6 vũ khí phản chủ đáng sợ trong hai cuộc thế chiến
Các kỹ sư quân sự từng chế tạo không ít những vũ khí khiến chính người điều khiển chúng gặp nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trong hai trận đại chiến thế giới, quân đội các nước giao tranh đều nỗ lực chế tạo ra những phương tiện chiến đấu uy lực lớn để tiêu diệt đối phương. Tuy nhiên, nhiều loại vũ khí chiến đấu được sản xuất có thiết kế không phù hợp, khiến người điều khiển chúng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nguy, theo We Are The Mighty.
Tăng M-4 Sherman
Tăng M-4 Sherman được ví như “bẫy tử thần” đối với kíp lái. Ảnh: Wikimedia Commons
Cỗ xe tăng M-4 Sherman được quân đội Mỹ sản xuất và đưa vào tham chiến trong Thế chiến II mắc những lỗi thiết kế sơ đẳng, chẳng hạn như buồng chứa đạn được bố trí ngay ở trên tháp pháo, khiến cỗ chiến xa rất dễ phát nổ dù chỉ bị trúng đòn nhẹ.
Đến khi các lỗi này được khắc phục thì tăng Sherman lại phải đối mặt với các xe tăng mới trang bị pháo lớn và lớp giáp dày hơn của phe Trục, khiến kíp lái luôn phải nhét túi cát vào bên trong xe và hàn thép hoặc buộc lốp cũ vào bên ngoài. Trong Thế chiến II, sư đoàn thiết giáp số 3 Mỹ được biên chế 242 xe, nhưng thường xuyên phải bổ sung qua các trận chiến và mất tổng cộng tới 1.348 chiếc M-4 Sherman trong cả cuộc chiến.
Từ Thế Chiến I, phát xít Đức đã chế tạo những chiếc tàu ngầm U-boat chạy bằng động cơ diesel kết hợp động cơ điện để thực hiện các cuộc tấn công dọc bờ biển nước Anh.
Dù lặn êm hơn tàu ngầm hạt nhân, những chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel kết hợp điện này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Các ắc quy để chạy động cơ điện của loại tàu ngầm này có thể bắt lửa và giải phóng khí độc khiến thủy thủ chết ngạt hoặc phát nổ và khiến tàu bị chìm.
Ngoài ra, thủy thủ đoàn tàu ngầm đôi khi cũng lo ngại chính những vũ khí trang bị trên tàu, chẳng hạn như ngư lôi, có thể “chạy lòng vòng” rồi quay lại tấn công chính chiếc tàu đã phóng ra chúng.
Video đang HOT
Tàu sân bay trên không
Tàu sân bay trên không USS Akron thả máy bay N2Y1. Ảnh: Wikimedia Commons
Quân đội Mỹ từng chế tạo hai chiếc “tàu sân bay trên không” mang tên USS Akron và USS Macon. Đây thực chất là những chiếc khinh khí cầu khổng lồ sử dụng khí heli có thể hoạt động ở khoảng cách xa, mang theo các loại chiến đấu cơ để tấn công mục tiêu.
USS Akron được biên chế vào cuối năm 1931 và liên tiếp gặp tai nạn chết người vào hai năm sau đó. Tai nạn đầu tiên xảy ra khi chiếc tàu này hạ cánh ở California, khiến ba nhân viên mặt đất thiệt mạng và một người khác bị thương. Năm 1933, khí cầu này bị phá hủy hoàn toàn khi rơi xuống biển, khiến 73/76 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Hạm trưởng Herbert Wiley, người sống sót trong tai nạn trên sau đó trở thành chỉ huy tàu sân bay trên không USS Macon. Năm 1934, tàu Macon bị rơi trên biển khi gặp bão, nhưng nhờ trang bị bổ sung áo phao và kịp thả xuồng cứu hộ nên chỉ có hai thủy thủ thiệt mạng. Tháng 10/2014, chương trình chế tạo tàu sân bay trên không bị đình chỉ hoàn toàn khi Cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đề xuất các mẫu thiết kế mới để mang theo các máy bay không người lái.
Tăng Mark I
Tăng Mark I của Anh. Ảnh: Wikimedia Commons
Khi lần đầu xuất hiện trên chiến trường Thế Chiến I, tăng Mark I của Anh được ví như cuộc cách mạng trong công nghiệp vũ khí. Tuy nhiên việc vận hành chúng rất khó khăn bởi hệ thống thông gió của xe thiết kế không phù hợp khiến kíp tăng luôn hít phải khí carbon, nhiên liệu và dầu bay hơi cũng như mùi thuốc súng.
Nhiệt độ bên trong xe có thể lên đến trên 48 độ C. Ngoài việc phải chịu đựng sức nóng và hơi độc, kíp lái Mark I còn luôn phải đeo mặt nạ bằng kim loại khi tác chiến bởi những chiếc đinh tán ở lớp giáp xe có thể văng xuyên vào trong khoang lái khi xe bị trúng đạn đối phương.
Tăng đổ bộ Sherman DD
Phiên bản tăng đổ bộ Sherman DD được trang bị lớp màng bằng cao su để ngăn nước và giúp nó nổi trên mặt biển. Tuy nhiên, cỗ xe tăng này chỉ có thể chịu được các đợt sóng cao hơn 30 cm.
Các chiến xa này được triển khai trong chiển dịch đổ bộ Normandy, nhưng rất nhiều chiếc bị đắm do biển động mạnh khi được triển khai cách xa bờ. Các kíp tăng được trang bị túi khí để thở trong trường hợp xe bị đắm, nhưng nó chỉ giúp họ cầm cự được 5 phút.
Duy Sơn
Theo VNE
Chuyên gia: Triệu năm F-35 Mỹ không thể thắng Su-35 Nga
Tiêu tốn 1.000 tỷ USD để phát triển F-35 nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ "một triệu năm tới" cũng không thể chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Su-35 của Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Business Insider, chuyên gia Justin Bronk, đến từ Viên nghiên cưu Royal United Services (RUSI) ở London (Anh) đã thẳng thừng chỉ trích chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 lên tới 1000 tỷ USD của Mỹ.
"F-35 không thể chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với Su-35 của Nga, không bao giờ trong một triệu năm tới", ông Justin Bronk nhận định.
Ngay từ giai đoạn đầu phát triển chương trình F-35, một số báo cáo cho rằng khả năng không chiến của siêu tiêm kích thế hệ 5 thậm chí còn thua cả F-16. Trong khi F-35 là chiến đấu cơ hiện đại, được kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16 vốn đã lỗi thời.
Sau đó, một số thiếu sót đã được khắc phục nhưng trọng tâm của F-35 tập trung vào tính năng tàng hình và không chiến không phải là thế mạnh của máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF).
Với lý do như vậy, các máy bay thế hệ cũ như Eurofighter Typhoon hay Sukhoi Su-35 gần như chắc chắn sẽ vượt trội và phá hủy chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần. "Chiến đấu cơ Typhoon và Su-35 hiệu quả hơn so với F-35 khi tăng tốc truy kích, kể cả khi bay thẳng đứng. Đồng thời, Su-35 được đánh giá là cơ động hơn nhiều", ông Bronk giải thích.
Su-35 đạt tốc độ tối đa 2.500 km/giờ, nhanh hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 - F-35 của Mỹ (1.930 km/giờ). Chiến đấu cơ thế hệ 4 phổ biến nhất hiện nay F-16 của Mỹ cũng thua Su-35 về chỉ số này.
Không chiến không phải là thế mạnh của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Để có thể đảm bảo khả năng tàng hình hiệu quả, F-35 được thiết kế với phần cánh nhỏ hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng không chiến.
Không chỉ vậy, F-35 cũng không thể mang theo nhiều vũ khí do giới hạn trong thiết kế. "Typhoon và Su-35 có thể mang theo lượng tên lửa lớn hơn nhiều so với F-35 ở điều kiện chiến đấu bình thường. Nói cách khác, ở cự ly gần, các máy bay chiến đấu này có số lượng tên lửa tầm nhiệt sẵn sàng khai hỏa gấp đôi đối phương", ông Bonk nói.
Điểm yếu của F-35 cũng là điều mà Không quân Mỹ đã lường trước. Bởi quân đội Mỹ chấp nhận hy sinh khả năng không chiến để nâng cao tính năng tàng hình và cảnh báo sớm. Mục đích của F-35 là theo dõi máy bay đối phương từ ngoài khả năng quan sát và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa hiện đại.
Theo ông Bronk, cả Su-35 hay chiếc Typhoon đều không thể phát hiện được F-35 trừ khi tiếp cận đối phương ở cự ly gần. Với lợi thế của máy bay chiến đấu thế hệ 5, F-35 cần "né tránh đối phương và chủ động tấn công ở thời điểm thích hợp".
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider (Dân Việt)
Pakistan mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công hiện đại cho Pakistan đến năm 2028. Pakistan dự định mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới trụ sở hải quân Pakistan ngày 26.8, người đứng đầu chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã thông báo về kế hoạch mua 8...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025