60 năm khai thác “kho báu” do một ông nông dân tên Trụ khai phá, người dân Bắc Giang giàu lên
Sau khi một ông nông dân tên Trụ góp công mang cây vải thiều đầu tiên lên trồng ở Lục Ngạn ( Bắc Giang) từ những năm 1950, loại cây này đã góp phần làm thay đổi nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội của các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang.
Bộ mặt nông thôn Bắc Giang không ngừng đổi mới nhờ vải thiều
Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang kiên định phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ đỡ: Công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ.
Trong quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, UBND tỉnh vẫn kiên trì, xác định rõ mục tiêu duy trì, phát triển nhóm cây, con mà Bắc Giang có thế mạnh thông qua việc nâng cao chất lượng, giá trị, nâng tầm lên trở thành nông sản chủ lực của tỉnh.
Người dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang chăm sóc vải thiều. Ảnh: K.N
Trong đó, vải thiều vẫn là nông sản chủ lực cần được duy trì, đầu tư và phát triển.
Trải qua hơn 60 năm, cây vải thiều đã gắn bó, trở nên quen thuộc và trở thành niềm tự hào đối với người dân địa phương.
Nhận thấy cây vải thiều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng khi được trồng ở huyện Lục Ngạn và giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập nên các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện xuống cơ sở đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng vải thiều.
Theo đó, phong trào trồng vải thiều từ các xã vùng thấp đến các xã vùng cao phát triển nở rộ. Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho nhân dân vay hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư vào cây giống cùng vật tư phân bón… nên chỉ trong thời gian ngắn, huyện Lục Ngạn đã “biến” hàng chục nghìn ha đất trống, đồi núi trọc cằn khô sỏi đá xưa kia thành miệt vườn vải thiều xanh non trù phú.
Tỉnh Bắc Giang đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư, nâng cao đời sống người dân vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
Hoạt động giao thương kinh tế – nông thôn của địa phương từ đó cũng dần được cải thiện và phát triển theo chiều hướng tích cực. Cây vải thiều dần trở nên quan trọng và là niềm tự hào của người dân địa phương.
Video đang HOT
Cùng với huyện Lục Ngạn, từ khi cây vải xuất hiện tại các địa phương khác trên toàn tỉnh như Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam… bộ mặt kinh tế – nông thôn, hoạt động giao thương không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Xác định được lợi ích kinh tế mà cây vải đem lại, những năm qua, chính quyền địa phương các huyện tập trung tuyên truyền, tổ chức công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng các mô hình thâm canh, sản xuất vải an toàn, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…; hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thực hiện thời gian cách ly đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức triển khai phát triển các mô hình sản xuất an toàn, nhân rộng mô hình nhóm hộ liên kết sản xuất; đồng thời tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các xã có diện tích vải lớn trên địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng để tập trung phát triển vùng cây trồng chủ lực.
Nông thôn Bắc Giang khang trang nhờ vải thiều. Ảnh: K.N
Vải thiều giúp người dân có của ăn của để
Bắc Giang là tỉnh miền núi có 9 huyện và thành phố; trong đó, có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao; 230 xã, phường, thị trấn, 182 xã miền núi (trong đó có 47 xã vùng cao), là nơi cư trú của 20 dân tộc thiểu số tập trung ở 135 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi vùng cao: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế.
Ông Luân Văn Lót, dân tộc Nùng ở xã vùng cao Kiên Thành, Lục Ngạn chia sẻ, gia đình ông có khoảng 700 gốc vải, cho sản lượng khoảng 20 tấn.
Với giá bán khoảng 8.000 – 15.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 300 triệu đồng tiền vải, đời sống gia đình ông không ngừng được cải thiện, xóa nợ được ngân hàng và thoát nghèo.
Cũng như gia đình ông Lót, gia đình ông Đặng Văn Ngư, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên chia sẻ: “Trước kia, khi chưa đưa cây vải về trồng tại vườn nhà, gia đình tôi vẫn là một hộ khó khăn trong vùng, từ khi đưa 400 cây vải về trồng tại vườn nhà và nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm trong chăm sóc cây vải mà hằng năm gia đình tôi thu về trên 200 triệu đồng”.
Không chỉ gia đình ông Lót và ông Ngư vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế từ cây vải thiều mà còn rất nhiều các hộ gia đình khác ở Bắc Giang cũng được cải thiện.
“Kho báu” ông nông dân tên Trụ góp công đặt những viên gạch đầu tiên khai thác nay đã thực sự cho trái ngọt.
Thật bất ngờ, người đầu tiên góp công mang "kho báu" 7.000 tỷ lên Bắc Giang là một ông nông dân tên Trụ
Trái vải thiều xuất hiện đã làm thay đổi không ngừng bộ mặt kinh tế của các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Sự khởi đầu của cây vải thiều ở Bắc Giang từ một người nông dân tên Trụ
Ngược dòng lịch sử trở lại những năm 1950 của thế kỷ trước từ khi cây vải thiều chưa xuất hiện và trở nên phổ biến như bây giờ, khi đó, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang còn là một huyện miền núi nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm nông - lâm nghiệp: gieo cấy lúa, trồng khoai, sắn, đỗ tương... và trồng rừng.
Năm 1953, khi rời quê cũ lên Lục Ngạn lập nghiệp, một người nông dân tên Trụ đã mang theo hạt vải thiều từ Hải Dương về quê mới trồng với mục đích chính là lưu giữ kỷ niệm. Đây được coi là một những hộ dân đầu tiên di thực cây vải thiều về Lục Ngạn, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về kinh tế sau này của người dân huyện vùng cao Lục Ngạn.
Cây vải thiều dần trở thành giống cây trồng chủ lực giúp người dân thoát nghèo tại nhiều địa phương của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.N
Khi mới trồng, gia đình ông Trụ cũng không nghĩ rằng cây vải thiều lại có thể phát triển xanh tốt và cho chất lượng quả thơm ngon trên vùng đất cằn khô sỏi đá này.
Trải qua quá trình chăm sóc gần chục năm, rồi đất cũng chẳng phụ công người, cây vải thiều đã vươn lên sống mạnh mẽ, trổ lộc, sinh cành và đơm hoa kết trái. Khi những cây vải đầu tiên bói quả, khi ăn thử mọi người đều thấy thích loại quả thơm ngọt này.
Cũng từ đây, một giống cây mới đã được ghi danh trên mảnh đất Lục Ngạn. Sau đó cây dần được nhân giống và mở rộng diện tích trồng vải sang một số xã vùng thấp trong huyện như Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Quý
Theo số liệu thống kê, đến năm 1986, huyện Lục Ngạn mới có 92 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 42 ha vải thiều, sản lượng vải thiều ước đạt 100 tấn.
Tuy nhiên phải đến những năm 1990-1991, khi giá trị của quả vải thiều đạt hiệu quả cao và huyện Lục Ngạn có những chính sách đặc biệt trong phát triển loại cây này thì phong trào trồng vải thiều mới được nhân dân ở các xã, thị trấn đầu tư mạnh mẽ.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn ha đất trống, đồi trọc xưa kia đã được thay thế bằng vườn vải thiều tươi tốt, từ loại cây giúp giảm nghèo đi lên thành thương hiệu mới " Vải thiều Bắc Giang".
Di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bắc Giang có 188 xã, chiếm 72% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Bao năm qua, tại Bắc Giang cây vải thiều được coi là cây "vàng" trong xóa đói giảm nghèo ở huyện miền núi Lục Ngạn và các huyện như Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động ..., làm nên thương hiệu của loại trái cây nức tiếng gần xa.
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động. Ảnh: K.N
Giai đoạn 1982 - 1998 được coi là thời kỳ chuyển dịch một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, theo hướng tăng nhân diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày của huyện Lục Ngạn.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết đầy đủ tính khoa học và thực tiễn của việc thực hiện trồng cây ăn quả trong thời kỳ 1960 - 1982, đã khẳng định rõ vai trò của cây vải thiều trong nền kinh tế huyện nhà.
Huyện ủy - UBND huyện Lục Ngạn đã đi tới một quyết sách có tính quyết định là phát động phong trào trồng vải thiều sâu rộng trong nhân dân. Một quyết tâm chiến lược được đề ra là "di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn".
Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nhân dân vay hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư vào cây giống cùng vật tư phân bón... nên chỉ trong thời gian ngắn, huyện Lục Ngạn đã "biến" hàng chục nghìn ha đất trống, đồi núi trọc cằn khô sỏi đá xưa kia thành miệt vườn vải thiều xanh non trù phú.
Có lẽ bởi việc hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi như: điều kiện đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; cùng với sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ đảng, chính quyền và các nhà khoa học; cộng quá trình lao động cần cù, thông minh sáng tạo của nhân dân nên chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn mới thơm ngon nổi tiếng không nơi nào sánh kịp: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, ăn thơm ngon và ngọt lịm.
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể "Vải thiều Lục Ngạn".
Vải thiều Lục Ngạn còn được tôn vinh ở các hội chợ trong nước và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động... trong đó hơn 50% diện tích vải đã được cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu. Năm 2021, giá trị thu nhập cây vải thiều mang lại cho người dân Bắc Giang là khoảng 7.000 tỷ đồng.
Cận cảnh sản xuất mỳ chũ Lục Ngạn từ gạo bao thai: "Ngày xưa giấu nghề, thấy có người đến mua là ngừng tay không làm nữa" Xã Nam Dương (Lục Ngạn, bắc Giang) nổi tiếng với sản phẩm mỳ chũ có truyền thống lâu đời. Loại mỳ này từng được coi là bí quyết gia truyền, không tiết lộ công thức cho người ngoài. "Người ngoài tuyệt đối không bao giờ hỏi được bí quyết" Về Lục Ngạn (Bắc Giang), ngoài vải thiều nức tiếng, nơi đây còn có...