60 bức ảnh Điện Biên bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hướng tới kỷ niệm 60 Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 4/5, tại Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ, tạp chí Nhiếp Ảnh phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Điện Biên Phủ – Thiên sử vàng chói lọi”.
Buổi triển lãm trưng bày 60 bức ảnh chọn lọc về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp do các phóng viên, cựu phóng viên TTXVN và Tạp chí Nhiếp ảnh (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ViệtNam) thực hiện.
60 bức ảnh kéo dài 50m, chia làm 2 phần, được đặt dọc theo tuyến đường lên viếng phần mộ Đại tướng giúp du khách có thể hình dung một cách chân thực nhất về quá trình hoạt động cách mạng, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Rất nhiều du khách tham quan cuộc triển lãm ảnh ở mộ Đại tướng
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện gắn liền với chiến dịch Điện Biên: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến cuộc chiến đấu gian khổ, khốc liệt của quân và dân Việt Nam; những thắng lợi vẻ vang của chiến dịch lịch sử.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại những chiến sĩ Điện Biên năm xưa
Triển lãm ảnh “Điện Biên Phủ – Thiên sử vàng chói lọi” kéo dài từ 4/5 đến 14/5. Sau đó, toàn bộ số ảnh trên sẽ được tặng lại cho tỉnh Quảng Bình – quê hương Đại tướng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch đánh Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu tại cuộc triển lãm)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn kế hoạch tác chiến
Video đang HOT
Những họng pháo được bộ đội dàn sẵn đón địch
Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh dưới sự chỉ huy của anh hùng Nguyễn Quốc Trị
Bộ đội ta vượt cầu Mường Thanh, đánh chiếm hang ổ của địch tại cánh đồng Mường Thanh
Tướng De Castries cùng toàn bộ chỉ huy Pháp đầu hàng
Lá cờ “Quyết chiến- Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm
Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ được bà con chào đón.
Hoàng Phúc – Đặng Tài
Theo Dantri
200 hình ảnh, tư liệu quý về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Hôm nay 19/12, nhân kỉ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2013), chào mừng kỉ niệm 69 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 69 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (22/12/1944 - 22/12/2013), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày Triển lãm "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp".
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Triển lãm khai mạc lúc 9h30 sáng 19/12 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút nhiều cán bộ, chiến sĩ và người dân đến xem. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguễn Vịnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tổng Quân ủy sinh ngày 01/01/1914 tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Trong buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (là con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) đại diện cho gia đình trao tặng triển lãm bức ảnh quí ghi lại hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lội ruộng cấy lúa.
Gần 200 hiện vật được chia thành 4 đề mục triển lãm: Quê hương và tuổi thơ; Nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; Vị Đại tướng của nông dân; Trọn nghĩa, vẹn tình.
Một bức ảnh rất đẹp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm Sư đoàn 312 ngày 01/01/1964.
Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự định trở lại chiến trường Miền Nam, tháng 7/1967.
Chiếc xe đạp đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc 1950 - 1954.
Đôi dép cao su Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phòng miền Nam đã sử dụng từ 1962 - 1967.
Một hiện vật đặc biệt mới sưu tầm tại Bình Dương là chiếc máy thông tin RT77-GRC9 ta thu được trong Chiến thắng Hoài Đức, Bình Thuận, Xuân hè 1965. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ đạo cấp cho đồng chí Nguyễn Trung Hiếu nhân viên Báo vụ Miền sử dụng và có sáng kiến "chèn sóng" của địch để truyền tin của cơ sở về TTXGP và TTXVN được bảo đảm an toàn, bí mật từ 1965 - 1975.
Một cựu chiến binh xem triển lãm bồi hồi nhớ lại những lần được gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngày 22/12/1963 tại Lý Nam Đế.
Sưu tập Huân, Huy chương - phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước trao tặng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Một bức thư nằm trong Sưu tập thư Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Gửi cho gia đình từ 1950 - 1964.
Trong quá trình triển khai thực hiện triển lãm, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã cung cấp cho Bảo tàng LSQS Việt Nam nhiều hình ảnh và hiện vật quí về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để trưng bày giới thiệu với công chúng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Gặp người bắt sống Tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ Ở tuổi 79, đại tá Hoàng Đăng Vinh - người trực tiếp được lệnh vào bắt Tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ - vẫn khỏe mạnh, mực thước và minh mẫn. Chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vinh dự được Bác Hồ gắn Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên năm 1954. Những ngày này, trong không kỷ niệm 60 năm chiến...