6 ý tưởng xuất sắc về bảo vệ chủ quyền và phát triển biển đảo
Kết thúc cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc”, T.Ư Hội SVVN quyết định trao giải cho 6 ý tưởng xuất sắc nhất, với 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
Sinh viên tình nguyện tại Đảo Phú Quý, Bình Thuận.
Cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc” do T.Ư Hội SVVN phát động từ tháng 7/2020. Sau 2 tháng phát đông, Ban tổ chức nhận được 413 ý tưởng gửi về tham gia trong các lĩnh vực: Tuyên truyền về biển, đảo; bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền biển đảo; phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; ứng dụng KHCN, kiến thức chuyên môn; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng, mô hình, sáng kiến, giải pháp của hội viên, sinh viên nhằm cải thiện, giải quyết các vấn đề trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế – xã hội biển, đảo; đẩy mạnh hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và du lịch tại các đảo tiền tiêu của tổ quốc; giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển, đảo và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
Kết quả, BTC trao giải Nhì cho ý tưởng: “Vật liệu tăng cường bốc hơi – từ năng lượng mặt trời đến nguồn nước sạch”, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc); giải Ba lần lượt thuộc về ý tưởng: “Nuôi trùn quế bằng chất thải rắn sinh hoạt trên các đảo, huyện đảo”, nhóm tác giả Nguyễn Thùy Linh, Phan Văn Khải, Hoàng Văn Nam (Hội Sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội), “Nghiên cứu bổ sung khoáng chất nhằm thay thế việc sử dụng cát san hô trong quá trình canh tác tỏi ở Lý Sơn”, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Tạ Thị Cẩm Ngân, Bùi Thu Thảo (Hội Sinh viên Đại học Phạm Văn Đồng). Ban tổ chức còn trao 3 giải Khuyến khích cho 3 tác giả và nhóm tác giả khác.
Video đang HOT
Theo thể lệ cuộc thi, các ý tưởng có tính khả thi cao sẽ được đầu tư kinh phí triển khai hiện thực hóa. Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải sẽ có cơ hội được lựa chọn tham gia chương trình biển đảo do T.Ư Đoàn và T.Ư Hội SVVN tổ chức.
Quảng Ninh đột phá cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, từ quyết tâm chính trị và sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, Quảng Ninh đã gặt hái nhiều thành công lớn từ thực hiện ba khâu đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, trong đó công tác CCHC là điểm sáng nổi bật xuyên suốt.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác triển khai Chương trình CCHC trọng tâm là thủ tục hành chính (TTHC), tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đột phá.
Trên cơ sở bám sát và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo, chỉ đạo bài bản toàn diện trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh... Đồng thời, lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, hiệu quả. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện công tác CCHC, trọng tâm là CCHC - một trong 3 đột phá chiến lược quan trọng là điểm sáng nhiệm kỳ qua.
Các TTHC từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được rút ngắn, hồ sơ giải quyết được nhanh gọn.
Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu cả nước về sáng tạo triển khai thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công (HCC) cấp tỉnh. Chủ trương trên đã được cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc nỗ lực thực hiện. Sau một thời gian triển khai thực hiện, từ hiệu quả các mô hình thí điểm, đầu năm 2015, Quảng Ninh tiếp tục triển khai mô hình này ở cấp huyện và tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại ở tất cả các xã, phường trong địa bàn toàn tỉnh.
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các Trung tâm phục vụ HCC, các TTHC trước khi đưa vào Trung tâm đều được rà soát, cắt giảm, đơn giản về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục và giảm thời gian giải quyết so với quy định. Quá trình vừa triển khai thực hiện, vừa kịp thời rút kinh nghiệm tổng kết thực tiễn, đến nay, thời gian giải quyết TTHC tại các Trung tâm HCC đã được cắt giảm tới 50% so với quy định của Trung ương. Đặc biệt, một số thủ tục đã cắt giảm trên 70% thời gian so với quy định.
Từ năm 2019, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành triển khai con dấu thứ 2 tại Trung tâm, quy trình 4 bước tại chỗ được nâng lên thành 5 bước tại chỗ: "Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả ngay tại Trung tâm", tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. Từ đó, nhiều TTHC có thể được giải quyết ngay trong ngày và trong giờ, tạo sự đổi mới, đột phá trong hoạt động giải quyết TTHC tại Trung tâm.
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, các Trung tâm HCC cũng tổ chức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân thông qua khảo sát trực tuyến qua mạng internet, qua phiếu góp ý, hòm thư góp ý, hệ thống thiết bị đánh giá được đặt ngay tại từng quầy làm việc của Trung tâm. Qua khảo sát tại các Trung tâm Phục vụ HCC mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức về TTHC từ năm 2016 đến nay đều đạt mức hài lòng với tỷ lệ tăng dần từ 95% đến 99%.
Cán bộ Công an TX Đông Triều làm thẻ căn cước lưu động cho công dân là người già yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo.
Hiện nay, số TTHC đã đưa vào giải quyết tại Trung tâm HCC cấp tỉnh là 1.379 thủ tục đạt 91,9%, đối với cấp huyện là 285, đạt 100% các TTHC đưa vào giải quyết tại Trung tâm. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh đã tiếp nhận trên 300.000 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hạn và trước hạn đạt 99,9%. Đối với 14 Trung tâm HCC cấp huyện, đã tiếp nhận trên 1,4 triệu hồ sơ TTHC; 96,9% hồ sơ được giải quyết, trả kết quả đúng hạn và trước hạn.
Ngoài việc thực hiện các hình thức giải quyết hồ sơ TTHC vào giờ hành chính theo quy định, còn thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC ngoài giờ hành chính cho những đối tượng ở xa, đi lại khó khăn; giải quyết tại nhà cho những đối tượng chính sách, người mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các TTHC, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung của tỉnh đã được xây dựng và cung cấp cho người dân, doanh nghiệp chính thức từ ngày 1/7/2016. Đến nay số TTHC cung cấp dịch công mức độ 3 và 4 đạt trên 80%. Qua đó giúp minh bạch hóa quá trình giải quyết TTHC của cơ quan quản lý nhà nước cho người dân, doanh nghiệp.
Anh Đặng Quốc Cường, Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long, TP Hạ Long, thường xuyên làm TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.
Đặc biệt vào cuối tháng 11/2019 Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức khai trương, trong đó tỉnh Quảng Ninh vinh dự là 1 trong 3 địa phương trên toàn quốc được lựa chọn thí điểm việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC cho các tổ chức, công dân thông qua cổng trực tuyến này.
Việc triển khai cải cách TTHC công từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thực sự mang đến những đổi thay có tính bước ngoặt cho công tác CCHC của tỉnh. Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của tỉnh luôn tăng qua các năm. Từ vị trí thứ 23 năm 2013, Quảng Ninh vươn lên thứ 6 năm 2015, thứ 5 năm 2016. Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019, Quảng Ninh xuất sắc vươn lên giành vị trí quán quân.
Hiệu quả đem lại trong CCHC trọng tâm là cải cách TTHC ở các cấp đã khẳng định hướng đi đúng của Quảng Ninh, thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc hướng tới một nền hành chính hiệu quả, thống nhất, tập trung, hiện đại. Đây con la đông lưc thuc đây nhanh sư phat triên cua Quang Ninh không chi trươc măt ma con vê lâu dai trong xu thế hội nhập và phát triển.
Cà Mau còn 2 đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công Đơn vị đứng đầu và cũng là duy nhất hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Cà Mau là Sở Giao thông - Vận tải. Ngày 3/9, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức họp Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 8. Trong đó, vấn đề giải ngân vốn đầu...