60 điều tra viên vào cuộc vụ thảm sát chấn động xứ Nghệ
Lãnh đạo Cục C45 cho biết, các điều tra viên vẫn đang nỗ lực phá án. Công an Nghệ An và lực lượng biên phòng cũng được tăng viện để phối hợp điều tra.
Trao đổi với PV, lãnh đạo CA Nghệ An cho biết tính, đến chiều 14/7, đã huy động gần 60 cán bộ đến hiện trường (bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương). Trong đó, có lực lượng thuộc Phòng PC45 và Công an huyện Tương Dương.
Sau gần 2 tuần kể từ thời điểm phát hiện sự việc, việc điều tra lần tìm manh mối vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Do địa bàn hiểm trở và đi lại khó khăn, các điều tra viên phải ăn ngủ tại bản.
Chính quyền địa phương thăm hỏi ông Bình, người sống sót duy nhất trong gia đình xấu số.
Trao đổi với VietNamNet qua điện thoại, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục C45, Bộ CA cũng cho biết, những trinh sát giỏi của C45 đang bám trụ tại địa bàn giáp ranh biên giới ở Nghệ An.
“Hiện anh em vẫn đang làm việc hết sức tại hiện trường”, thiếu tướng Tiến cho biết.
Trong khi đó, hơn 10 ngày sau vụ thảm sát, ông Lô Văn Bình, người sống sót duy nhất trong gia đình xấu số đã qua cơn hoảng loạn. Nhiều ngày qua, chính quyền địa phương đã cắt cử người để chăm sóc và động viên ông Bình qua cơn đại nạn.
Video đang HOT
“Hôm đó tôi mà vào rẫy thì cũng đã chết rồi! Gia đình tôi không có thù oán với ai, chỉ mong công an sớm điều tra, bắt được hung thủ để vợ con tôi thanh thản”, ông Bình khóc nghẹn.
Tường thuật lại với PV, ông Vi Văn Hoài (SN 1969), người đầu tiên phát hiện vụ thảm sát cho biết, thi thể đầu tiên ông nhìn thấy là chị Yến trong trạng thái ở trần, nổi trên mặt nước. Người phụ nữ còn địu đứa con nhỏ cũng đã tử vong từ trước đó.
Nhận tin báo từ anh Hoài, người dân bản Phồng chạy vào rẫy nơi xảy ra vụ thảm sát. Trong lán của gia đình anh Thọ, người dân phát hiện một mâm cơm được dọn sẵn chưa kịp ăn, các đồ vật trong lán không có sự xáo trộn.
Cao Thái
Theo_VietNamNet
Oan sai ở Sóc Trăng: Tiếp tục gia hạn tạm giam 2 nguyên điều tra viên
Một trong hai bị can luôn miệng kêu oan, vì cho rằng mình không dùng nhục hình đối với bất kỳ ai nhưng VKSND Tối cao vẫn tiếp tục gia hạn tạm giam.
Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động Online, chiều ngày 8-7, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao đã đến trại tạm giam của Công an tỉnh Sóc Trăng để tống đạt lệnh gia hạn tạm giam đối với bị can Triệu Tuấn Hưng(nguyên là điều tra viên, nguyên phó đội trưởng Đội Hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân của Công an tỉnh Sóc Trăng).
Cùng thời điểm, bị can Nguyễn Hoàng Quân (nguyên điều tra viên, nguyên đội trưởng Đội Hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân của Công an tỉnh Sóc Trăng) cũng nhận được quyết định gia hạn tạm giam.
Triệu Tuấn Hưng lúc chưa bị bắt giam. Ảnh do gia đình cung cấp
Trước đó, vào ngày 5.5, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 2 bị can Hưng và Quân ra trước TAND tỉnh Sóc Trăng để tiến hành xét xử.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng đơn kiến nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung của luật sư bào chữa cho bị can Hưng cùng lá đơn kêu oan của bị can này, TAND tỉnh Sóc Trăng đã trả hồ sơ cho VKSND Tối cao để điều tra bổ sung làm rõ có hay không hành vi dùng nhục hình đối với bị can Hưng.
Bởi lẽ theo 2 luật sư bào chữa cho bị can Hưng là ông Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) và bà Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TPHCM), trong vụ án giết tài xế xe ôm Lý Văn Dũng (ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) dẫn đến 7 thanh niên bị oan, bị can Hưng không được phân công nhiệm vụ điều tra viên vì đang tham gia vụ án khác. Do đó, nếu bị can này có tham gia đánh đập những thanh niên bị oan thì không thuộc chủ thể dùng nhục hình theo qui định của pháp luật hình sự mà là một tội danh khác (nếu có). Bản thân bị can Hưng cũng liên tục kêu oan từ lúc bị bắt giam đến nay.
Ông Cường tin rằng con mình không phạm tội dùng nhục hình. Ảnh: Công Tuấn
Luật sư Ánh cho biết, bản thân bà không cổ xúy cho việc cán bộ ngành tư pháp dùng nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các nghi phạm. Tuy nhiên, bà nhận lời bào chữa cho bị can này vì nhận thấy dù Hưng là cán bộ điều tra trong bộ máy tư pháp nhưng không có mối quan hệ tư pháp đối với 7 thanh niên bị oan (do không được phân công điều tra) nên không phải là chủ thể của tội danh "Dùng nhục hình" như trong cáo trạng truy tố.
"Trong quá trình làm việc với VKSND Tối cao, Hưng luôn cho rằng mình không có tội, bị bắt không đúng người, bị vu khống nên yêu cầu được trả tự do..." - trong đơn đề nghị trả tự do cho bị can Hưng mới đây, luật sư Ánh thể hiện.
Trong quá trình công tác, bị can Hưng nhận được rất nhiều bằng khen và danh hiệu. Ảnh: Công Tuấn
Trong đơn cầu cứu khẩn cấp gửi các ngành chức năng, ông Triệu Minh Cường (cha của bị can Hưng) cho biết, khi Hưng bị bắt giam (ngày 6-8-2014), con gái của bị can này mới 3 tuổi, vợ của Hưng là giáo viên dạy xa nhà nên vợ chồng ông Cường phải thay phiên nhau chăm sóc con gái của Hưng.
Cũng theo ông Cường, trong quá trình công tác, Hưng đã nhận được nhiều bằng khen, huy chương của tỉnh lẫn trung ương. Trước khi bị bắt giam, Hưng khẳng định với gia đình rằng mình không tham gia vào điều tra vụ án tài xế Dũng bị giết và cũng không dùng nhục hình đối với bất kỳ ai trong 7 thanh niên bị oan. Vì thế, ông Cường tin rằng con mình không phạm tội như trong cáo trạng của VKSND Tối cao đã truy tố.
Theo_Dân việt
Hung thủ chém, cướp vàng của mẹ đẻ chính là "nghịch tử nghiện game" Huế hôm đó trời mưa lâm thâm, bỗng đâu, tiếng khóc thét, kêu cứu xé màn đêm yên tĩnh ở góc phố hẹp số 69 đường Đặng Huy Trứ. Cả khu phố hốt hoảng, trẻ nhỏ, người lớn bừng tỉnh vội vã chạy đến căn nhà số 8 để tìm hiểu sự tình... Mãi đến chiều muộn, bà M. mới qua được cơn...