6 vị thần quan trọng trong Thần đạo Nhật Bản
Trong hằng hà sa số các thần không thể gọi tên, 6 vị thần sau đây đều là những mắt xích quan trọng đã xâu chuỗi nên diện mạo của Thần đạo xứ Phù Tang.
Nữ thần Mặt Trời Amaterasu
Là vị thần tối cao của Hoàng gia Nhật Bản, nhân vật thống lĩnh xứ sở của các thần – Cao thiên nguyên. Được thờ phụng tại Nội cung của Ise Jingu và các ngôi đền cùng tên là “ Shinmei Jinja”.
Thần Amaterasu là vị thần tối cao.
Theo thần thoại, nữ thần đã trao 3 món thần khí tượng trưng cho hoàng vị cho cháu trai của mình là Ninigi trước khi Thiên tôn hạ phàm, và cháu trai của Thiên tôn sau này chính là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản.
Là vị thần biển xuất thân từ đền Usa Hachimangu. Khoảng giữa thế kỷ thứ 6, ngôi đền này thu hút nhiều tín đồ là nhờ y thuật thần kì của một vu nữ phục vụ tại đền. Tiếng lành đồn xa, vu nữ này đã được mời đến trị bệnh cho Thiên hoàng và vô cùng trọng vọng.
Thần Hachiman xuất thân từ đền Usa Hachimangu.
Sau đó, những ngôi đền thờ thần Hachiman đã lần lượt ra đời. Đặc biệt, thần Hachiman còn trở thành vị võ thần bảo hộ cho dòng họ Minamoto lẫy lừng cùng giới võ sĩ thời ấy.
Tương truyền, sau khi vị đại thần Sugawara no Michizane bị vu oan và qua đời tại nơi lưu đày, thiên tai và dịch bệnh đã hoành hành khắp quần đảo Phù Tang. Ngờ rằng trời cao nổi giận, giới quý tộc Heian bèn tổ chức tế lễ long trọng và lập nên đền Kitano Tenmangu.
Thần Tenjin rất được giới công – thương nghiệp, giới học giả sùng bái.
Vốn là vị thần phong tỏa tai ương, nhưng về sau Tenjin đã dần được cả giới công – thương nghiệp và giới học giả sùng bái.
Kumano vốn được xem là thánh địa từ cổ chí kim, là nơi yên nghỉ của nữ thần Izanami đã khai sinh ra phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Viên ngọc sáng của toàn vùng Kumano là 3 ngôi đền Kumano Hongu Taisha, Kumano Hayatama Taisha, Kumano Nachi Taisha.
Số đền Kumano hiện nay lên đến 3.000 đền trên khắp nước Nhật.
Đến nay, tổng số đền mang tên Kumano đã lên đến 3.000 đền trên khắp toàn quốc, được tín ngưỡng rộng rãi sánh ngang với đền Hachiman và Inari.
Thần Inari sở hữu nhiều đền thờ nhất tại Nhật.
Có biểu tượng là các cổng Torii đỏ và loài cáo, đền Inari thường được người dân Nhật Bản gọi thân mật là “Oinari-san”. Thần Inari xưa kia vốn bảo hộ cho gia tộc Hata có quyền to thế mạnh tại Kyoto, coi sóc lúa gạo và các loài cây lương thực, nhưng dần dà vị thần này còn bảo trợ cho nhà cửa, ngành công – thương nghiệp và nghệ thuật. Đây cũng là vị thần sở hữu số đền thờ nhiều nhất tại Nhật Bản.
Thần Ebisu
Là vị thần đại diện cho Thất Phúc Thần Nhật Bản. Ngày nay, thần Ebisu được biết đến như vị thần cầu chúc buôn may bán đắt, nhưng vào thời kì khởi thủy, đây vốn là vị thần nông – ngư nghiệp với hình tượng phổ biến là tay phải cầm cần câu, tay trái ôm cá tráp.
Nhắc đến thần Ebisu, là nhắc đến vị thần cầu chúc cho buôn may bán đắt.
Các ngư dân xưa mỗi khi nhìn thấy vật lạ trôi dạt vào bờ sẽ gọi tên thần Ebisu và cúng tế chúng như những tặng vật của biển khơi.
Theo Kilala
Khoảnh khắc Công chúa Nhật Bản rời Hoàng gia để cưới thường dân
Công chúa Ayako mặc áo kimono nhiều lớp, bới tóc theo kiểu truyền thống của hoàng gia Nhật Bản, trong khi chú rể mặc áo tuxedo và quần xám để làm lễ tưởng nhớ Thiên hoàng Minh Trị.
Theo truyền thông Nhật Bản, cô dâu hoàng gia và chồng đã trao nhẫn cưới và cùng uống sake theo nghi thức truyền thống tại một tòa nhà bên trong đền thờ.
"Tôi tràn đầy hạnh phúc khi có nhiều người đến chúc mừng chúng tôi trong hôn lễ tại đền thờ Meiji", Công chúa Ayako, 28 tuổi, con gái thứ 3 của Hoàng tử Takamado, em họ Nhật hoàng Akihito, phát biểu tại buổi họp báo sau lễ cưới riêng tư theo nghi thức Thần đạo (Shinto). Cô thành hôn với anh Kei Moriya, 32 tuổi, nhân viên công ty vận chuyển hàng hải.
Thành viên Hoàng gia Nhật Bản được phép cưới bất kỳ ai họ muốn, kể cả thường dân, miễn là hai bên cách nhau ít nhất 3 thế hệ. Đương kim Nhật hoàng Akihito là thái tử đầu tiên của Nhật Bản cưới thường dân, người sau đó trở thành Hoàng hậu Michiko. Họ gặp nhau trong một buổi tập tennis.
Công chúa Ayako phải từ bỏ tước vị hoàng gia sau khi cưới chồng thường dân, theo luật thừa kế của Nhật Bản. Cô sẽ lấy tên gọi Ayako Moriya sau khi ký giấy đăng ký kết hôn với anh Kei Moriya vào chiều 29/10. Phát biểu tại buổi họp báo, hôn phu của công chúa bày tỏ hy vọng anh có thể giúp cô thích nghi với cuộc sống của một thường dân. "Tôi muốn chúng tôi cùng đồng hành với nhau, tay trong tay, tạo nên một gia đình tràn ngập tiếng cười", anh nói.
Mời bạn xem video:
Blue
Công chúa Nhật Bản ấn định ngày cưới thường dân, từ bỏ địa vị Hoàng gia Hoàng gia Nhật Bản đã ấn định ngày cưới của Công chúa Ayako với thường dân Kei Moriya vào cuối tháng 10. Sau đám cưới này, Công chúa sẽ từ bỏ đi tước vị Hoàng gia. Công chúa Ayako và hôn phu Kei Moriya (Ảnh: Kyodo) Ngày 19/9, thông tin về ngày cưới của Công chúa Ayako, con út của Hoàng tử quá...