60 năm qua, 6 bộ phim âm nhạc vẫn là ‘kiệt tác’ trong ngành công nghiệp giải trí
Âm nhạc và điện ảnh luôn là sự kết hợp thú vị và điều này đã được minh chứng xuyên suốt lịch sử của nghệ thuật. Sau đây là 6 bộ phim âm nhạc thắng giải Oscar hạng mục Phim hay nhất.
Gigi (1958)
Gigi là một bộ phim lãng mạn âm nhạc Mỹ năm 1958 do Vincente Minnelli đạo diễn được xử lý bằng Metrocolor của MGM. Kịch bản của Alan Jay Lerner dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1944 của Colette.
Một câu chuyện mơ mộng của mọi thiếu nữ và hơn cả là được chìm đắm trong giai điệu âm nhạc, Gigi xứng đáng khi vượt qua nhiều đối thủ để giành lấy ngôi vị cao nhất của Oscar lần thứ 31.
West Side Story (1961)
“West Side Story” là một bộ phim được sản xuất năm 1961. Đạo diễn bởi Robert Wise và Jerome Robbins, bộ phim được chuyển thể từ vở nhạc kịch cùng tên. Tham gia diễn xuất gồm có Natalie Wood, Richard Beymer, Russ Tamblyn, Rita Moreno và George Chakiris.
Lấy cảm hứng từ chuyện tình Romeo và Julilet, West Side Story cũng kể về hai người yêu nhau nhưng lại thuộc hai băng đảng đối địch. Mối thù hằn giữa đồng bọn của họ đã dẫn đến bi kịch được đoán trước. Phần âm nhạc trong phim đã khiến cho West Side Story bớt phần căng thẳng. Và dĩ nhiên tác phẩm cũng xứng đáng khi giành trọn giải Oscar trong các hạng mục này.
Video đang HOT
My Fair Lady (1964)
My Fair Lady là một bộ phim ca nhạc Mỹ năm 1964 được chuyển thể từ vở nhạc kịch sân khấu.
Chưa hết, My Fair Lady cũng sánh ngang với Going My Way khi giành được 7 tượng vàng quan trọng khác. Nam diễn viên đoạt giải Oscar, Rex Harrison vào vai một nhà âm ngữ học để dạy Eliza Doolittle (do Audrey Hepburn thủ vai) trở thành một tiểu thư. Điều họ không ngờ rằng sợi dây tình cảm giữa hai người đã bắt đầu hình thành.
The Sound of Music (1965)
The Sound of Music (tựa tiếng Việt: Giai điệu hạnh phúc hay Tiếng tơ đồng) là một bộ phim ca nhạc năm 1965 của đạo diễn Robert Wise cùng các diễn viên Julie Andrews, Christopher Plummer.
Bộ phim giành giải Oscar cho phim hay nhất của năm 1965 và là một trong những phim ca nhạc nổi tiếng nhất từng được làm. Album nhạc phim đã được đề cử Giải Grammy cho Album của năm. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn The Sound of Music cho việc bảo tồn ở Kho lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2001.
Olivers! (1968)
Những bộ phim nhạc kịch vốn luôn được người dân Mỹ ưa chuộng và dường như hội đồng trao giải Oscar đã cố rút ngắn khoảng cách giữa tính nghệ thuật và tính đại chúng trong lựa chọn riêng. Năm 1968, bộ phim nhạc kịch Oliver! được trao giải Phim xuất sắc nhất.
Tuy nhiên, đây là một trong những bộ phim gây tranh cãi mạnh mẽ. Cho đến nay, đây là bộ phim nhạc kịch được đầu tư mạnh tay nhất trong những bộ phim từng được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên.
Chicago (2002)
Chicago là một bộ phim hài kịch về âm nhạc hài kịch năm 2002 của Mỹ dựa trên nền âm nhạc sân khấu cùng tên, khám phá các chủ đề của người nổi tiếng, vụ bê bối và tham nhũng ở Chicago trong thời đại nhạc Jazz.
Hội tụ dàn diễn viên tên tuổi ( Renée Zellweger, Catherine Zeta-Jones, Richard Gere,…), phim xoay quanh cuộc sống của hai vũ công Roxie Hart và Velma Kelly. Mặc dù đều xinh đẹp và tài năng nhưng con đường tìm kiếm danh vọng chưa bao giờ là dễ dàng.
Chicago nhận sáu giải Oscar, bao gồm cả giải Phim xuất sắc nhất. Nhưng đây mới chỉ nằm trong số 49 giải thưởng và 121 đề cử danh giá khác mà bộ phim giành được. Có thể thấy, Chicago nhưng một bước sáng chói nhằm khôi phục lại dòng phim ca nhạc kịch giữa cơn bão phim hành động.
Theo tinnnhac
Con số gây sốc: Ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đang dư thừa hơn... 300 nhóm nhạc nữ
Những gì chúng ta đang nhìn thấy ở KPOP vốn dĩ chỉ là bộ mặt xa hoa và lung linh đến mức không thật.
Nếu bạn vẫn cho rằng, cuộc sống của một thần tượng KPOP chỉ xoay quanh những lịch trình dày đặc như biểu diễn, chụp ảnh, đi show, phỏng vấn, luyện tập.v.v.. thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại.
Hiện tại, có khoảng 300 nhóm nhạc nữ ở Hàn Quốc hầu như không thể duy trì cuộc sống. Một số trong 300 nhóm đó phải làm việc cả ngày lẫn đêm chỉ để có tiền trang trải nhu cầu ăn uống, cư trú. Trong khi số còn lại không thể rời khỏi ký túc xá bởi họ không có tiền đi lại, hoặc thậm chí là đi ăn một nữa hay mời cà phê bạn bè.
Được quảng bá trên truyền hình tương đương với việc trúng xổ số cho những cô gái trẻ này. Sân khấu sẽ giúp nhiều người biết đến họ, cơ hội biểu diễn cũng nhiều hơn và quan trọng nhất là, họ có hy vọng về việc sẽ có tiền. Dù không ai biết thời điểm đó chính xác là khi nào.
Những nhóm nữ chúng ta "nhớ mặt gọi tên" chỉ chiếm một con số rất nhỏ trong giới girlgroup nói chung
Các hợp đồng và thỏa thuận giữa các công ty quản lý với các nhóm nhạc nữ cũng rất có vấn đề. Công ty thường nhận được 70% lợi nhuận trong khi 30% còn lại sẽ được chia cho các thành viên trong nhóm. Đừng tưởng 30% là con số cao, mỗi thành viên còn phải dùng số tiền đó để trả lại phí đầu tư từ công ty. Khoản phí đó bao gồm tiền sản xuất sản phẩm âm nhạc, chi phí làm tóc, trang điểm - trang phục, một số trường hợp còn bao gồm cả khoản nợ đã chi cho phẩu thuật thẩm mỹ. Trung bình, nếu thành viên trong một girlgroup kiếm được 3.000 USD một tháng, cô ấy chỉ còn lại khoảng 70 USD sau khi trả nợ.
Điều này dẫn đến hệ lụy và cũng là mặt trái xấu xí của KPOP, các cô gái trẻ buộc phải tìm đến các "nhà tài trợ". Họ là những người nổi tiếng, giàu có hoặc có thế lực, có thể chu cấp tiền và các lợi ích thiết thực cho những idol trẻ tuổi. Đổi lại, các cô gái phải trở thành người yêu, thậm chí là "bồ nhí" cho các "nhà tài trợ". Sự "nhúng chàm" này là nguy cơ hủy hoại triệt để tương lai của các thần tượng, dù sau này họ có đủ sức trở nên nổi tiếng hay không.
Ngành công nghiệp giải trí bạc bẽo và khắc nghiệt là vậy nhưng mỗi năm vẫn có hàng chục, thậm chí hàng trăm gương mặt mới xuất hiện. Đôi khi, những nhóm nữ bị gọi là flop vẫn còn may mắn hơn rất nhiều đồng nghiệp, cơ bản là vì sự tồn tại của họ còn có người biết tới. Trong khi, số khác thì cơ hội đó hoàn toàn bằng không, debut - quảng bá rồi tan rã, tất cả đều diễn ra trong thinh lặng.
Theo Tinnhac
'Dusk Till Dawn' - Nổi da gà mỗi khi nghe lại kiệt tác âm nhạc của Zayn Malik và 'kẻ giấu mặt' Sia MV ca khúc "Dusk Till Dawn" vừa cán mốc 1 tỷ lượt xem tròn 1 năm ra mắt trên Youtube. Ca khúc là một bước tiến không hề nhỏ trong sự nghiệp solo của anh chàng lãng tử Zayn Malik. Tròn 1 năm sau ngày ra mắt MV chính thức hôm 7/9/2017, đến nay MV "Dusk Till Dawn" của Zayn Malik và Sia...