6 vị trí “mất vệ sinh” nhất trên cơ thể
Bạn sẽ bất ngờ vì những vị trí bẩn nhất trên cơ thể, vì đôi khi bạn nghĩ chúng rất sạch.
1. Miệng
Miệng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Mặc dù khi vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng này.
Khuẩn Teponema Denticola có kích thước cực nhỏ, trú ngụ ở trong các hốc răng miệng, nhưng nếu vệ sinh thường xuyên thì “dân số” khuẩn Teponema denticola sẽ giảm đáng kể…
Khuẩn Porphyromonas gingivalis thường gây ra những bệnh về răng. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho con người , đặc biệt là gây hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, đôi khi nó còn tấn công cả khuẩn thân thiện có trong vòm miệng và tạo ra bệnh về nuớu và viêm lợi.
Veillonella là loại kí sinh trùng có nhiều trong miệng, đường hô hấp, thủ phạm gây bệnh sâu răng thông qua cơ chế chuyển đổi các sản phẩm mang tính axit của các loại khuẩn khác thành axit.
2. Dạ dày
Trong dạ dày của con người có lượng axít rất cao nên không có bất kì loại khuẩn, kí sinh trùng nào có thể sinh sống được trừ Helicobacte pylory. Giới khoa học đã phát hiện thấy quá trình tiến hóa đã giúp loài khuẩn này tồn tại để xâm nhập vào màng nhầy của dạ dày và thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y như viêm loét dạ dày, ung thư và đến nay có khoảng 2/3 dân số thể giới mang khuẩn nói trên nhưng rất ít khi có triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.
Video đang HOT
3. Ruột
Bacteroides fragilis là loại khuẩn có “dân số” rất đông, chiếm tới 60% tổng trọng lượng phân người (chỉ số gốc khô), trong số này có cả khuẩn, nấm và cả những loại khuẩn thân thiện giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể bẻ gãy carbohydrate…
Ngoài ra còn một loại khuẩn rất nguy hiểm cho con người tên là Escherichia coli thường được gọi tắt là E.Coli. Nó có thể tồn tại trong cơ thể trong bất kì điều kiện nào, thâm nhập vào cơ thể dưới nhiều hình thức, đặc biệt là qua ăn uống, qua đường phẩm sữa, thịt cá, cho đến nhiễm khuẩn từ việc tiếp xúc với phân động vật hay đất đã nhiễm khuẩn E.Coli.
Khuẩn Candida albicans có ở tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng nhiều nhất vẫn là ở ruột. Và thường khống chế bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, trường hợp mất cân bằng có thể tạo ra nhiều loại bệnh nan y. Thông thường các đơn bào Candida albicans thường chuyển thành một loại đa bào xâm thực khi môi trường thuận lợi mà người ta quen gọi là hiện tượng nhiễm nấm. Khi nhiễm bệnh làm cho con người khó chịu, thậm chí nó thể đi vào dòng máu, gây nhiều loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh tim mạch.
4. Da
- Nấm Malassezia: Thủ phạm gây mẩn ngứa ra, nó thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu, tạo gầu, gây viêm da và ngứa. Theo nghiên cứu thì trên da đầu con người có tới hàng chục triệu men và nấm Malassezia và M.Globosa, riêng Malassezia còn có nhiều trên da lông thú vật và truyền sang cho con người bằng cách tiếp xúc.
- Tụ cầu khuẩn Taphylococus: Đây là loại khuẩn nguy hiểm đối với cơ thể và gần đây được xem là thủ phạm gây ra hiện tượng MRSA (khuẩn Staphylococus aureus kháng thuốc kháng sinh) do thực phẩm nhiễm khuẩn, do tiếp xúc ra với vết thương người nhiễm bệnh. Trong nhóm tụ cầu khuẩn gây bệnh da có khuẩn S.epidemidis được xem là vô hạn nhưng nó lại xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiếp xúc dụng cụ y tế gây bệnh ở mắt và đường dẫn nước tiểu.
- Khuẩn Propionibacterium acnes: Đây là loại khuẩn lây qua đường ăn uống, nhất là cầm nắm bánh kẹo, thức ăn nhanh và là thủ phạm gây bệnh trứng cá ở con người. Nguyên nhân chính gây ra bệnh trứng cá đến nay người ta vẫn chưa khám phá hết, song có một phần do khuẩn Propionibacterium acnes, vì nó sống nhờ vào axit béo trong các lỗ chân lông, gây viêm nhiễm . Có thể dùng benzyol peroxide và những loại thuốc kháng khuẩn nhưng không nên dùng Tetracycline vì nó đã kháng lại loại thuốc này.
5. Tóc
Theo các nhà khoa học thì tóc là một trong những bộ phận bẩn nhất trên cơ thể do bị nhiễm từ. Đặc biệt tóc rất dễ hút bẩn từ không khí, ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra tóc có vẻ như là bộ phận mà ít được tắm rửa nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể như tay chân. Bạn thấy đấy, mỗi ngày bạn rửa tay và chân rất nhiều lần, trong khi tóc thì chỉ ngày một lần thôi.
Nghiên cứu phát hiện, bình quân trên mỗi m2 da đầu có khoảng 1 triệu vi sinh vật, chúng ở trong tầng biểu bì da đầu, kết nối với nhau thành quần thể từng nhóm nhỏ, tạo thành một “gia đình lớn”, tận tâm tận lực dựa vào hút chất mỡ do tuyến mỡ da bài tiết ra để sinh sống, gây ra hậu quả rụng tóc.
Muốn đấu tranh với bọn chúng, ngoài việc thường xuyên gội đầu ra, mỗi ngày tốt nhất dùng lược chải đầu vào sáng và tối, chải đầu sẽ kích thích da đầu, làm cho da đầu được thông thoáng.
6. Nách
Ở những nơi công cộng hoặc trong xe buýt đông đúc, có thể bạn luôn không chịu nổi mùi khó ngửi của một ai đó, mùi khó ngửi đó được tản ra từ nách, làm ô nhiễm không khí xung quanh. Mỗi m2 ở trong nách có đến 1 tỷ đến 10 tỷ vi sinh vật ẩn nấp.
Mồ hôi cơ thể vốn không có mùi lạ và là “khách thường xuyên” của nách. Nhóm khuẩn que được acid béo của da bài tiết ra nuôi dưỡng, từ đó phát triển ra số lượng vi khuẩn lớn. Mồ hôi nách vốn không phải là bệnh, chỉ cẩn thường xuyên tắm rửa, thay đổi quần áo sẽ giúp tẩy trừ mùi hôi, tốt nhất nên chọn áo ngực cotton 100%.
7. Âm đạo
Có hơn 400 loại vi khuẩn cư ngụ ở trong âm đạo. Vi khuẩn Escherichia coli trong âm đạo là vị khách thường xuyên trong nhà nghỉ âm đạo, nó giúp chúng ta tiêu hóa và tổ hợp thành một bộ phận của hệ thống phòng ngự. Nhưng vi khuẩn Escherichia coli ở ngoài đường ruột lại có thể gây bệnh. Nếu nó lẻn vào cùng thức ăn sẽ gây ra ôn mửa, đau bụng đi ngoài.
Nếu muốn bảo vệ âm đạo, khuyến nghị hàng ngày ăn 1 -2 hộp sữa chua, vi khuẩn có ích trong đó có thể khống chế nhóm khuẩn có hại bá quyền ở trong âm đạo, giúp nhóm khuẩn có ích nắm quyền điều khiển đường ruột. Ngoài ra, kiên trì tập luyện thể thao, thường xuyên hít đất, xoa bụng, có thể ngăn chặn đường ruột lão hóa.
Theo VNE
Dễ bị ung thư khi sex bằng miệng
Oral sex, quan hệ tình dục bằng miệng, có thể giúp phòng tránh thai và giảm khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục, nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ, trong đó có ung thư miệng, họng.
Theo VNE
Bệnh giang mai lây qua đường miệng có những biểu hiện gì? Bệnh giang mai lây qua đường miệng thường gặp ở người có vấn đề răng miệng (chảy máu nướu, lở miệng, viêm nha chu, trầy xước miệng...). Xin hỏi bác sĩ, Hôm trước em đọc báo thấy có chị bị đau, khi đi khám thì bị bệnh giang mai lây qua đường miệng, vậy triệu chứng của bệnh giang mai lây qua đường...