6 VÙNG CẤM CỦA TRẺ SƠ SINH cần được bảo vệ hơn vàng, mẹ tuyệt đối không cho ai động vào
Những vùng cấm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí là gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu bị tác động, vì vậy cha mẹ cần hết sức cẩn thận.
Dưới đây là 6 vùng cấm cha mẹ cần đặc biệt chú ý:
Rôn chinh la vêt thương cua tre sơ sinh, chinh vi vây mẹ phai thương xuyên vê sinh sach se va kiêm tra tinh trang rung rôn cua bé. Chu y luôn phai đê cho rôn con khô rao, nêu chăng may bi ươt thi phai lâp tưc vê sinh va lam khô ngay. Đăc biêt, không đươc dung tay trưc tiêp cham vao rôn tre, nêu không se rât dê bi nhiêm trung, co hai cho sưc khoe.
Má
Vùng má của trẻ sơ sinh gần với mang tai và tuyến mang tai – đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng bởi khung xương cua con vân con khá non mềm. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngoài vệ sinh còn có những cử chỉ yêu thương mẹ dành cho con. Những hành động của người lớn hằng ngày như bẹo má, vuốt mặt, hôn mạnh… có khả năng khiến khung xương măt phát triển bất thường, bi lêch sang môt bên, to, nho không đêu nhau.
Đó là lý do vì sao mỗi lần nựng trẻ nhỏ, người ta đều dặn không nên bẹo má, hôn mạnh khiến má trẻ bị xệ. Thực chất không phải sợ má xệ mà vì lo ảnh hưởng đến xương vùng mặt.
Tai
Hiên nay rât nhiêu ba me, nhât la nhưng ba me tre môi khi thây tai con co ray la lai lâp tưc lây ra cho sach. Đôi vơi ngươi lơn, chung ta rât thoai mai khi đươc lây ray tai nhưng tre con thi không giông như vây.
Thương xuyên lây ray tai cho tre se khiên tai tre bi nhiêm trung. Thưc ra nhưng thư bân trong tai tre co thê tư rơi ra ngoai, mẹ chi cân lây tăm bông châm vao dâu ô liu rôi khe khang lau tai cho con sau khi tăm la đươc. Nêu như bé nhiêu ray tai qua thi nên đưa đên bênh viên đê cac bac si lam vê sinh tai chư không đươc tư đông xư ly.
Video đang HOT
Thóp
Khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ được liền kín lại khiến thóp sau biến mất, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. Thỉnh thoảng, mẹ thấy thóp cử động phập phồng theo từng nhịp thở của con nên khá hoang mang. Bác sĩ nói rằng trên thóp có một màng dày bảo vệ tốt nên không phải lo lắng.
Vậy thì chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì đối với vùng thóp? Chính vì vùng thóp rất mềm nên nếu bị va chạm mạnh vào sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng mô não rất nguy hiểm. Khi muốn làm sạch đầu (vì đầu trẻ hay có những mảng dân gian gọi là “phân trâu”), mẹ chỉ nên gội nhẹ nhàng từ từ, lâu dần sẽ hết. Tránh va chạm mạnh vào thóp con vì rất nguy hiểm cho não.
Quai hàm
Khung xương cua con vân con non yêu, nêu mẹ thương xuyên xoa ma, vuôt măt con se lam cho khung xương cua khuôn măt không phat triên binh thương, co thê khiên cho khuôn măt con bi lêch sang môt bên, hoăc khuôn măt phat triên to, nho không đêu nhau.
Vùng kín
Ngoài 4 vị trí trọng yếu trên thì mẹ chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn phải tránh đụng chạm vào vùng kín của con quá nhiều (bao gồm bộ phận sinh dục, hậu môn trẻ), đặc biệt là trong lúc tắm, thay tã cho con. Các bộ phận này khá nhạy cảm, đụng nhiều vào cũng dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Mẹ cũng nên trang bị cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất để đảm bảo an toàn vùng nhạy cảm cho trẻ, tăng sức đề kháng, ngừa cảm bệnh.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep.vn
Bé sơ sinh 11 ngày tuổi suýt mất mạng, cha mẹ sửng sốt khi biết nguyên nhân là thói quen tưởng chừng như vô hại của tất cả mọi người
Bé trai 11 ngày tuổi được đưa vào viện cấp cứu khi không chịu bú sữa và quấy khóc cả đêm. Phải đến 8 ngày sau bác sĩ mới chẩn đoán ra bệnh và còn bất ngờ hơn khi biết nguyên nhân gây ra bệnh của trẻ là một thói quen ai cũng thường làm.
Nhìn thấy một đứa trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường chẳng mấy khi mọi người có thể kiềm chế được mà sẽ lại gần ôm ấp hôn hít. Hành động tưởng như vô hại này không ngờ lại ẩn chứa một mối nguy hiểm khôn lường.
Mới đây, mẹ của cậu bé Oliver Miller, cô Lucy Kendall, 23 tuổi, đã vội vàng đưa con trai mới sinh 11 ngày tuổi của mình đến bệnh viện khi cậu bé không chịu uống sữa suốt cả đêm và có dấu hiệu sốt nhẹ và quấy khóc.
Bé Oliver lập tức được đưa vào cấp cứu và được đặt vô số ống thông lên người. 8 ngày sau, với nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ tại bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hull đã chẩn đoán cậu bé bị nhiễm virus Herpes. Bất ngờ hơn nữa khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có thể là do một người bị bệnh Herpes (hay còn gọi là bệnh rộp môi) đã hôn bé.
Cậu bé Oliver Miller gần như đã chết sau khi bị lây nhiễm virus Herpes bởi một "nụ hôn thần chết"
Lucy Kendall (ảnh), thấy con không chịu uống sữa suốt cả đêm đã ngay lập tức đưa con vào bệnh viện cấp cứu
Cậu bé sau đó được đặt rất nhiều ống thông lên người
May mắn rằng, 21 ngày sau Oliver đã được xuất viện trở về nhà. Mẹ của cậu bé đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những bà mẹ khác hãy bảo vệ con mình khỏi những người bị mắc các bệnh lây nhiễm.
"Hãy tôn trọng trẻ sơ sinh và tránh xa chúng nếu bạn đang bị bệnh lây nhiễm. Hãy để đứa trẻ được an toàn." - Kendall nói.
Nói về chẩn đoán bệnh của con trai mình, Kendall nói thêm: "Bạn có thể tưởng tượng được chúng tôi đã shock như thế nào khi nghe bác sĩ nói về bệnh tình của con trai tôi không? Bác sĩ giải thích về virus Herpes simplex-1 này có thể truyền sang trẻ sơ sinh nếu một người bị bệnh mụn rộp ở miệng tiếp xúc với em bé. Virus này thật đáng sợ, và nụ hôn này còn có thể được gọi là "nụ hôn thần chết" vì nó thật sự có thể giết chết con của bạn."
Kendall nói rằng không rõ Oliver đã bị lây nhiễm virus từ ai, vì cả cô và chồng mình, anh Jaz Miller, đều không ai bị mụn rộp vào thời điểm đó.
Sau khi trải qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán Oliver bị nhiễm virus Herpes
Sau 21 ngày ở bệnh viện, cậu bé đã được về nhà nhưng vẫn phải uống thuốc kháng sinh trong 6 tháng liên tục
Oliver, sinh ngày 3/8/2018, trải qua 21 ngày trong bệnh viện cuối cùng cũng được trở về nhà. Cậu bé sẽ phải dùng kháng sinh trong 6 tháng và được tái khám thường xuyên.
"Đây là thời điểm đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, đặc biệt là khi tôi mới lần đầu tiên làm mẹ." - Kendall chia sẻ.
Virus Herpes cực kì nguy hiểm cho trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng tuổi không đủ mạnh để kháng cự lại các virus và vi khuẩn mà người lớn có thể nhiễm hàng ngày.
Mới đây, một cậu bé tên Leo Aldcroft đến từ Prestwich, Greater Manchester đã chết một cách bi thảm khi chỉ mới 10 ngày tuổi do nhiễm phải virus từ mẹ mình. Và cũng đã có rất nhiều những trường hợp tương tự xảy ra ở khắp nơi.
Kendall nói: "Con tôi có thể đã chết bởi nhiễm virus Herpes, nó rất nguy hiểm và mọi người cần phải biết về nó nhiều hơn nữa. Chúng tôi là những người may mắn, chỉ cần chậm một chút nữa thôi, có thể mọi chuyện đã khác rồi."
Virus Herpes simplex 1 là gì?
Khi nhắc đến Virus Herpes simplex (HSV) thường người ta nghĩ đến bệnh lây lan qua đường tình dục hay còn gọi là bệnh mụn rộp sinh dục. Nhưng bệnh mụn rộp này thường chia làm 2 loại là loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2).
Đa số những người nhiễm loại 1 thường không có biểu hiện gì do virus này nằm im trong cơ thể. Trong khi với hầu hết người lớn thì HSV-1 không gây nguy hiểm gì nhưng với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi lại cực kì nguy hiểm, do hệ thống miễn dịch của trẻ lúc này chưa đủ mạnh để kháng cự lại việc nhiễm trùng.
Virus thường được lây nhiễm qua việc tiếp xúc vật lý như hôn hoặc cho con bú nếu người mẹ bị mụn rộp trên ngực. Vết lở loét không còn gây lây nhiễm chỉ đến khi nó đã lành hoàn toàn.
Khi bị lây nhiễm trẻ thường có triệu chứng bỏ bú, sốt nhẹ, quấy khóc, ngủ mê mệt. Nặng hơn thì sẽ xuất hiện những vết phát ban, mụn rộp, lở loét trên da, mắt hoặc trong miệng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm virus, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Không chỉ với người lạ mà ngay cả người trong gia đình cũng không nên tiếp xúc trực tiếp qua da với trẻ sơ sinh.
Theo Helino
Mẹ bầu có thể sinh ra những đứa trẻ bị khuyết tật trí tuệ nếu quá trình mang thai phát hiện 1 trong những vấn đề sau Uống rượu trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Mang thai là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của một người mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn cần phải chú ý đến tất cả những gì bạn ăn uống bởi những điều này có ảnh hưởng trực...