Tùy Học Phương, người vệ sĩ gần gũi và trung thành của Tống Khánh Linh. Sự việc xảy ra vào hôm Tùy từ Bắc Kinh về Thượng Hải với mục đích kiểm tra tình hình mộ phần họ Tống. Một "lãnh tụ" Hồng vệ binh thuộc cơ quan cảnh vệ Thượng Hải đã mời Tùy đi uống rượu.
Kết quả là sau đó Tùy đã bị "trúng gió" dẫn tới "bán thân bất toại", hoàn toàn sống một cuộc đời thực vật ở tuổi 38. Người ta giải thích với Tống Khánh Linh rằng, "Tùy Học Phương bị xuất huyết não vì lượng cồn trong máu vượt quá mức cho phép". Với lý do "chữa bệnh lâu dài", người ta không cho Tùy được quay lại Bắc Kinh. Từ đó, Tống Khánh Linh không bao giờ còn được gặp lại Tùy Học Phương nữa!
Không còn nhân viên bảo vệ, buộc Tống Khánh Linh phải báo cáo sự việc với Cục Bảo vệ thuộc Ủy ban Thường vụ Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc. Mấy ngày sau, người ta đã phái tới nhà Tống Khánh Linh một vị "bảo vệ kiêm thư ký" 40 tuổi, có mật danh là "S đồng chí". Sau này có nhiều nguồn tin cho rằng "S đồng chí" là mật vụ của Giang Thanh.
Lúc này, cuộc "đại CMVH" ngày một dữ dội. Hầu như suốt ngày đêm trước cửa nhà Tống Khánh Linh đều ầm ĩ những tiếng hô "đả đảo", cộng với tiếng thanh la, não bạt của các phái tạo phản và Hồng vệ binh. Sở dĩ chúng chưa dám xông vào bắt Khánh Linh đi "đấu tố" vì đã có lệnh từ Thủ tướng Chu Ân Lai.
Theo_Kiến Thức