60-80% phụ huynh đồng ý tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ chấp thuận của phụ huynh về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi dao động từ 60-80%.
Chiều tối 4/4, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực “ngoại giao vaccine” đã đưa số lượng vaccine lớn về Việt Nam. Đến nay, cơ bản người trên 18 tuổi tại Việt Nam đã tiêm đủ mũi 1 và mũi 2. Ngoài ra, đã tiêm được 47% mũi 3 vaccine COVID-19.
Với trẻ em, độ tuổi từ 12-dưới 18, đã cơ bản tiêm đủ mũi 1 và mũi 2. Như vậy, độ bao phủ vaccine cho đối tượng trẻ em từ 12 tuổi trở lên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Đặc biệt, vấn đề vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, từ đầu tháng 12/2021, Bộ Y tế đã nghiên cứu, rà soát dựa trên báo cáo, đề xuất của 63 tỉnh, thành lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ban hành Nghị quyết mua vaccine. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất mua 21,9 triệu liều vaccine.
“Trong quá trình tiến hành thảo luận và tiến tới ký kết mua vaccine với Pfizer, có một số tổ chức, một số quốc gia, đặc biệt, vừa rồi chúng tôi đã làm việc với Đại sứ quán Australia, Đại sứ quán Hà Lan… và nhận được cam kết sẽ hỗ trợ vaccine tiêm cho trẻ em. Do vậy, chúng tôi đang có điều chỉnh để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm sao vừa mua vaccine theo Nghị quyết của Chính phủ, vừa tiếp nhận vaccine viện trợ để đảm bảo tỷ lệ tiêm theo quy định”, ông Tuyên nói.
Với vấn đề tạo đồng thuận khi tiêm vaccine cho trẻ em, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, trước khi triển khai tiêm, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát, đánh giá tỷ lệ chấp thuận của phụ huynh với việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi: “Tỷ lệ chấp thuận khác nhau, giao động từ 60-80%. Do vậy, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, đồng thời tập huấn cho các địa phương để các địa phương có thể chủ động khi vaccine về đến Việt Nam”.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, ngay chiều 3/4, Bộ Y tế đã làm việc với hai đơn vị là Đại sứ quán Australia và Giám đốc Pfizer tại Việt Nam, theo đó, cùng thống nhất phương án đưa vaccine về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất có thể để triển khai tiêm cho trẻ em: “Việt Nam đang cấp phép vaccine tiêm cho trẻ em 5-11 là Pfizer và Moderna. Dự kiến, nếu hoàn thành thủ tục nhanh nhất thì có thể đưa lô vaccine Moderna đầu tiên về Việt Nam vào ngày 10/5″.
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về các ứng viên vaccine COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Cụ thể, đến nay, Việt Nam có 3 ứng cử viên vaccine COVID-19 là Nanocovax của Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen; Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) nghiên cứu; và vaccine chuyển giao công nghệ ARCT-154.
Video đang HOT
>> Bao giờ có vaccine COVID-19 sản xuất trong nước?
Trong đó, vaccine Nanocovax do Nanogen nghiên cứu đã tiến tới đánh giá thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Vaccine này đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Hội đồng Đạo đức) cũng như Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế họp đánh giá. Theo đó, qua rà soát hồ sơ, ứng viên vaccine này vẫn còn một số dữ liệu Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc đề nghị Nanogen bổ sung.
“Hiện Nanogen đang tập hợp, bổ sung dữ liệu theo yêu cầu. Sau đó, theo đề cương nghiên cứu, các hội đồng tiếp tục họp và nếu đủ điều kiện thì Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ trình Bộ Y tế cấp phép cho vaccine này”, ông Tuyên nói.
Trong khi đó, vaccine Covivac của IVAC đã được đánh giá kết quả giữa kỳ của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và đang ở giai đoạn 2 nghiên cứu. Vaccine này đang được hoàn thiện đề cương, hồ sơ để thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Vaccine thứ 3 – ARCT-154 là vaccine nhận chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ. Vaccine đã đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2 và đang triển khai giai đoạn 3, theo đó đã tiêm thử nghiệm trên 1.000 tình nguyện viên.
“Cả 3 ứng viên vaccine COVID-19 của Việt Nam đều đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Khi các đơn vị nghiên cứu vaccine hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng Đạo đức và Hội đồng tư vấn cấp phép… Trên cơ sở đánh giá của 2 Hội đồng này, nếu đủ điều kiện thì Bộ Y tế sẽ tiến hành cấp phép. Vaccine là một sinh phẩm tiêm vào cơ thể con người, nên yêu cầu đánh giá an toàn rất cao, bao gồm đánh giá tai biến tức thì và đánh giá ảnh hưởng lâu dài. Chúng ta sẽ không cấp phép vaccine khi chưa có nghiên cứu và đánh giá đầy đủ”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh./.
Theo số liệu công bố chiều 4/4, Việt Nam đã thực hiện tiêm tổng số 206.554.099 liều vaccine COVID-19, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.361.355 liều: Mũi 1 là 71.245.934 liều; Mũi 2 là 68.065.429 liều; Mũi 3 là 1.509.399 liều; Mũi bổ sung là 14.941.945 liều; Mũi nhắc lại là 33.598.648 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.192.744 liều: Mũi 1 là 8.809.470 liều; Mũi 2 là 8.383.274 liều.
Thứ trưởng Y tế: 'Tuân thủ 3 tra 5 chiếu, tránh lẫn vaccine'
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh tiêm vaccine Covid-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối, kiểm tra kỹ, tránh để lẫn các loại vaccine.
"Phải tuân thủ 3 tra, 5 chiếu khi tiêm vaccine", Thứ trưởng Tuyên nói tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19, chiều 5/11.
Quy tắc này gồm kiểm tra tên người bệnh, tên thuốc, liều thuốc; đối chiếu nhãn thuốc, thời gian dùng thuốc, chất lượng thuốc, đường dùng thuốc, số giường và số phòng. Đây là nguyên tắc nằm lòng đối nhân viên y tế, nhằm đảm bảo sự an toàn và tránh nhầm lẫn trong dùng thuốc.
Ông Tuyên đưa ra yêu cầu này trong bối cảnh vừa xảy ra sự cố tiêm nhầm vaccine Covid-19 cho 18 trẻ 2-6 tháng tuổi ở Hà Nội, song không đề cập đến vụ việc.
Các địa phương, đơn vị rà soát về công tác tiêm chủng, số vaccine đã tiêm, số còn lại, nhân lực, đặc biệt là 19 tỉnh phía Nam, báo cáo Bộ Y tế trước 17h ngày 6/11. Thứ trưởng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho người từ 50 tuổi trở lên); tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian; tiêm cho trẻ 12-17 tuổi.
Hai Bộ Y tế và Quốc phòng đã thống nhất "địa phương nào cần sẽ điều lực lượng quân y đến hỗ trợ".
"Nếu chúng tôi không nhận được báo cáo theo đúng thời hạn, coi như địa phương không cần hỗ trợ. Khi đó địa phương để xảy ra tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine sang nơi khác và lãnh đạo Sở Y tế sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh về việc điều chuyển vaccine", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tính đến tối 5/11, cả nước đã tiêm được hơn 86,4 triệu liều vaccine, trong đó 32,5 triệu người tiêm một liều và 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều. Một tuần nay, trung bình mỗi ngày tiêm được khoảng 1,1 triệu liều. Một số tỉnh triển khai tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi, như TP HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình... Hiện, tổng cộng đã tiêm được hơn 800.000 liều trẻ em.
Trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất một liều vaccine là 81,2%, đủ 2 liều vaccine là 37,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
13 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương.
5 tỉnh tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine dưới 50% dân số từ 18 tuổi trở lên là Sơn La (42%), Nghệ An (43,6%), Thanh Hóa (45,4%), Nam Định (46,9%), Cao Bằng (48,7%).
Lãnh đạo Sở Y tế một số địa phương trong nhóm tỷ lệ tiêm chủng thấp (số tiêm so với số vaccine đã phân bổ), giải thích do việc "nhập liệu tiêm chủng chưa theo kịp tốc độ tiêm chủng" và cho biết đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ nhập liệu. Các địa phương đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine để tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi.
Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết ngay khi có vaccine về, Viện sẽ thừa lệnh Bộ Y tế để phân bổ trên cơ sở kế hoạch dự trù của các tỉnh, thành. Do đó, địa phương cần tiêm chủng cho người trên 18 tuổi ngay số vaccine đã được phân bổ. Vaccine tiêm cho trẻ em phân bổ theo đợt riêng.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp chiều 5/11. Ảnh: Nguyễn Nhiên
Số ca cộng đồng và xã phường "đổi màu" cấp độ dịch đều tăng. Trong 7 ngày qua (29/10-4/11), cả nước ghi nhận 40.490 ca mắc mới, tăng 12.632 ca so với 7 ngày trước đó. Trong đó, 18.073 ca cộng đồng, tăng 6.324 ca so với 7 ngày trước.
Một tuần qua đã có sự thay đổi về số lượng xã, phường "đổi màu" cấp độ dịch: Giảm 142 xã, phường cấp độ 1, 2; tăng 142 xã, phường cấp độ 3, 4. 4 khu vực có xã, phường tăng cấp độ 4. Các địa phương rà soát tất cả người đi về từ các tỉnh, thành phố có số ca nhiễm cao (như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...).
"Chủ động giám sát, xét nghiệm trường hợp có nguy cơ cao, dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời các ổ dịch", ông Tuyên nói.
Kỷ lục kép: Hà Nội vụt tăng lên hơn 5.100 F0 mới, hơn 181.200 ca đang điều trị, theo dõi Trong hơn 5.100 ca mắc COVID-19 mới vừa được thông báo có 1.518 ca cộng đồng. Toàn thành phố hiện có hơn 4.700 ca phải nhập viện trong tổng số 181.222 ca đang điều trị, theo dõi. Sở Y tế Hà Nội tối 20/2 thông báo trong 24 giờ qua TP phát hiện 5.102 ca COVID-19 mới, trong đó có 1.518 ca cộng...