60% doanh nghiệp ngành điện tử lo ngại về kỹ năng lao động
Trong bối cảnh phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất và nâng tầm kỹ năng lao động trong chuỗi cung ứng điện tử.
Lắp ráp linh kiện điện thoại tại KCN Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: TTXVN
Để tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp mũi nhọn này, vào ngày 15/7, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức diễn đàn ngành điện tử “Việc làm Thỏa đáng và Tương lai của chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam”.
Việt Nam đã ghi nhận giá trị xuất khẩu hàng điện tử tăng liên tục hàng năm, hiện chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Là một trong những nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất thế giới, giá trị xuất khẩu của ngành lên tới hơn 108 tỷ USD trong năm 2021 với lực lượng lao động ước tính trên 1 triệu người.
Tuy nhiên, ngành điện tử chủ yếu tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động.
Video đang HOT
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết: “Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là những biến động lớn về lao động, trong đó có sự suy giảm và thiếu hụt lao động, việc thu hút người lao động trở lại làm việc, tạo ra việc làm thỏa đáng đang là một bài toán khó được đặt ra”.
Kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát doanh nghiệp mới nhất do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của ILO cho thấy khoảng 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng tình trạng thiếu lao động có kỹ năng là một thách thức từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng trong lĩnh vực điện tử. Khoảng 50% số doanh nghiệp cũng coi kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giám sát và quản lý là một thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo lực lượng lao động gắn bó, năng suất ổn định và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất cần phải được coi là ưu tiên hàng đầu.
“Đồng thời, các đơn vị cần chú ý tới việc làm thỏa đáng để có thể tăng khả năng cạnh tranh bền vững của ngành công nghiệp điện tử trên thị trường toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam nhận định.
Nguy cơ 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu
Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu.
Đây là khuyến nghị của chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội thảo "Nhận diện các vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển bao trùm, toàn diện, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, không bỏ ai lại phía sau" do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với ILO tổ chức ngày 29.6.
Theo chuyên gia ILO, Việt Nam đối mặt nguy cơ có hơn 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu vào năm 2030. Ảnh T.N
Nguy cơ 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu
Theo ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội của ILO, hiện nay Việt Nam có 16,5 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), chỉ chiếm 33% trong tổng số lực lượng lao động hơn 50 triệu người. Trong 11,4 triệu người cao tuổi, mới chỉ có 4,3 triệu người đang được hưởng lương hưu (2,6 triệu người từ BHXH và 1,7 triệu người từ bảo trợ xã hội).
Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, vị chuyên gia này khuyến nghị: "Nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ BHXH thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai".
Trong khi mở rộng diện bao phủ của BHXH còn nhiều thách thức thì vấn đề lao động rút BHXH một lần càng khiến cho hệ thống an sinh xã hội trong tương lai bị ảnh hưởng. Các chuyên gia quốc tế chỉ ra rằng, việc hệ thống BHXH ở Việt Nam cho phép người lao động thoát khỏi hệ thống BHXH và yêu cầu rút BHXH một lần cho tất cả các khoản đóng góp trước đây có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài đối với an ninh thu nhập của người lao động, cũng như tính bền vững tài chính của hệ thống.
Theo quy định của luật BHXH (2014), người lao động phải đóng BHXH tối thiểu 20 năm mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế nhận định, với đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam khiến hầu hết người lao động khó có thể tích lũy được 20 năm đóng góp. Điều này cho thấy nhiều người lao động tham gia BHXH nhưng khó có thể chờ để hưởng lương hưu.
Ông André Gama, chuyên gia an sinh xã hội của ILO, chia sẻ: "Việt Nam cần thúc đẩy sự phối hợp và liên kết các chính sách an sinh xã hội với các khuôn khổ pháp lý, chính sách việc làm như luật Việc làm và bộ luật Lao động. Việc gia tăng cơ hội tạo việc làm hiệu quả và thỏa đáng không chỉ giúp giảm nghèo mà còn góp phần cung cấp tài chính bền vững cho các hệ thống an sinh xã hội. Trong thực tế, người lao động chỉ có thể tham gia đầy đủ vào hệ thống BHXH khi có việc làm ổn định".
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần nỗ lực để đảm bảo an sinh cho xã hội, giải quyết thách thức từ các nhóm chính sách bị bỏ sót, những nhóm người làm việc tự do... thuộc nhóm cấp thiết cần tham gia an sinh xã hội.
Giải bài toán rút bảo hiểm xã hội một lần - Bài 1: Giải quyết khó khăn trước mắt Sau thời gian dịch COVID-19 hoành hành, nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn và nghĩ đến giải pháp rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống trước mắt, nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán 2022. Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đến tháng 5/2022, số lượng người lao động rút bảo hiểm xã...