60% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, thống kê trong đợt dịch này khoảng 60% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gây khó khăn cho truy vết, sàng lọc, thời gian ủ bệnh kéo dài 21 ngày.
Khoảng 1.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 50 cơ sở y tế trên cả nước. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị đông bệnh nhân nhất, khoảng 300 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19, sáng nay cho biết các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc khi họ đến viện.
“Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng”, giáo sư Kính nói.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho rằng khó khăn nhất của công tác phòng chống Covid-19 hiện nay chính là rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh, rất khó biết được ai là người mang mầm bệnh. Có những người xét nghiệm hai, ba lần đều âm tính nCoV, song đến gần ngày hết cách ly thì mới dương tính nCoV.
“Điều này khiến công tác truy vết vô cùng khó khăn”, ông Hà nói.
Video đang HOT
Ông Hà nhấn mạnh không chỉ riêng Covid-19 mà bệnh gì cũng vậy, sẽ có người biểu hiện nặng, người biểu hiện nhẹ, người không có biểu hiện gì, hoặc người phát bệnh sớm, người phát bệnh muộn hơn.
Riêng với Covid-19, lực lượng chức năng phải đi truy lùng, xét nghiệm để tìm những người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính nCoV cần phải theo dõi suốt trong quá trình. Nếu cả quá trình không xuất hiện triệu chứng gì cho đến lúc khỏi bệnh, thì mới gọi là không có triệu chứng. Trường hợp từ lúc phát hiện dương tính, bệnh nhân không có triệu chứng, tuy nhiên vài ngày sau có triệu chứng, thì ngày đầu phát hiện dương tính được tính là ngày đầu ủ bệnh, ngày có triệu chứng gọi là ngày khởi bệnh.
Bác sĩ Hà cho rằng việc rà soát, truy vết các đối tượng nguy cơ trong cộng đồng và làm xét nghiệm sàng lọc là rất quan trọng trong công tác phòng chống Covid-19. “Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì chắc chắn sẽ bỏ sót ca bệnh”, ông nói.
Các nghiên cứu đánh giá trên một quần thể lớn người bệnh, thấy rằng thời gian ủ bệnh của Covid-19 kéo dài 21 ngày. Những ngày đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng, sau đó triệu chứng sẽ bắt đầu thấy rõ ở khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 sau khi tiếp xúc với nCoV, rồi giảm dần. Từ khoảng ngày 15 đến ngày 21 rất ít có triệu chứng.
Các triệu chứng điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ từ 38,1 độ C đến 39C. Ở hầu hết các bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và các triệu chứng sẽ khỏi trong khoảng một tuần. Nếu các triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn.
Tiến triển bệnh Covid-19 thường khó dự đoán được, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng.
Những nghiên cứu sơ bộ trên thế giới hiện nay cho thấy tỷ lệ Covid-19 không triệu chứng chiếm khoảng 20-40% trong tổng số người nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu khác cho rằng có thể có đến một nửa số người nhiễm là người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Thuật ngữ y học gọi đây là người lành mang trùng đối với bệnh tả và người mang ký sinh trùng lạnh đối với bệnh sốt rét…
Trên thực tế, giới chức y tế vẫn chưa được hiểu rõ về mức độ lây nhiễm của người mắc bệnh nếu họ không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đợt dịch Covid-19 hồi tháng 2 tại Việt Nam, phân tích 240 bệnh nhân Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhận thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng.
Một bệnh nhân tại Gia Lai đã đến bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai khám về tiêu hóa, không hề có triệu chứng hay dấu hiệu gì của Covid-19. Khi được khám chuyên sâu, các bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân trở lại phòng khám cách ly. Các chuyên gia nhận định “không triệu chứng” là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân.
Các chuyên gia khuyến cáo, cách duy nhất phòng bệnh là phải cách ly tất cả mọi người tiếp xúc gần khi có người mắc Covid-19, khử khuẩn những nơi mà bệnh nhân đi qua. Mỗi người cần đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân; làm sạch các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ nhiễm nCoV cao hàng ngày…
Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày. Ông Hà lưu ý tất cả người trong diện nguy cơ, không nên chủ quan khi thấy cơ thể không có triệu chứng. Tất cả vẫn cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Ông nhấn mạnh “quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân”.
Ông Kính cho biết, đợt này số lượng bệnh nhân đông, tình trạng tăng nặng nhanh, các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương rất vất vả trong điều trị. Theo Tiểu ban điều trị, hiện 25 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nặng, một người nguy kịch phải can thiệp ECMO.
Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đề nghị các địa phương thực hiện phương châm 4 tại chỗ, là bệnh nhân xảy ra tại địa phương nào điều trị tại địa phương đó, không chuyển hết đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trừ ca nặng, vượt quá khả năng.
3 khả năng lây nhiễm COVID-19 của BN3298 từng tới TP.HCM
Ngày 11/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa đưa ra nhận định về các khả năng BN3298 bị lây nhiễm COVID-19.
BN3298 từng vào TP.HCM trên chuyến VN113 hôm 30/4 và trở về Đà Nẵng ngày 4/5 trên chuyến VN136.
Trong thời gian ở TP.HCM từ 30/4 - 4/5, bệnh nhân đi nhiều nơi cùng nhiều bạn làm việc tại một số đơn vị y tế trên địa bàn TP.HCM, trong đó có nhân viên của HCDC.
Theo HCDC, trường hợp lây nhiễm của BN3298 có 3 giả thuyết đặt ra. Giả thuyết thứ nhất, sau khi từ TP.HCM về Đà Nẵng, người này bị lây nhiễm tại gia đình (chị dâu có yếu tố dịch tễ) rồi có kết quả xét nghiệm dương tính. Giả thuyết thứ 2, lây nhiễm tại gia đình ở Đà Nẵng nhưng không có triệu chứng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đưa ra 3 giả thuyết khả năng lây nhiễm của BN3298.
Giả thuyết thứ 3, người này lây nhiễm trong quá trình đến các địa điểm tại TP.HCM. Tuy nhiên, đây là giả thuyết ít xảy ra nhất vì các địa điểm bệnh nhân đến đều không có yếu tố dịch tễ.
HCDC nhận định rằng, giả thuyết thứ nhất nhiều khả năng xảy ra nhất vì có yếu tố dịch tễ rõ ràng về nguồn lây và 6 trường hợp tiếp xúc gần là nhóm bạn đi chơi chung tại TP.HCM có kết quả xét nghiệm âm tính.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng trong trường hợp xảy ra ở giả thuyết 2 và 3, TP.HCM vẫn triển khai thực hiện truy vết đầy đủ tất cả những trường hợp tiếp xúc tại nơi mà bệnh nhân đã đến trong thời gian lưu trú tại TP.HCM.
Liên quan đến bệnh nhân này, TP.HCM truy vết và chạy xét nghiệm khẩn các trường hợp tiếp xúc gần, trong đó có 6 người bạn của bệnh nhân và 2 người khác. Sáng 10/5, 8 người này đã cho kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2. 49 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.
Trưa 11/5, Việt Nam tiếp tục có thêm 18 ca Covid-19 Từ 6h đến 12h ngày 11/5, nước ta phát hiện thêm 18 ca Covid-19, trong đó có đến 16 ca lây trong cộng đồng, riêng Bắc Giang có 10 bệnh nhân. Tính từ 6h đến 12h ngày 11/5, Việt Nam có 18 ca mắc mới Covid-19: - 2 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đồng Nai - 16 ca...