6 tựa game sequel không phải dở nhưng khiến fan hâm mộ thất vọng tràn trề
Tựa game “BioShock” đầu tiên là một tuyệt tác, một hiện tượng có sức ảnh hưởng lên cả thể loại FPS lẫn ngành game, và bạn có thể cảm nhận được rằng đội ngũ sản xuất đã tốn bao công sức và niềm đam mê để tạo ra nó. Khi “BioShock 2″ được giao cho một studio khác thực hiện, bởi vì đội ngũ ban đầu không hề muốn vắt sữa đứa con của mình, đương nhiên bản sequel sẽ thiếu đi một thứ gì đó. “BioShock 2″ không hề là một game dở nhưng có thể nói rằng nó mang lại cho người chơi một cảm giác kém vui khó tả.
Mỗi khi một video game nào đó đạt thành công vẻ vang, nó chắc chắn sẽ được mang ra “vắt sữa” nhiệt tình và trong khi có một số game sequel rất xuất sắc từng ra đời, người chơi cũng đã phải đón nhận không ít bản game sequel có chất lượng không như ý. Sau đây, chúng ta sẽ đến với 6 tựa game sequel vốn không phải cực dở, nhưng hoặc đã thay đổi quá nhiều so với nguyên ban hoặc có chất lượng kém hơn hẳn và khiến fan hâm mộ thấy thất vọng tràn trề.
Fan hâm mộ đã mong ngóng “Diablo III” trong nhiều năm, cụ thể là đến 12 năm và rồi cái họ nhận được lại không hề hấp dẫn như mong đợi, thậm chí còn gây chia rẽ và tranh cãi giữa một cộng đồng người chơi đông đảo. Không phải là một game dở và thậm chí có nhiều điểm sáng tạo hấp dẫn, nhưng “Diablo III” bị người chơi chỉ trích là thay đổi quá nhiều với nguyên gốc, trở thành một sản phẩm màu sắc, casual chứ không còn cái chất nghiêm túc, tối tăm, hardcore năm xưa.
“Mega Man X” là series tuyệt vời, thế nhưng phiên bản “X7″ lại giống như một đứa con lạc loài. Không chỉ tạo sự khác biệt bằng không gian đồ họa 3D thay vì 2D truyền thống, các thiết kế màn chơi trong “X7″ cũng rất tẻ nhạt, tạo cảm giác rời rạc và không giống những gì người ta vẫn mong đợi của một game “Mega Man X”. Kết quả là phiên bản này bị chỉ trích bởi cả cộng đồng người chơi lẫn giới chuyên môn, và lập tức khiến Capcom quay trở lại kiểu thiết kế màn chơi 2D cổ điển với “X8″.
Star Wars: The Force Unleashed 2
“The Force Unleashed” là một tựa game thú vị lấy bối cảnh vũ trụ Star Wars, cho dù không hề hoàn hảo nhưng nó cũng đủ khiến fan hâm mộ vui lòng và có những giờ chơi đậm tính giải trí. Thành công bất ngờ của phần đầu tiên đã khiến nhà sản xuất nhanh chóng cho ra đời “The Force Unleashed 2″ và quả thực là phần game sequel này có chất lượng kém hơn hẳn người tiền bối của nó. Kết quả là “The Force Unleashed 2″ đã có doanh số bán ra kém hơn dựa tính ban đầu, nhận điểm số đánh giá thấp hơn và cũng tự tay diệt luôn thương hiệu vừa nhen nhóm này.
Video đang HOT
Duke Nukem Forever
Với thời gian phát triển lên tới hơn 1 thập kỷ, “Duke Nukem Forever” là một nỗi thất vọng cực lớn được ném vào mặt người hâm mộ và làm mất luôn hình ảnh của một thương hiệu video game kinh điển. Yếu tố hoài niệm tuổi thơ là không đủ để cứu vớt “Duke Nukem Forever”, và ngay cả những fan hâm mộ trung thành nhất cũng phải nói rằng lẽ ra nên để Duke ngủ yên trong quá khứ huy hoàng thay vì mang anh ta ra làm trò hề ở thời hiện đại.
BioShock 2
Tựa game “BioShock” đầu tiên là một tuyệt tác, một hiện tượng có sức ảnh hưởng lên cả thể loại FPS lẫn ngành game, và bạn có thể cảm nhận được rằng đội ngũ sản xuất đã tốn bao công sức và niềm đam mê để tạo ra nó. Khi “BioShock 2″ được giao cho một studio khác thực hiện, bởi vì đội ngũ ban đầu không hề muốn vắt sữa đứa con của mình, đương nhiên bản sequel sẽ thiếu đi một thứ gì đó. “BioShock 2″ không hề là một game dở nhưng có thể nói rằng nó mang lại cho người chơi một cảm giác kém vui khó tả nào đó.
Series “Resident Evil” là người có công tạo thước đo chuẩn mực cho thể loại game kinh dị, nhưng phiên bản thứ 6 của nó đã bị giới chuyên môn phương Tây phê phán là quá khác biệt, tập trung toàn bộ cho yếu tố hành động bắn súng. Chính vì lí do này, Capcom đã quyết định quay trở lại với gốc rễ và có những sự cải thiện mới mẻ ở “Resident Evil 7″, một lần nữa mang lại vinh quang cho thương hiệu lâu đời này.
Theo Fraghero
5 tựa game bom tấn lẽ ra phải cực thành công nhưng rồi lại hóa thất bại
Trong năm 2012, nhà phát hành Warner Bros. quyết định thay đổi nhà phát triển cho phần game mới với tên gọi "Batman: Arkham Origins". Tựa game mang vai trò prequel về mặt cốt truyện này được ra mắt năm 2013 và đã không để đạt được kỳ vọng của fan bởi nó hầu như không đưa được yếu tố nào mới và không có mấy sự cải tiến so với những người tiềm nhiệm cực xuất sắc trước đó.
Cuộc sống luôn có người thắng người thua và thế giới video game cũng vậy. Trong suốt chiều dài lịch sử ngành game, chúng ta đã được chứng kiến không ít những sản phẩm vô danh, không ai ngờ tới lại có trở thành thương hiệu thành công bậc nhất. Ngược lại, chúng ta cũng đã thấy nhiều game đến từ những thương hiệu và studio sản xuất nổi tiếng không đạt được kỳ vọng như mong đợi.
Sau đây, chúng ta sẽ nhìn lại một vài tựa game xuất thân từ những thương hiệu đỉnh hàng đầu thị trường mà ai cũng nghĩ rằng chúng sẽ chắc chắn thành công lớn nhưng kết quả là ngược lại.
Tony Hawk's Pro Skater 5
"Tony Hawk's Pro Skater" chắc chắn là thương hiệu game trượt ván thành công nhất trong lịch sử, và bốn bản đầu tiên của nó phải nói là bán chạy như tôm tươi. Vì lẽ đó, fan hâm mộ đã vô cùng mong đợi phiên bản thứ 5 sau một quãng thời gian rất dài chờ đợi. Kết quả là gần 13 năm sau phiên "Pro Skater 4", Activision đã phát hành "Pro Skater 5" trong năm 2015 với lời hứa hẹn vô cùng tự tin vào chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên đến cuối cùng, nhà sản xuất đã thất hứa, và game đã không thể đạt đến độ mong đợi của người chơi. Có lẽ phải lâu lâu nữa người ta mới lại được thấy thương hiệu này cho ra đời một sản phẩm mới sau cú vấp ngã đau đớn trong năm 2015.
Call of Duty: Ghosts
Series "Call of Duty" bắt đầu chạm đến vinh quanh ngày nay nhờ phiên bản "Call of Duty 4: Modern Warfare" trong năm 2007. Các phiên bản trước đó cũng có chất lượng tốt nhưng không thể đạt được đẳng cấp như "Modern Warfare". Kể từ đó về sau, series FPS đình đàm này tiếp tục cho ra đời hàng loạt phần game hấp dẫn khác, từ "Black Ops" cho tới "Advanced Warfare", tất cả đều theo đà thành công mỹ mãn.
Cái tên duy nhất trong series này đã không đạt được thành tựu tương tự là "Ghosts" ra mắt năm 2013. Tựa game này bị chê trách là quá đơn điệu và nhám chán, phần chơi chiến dịch ngớ ngẩn và cơ chế gameplay cũng không đạt chuẩn khi so sánh với các phiên bản khác. Tất nhiên, Activision đã nhanh chóng rút kinh nghiệm và lấy lại phong độ sau đó với "Call of Duty: Black Ops 3".
Batman: Arkham Origins
"Batman: Arkham Asylum" là một tựa game xuất sắc với giải đố thông minh, nhân vật thú vị và một cơ chế chiến đấu sáng tạo. Tựa game này được phát hành bởi Eidos Entertainment kết hợp Warner Bros. và vốn không được nhiều người để tâm, và cũng chẳng ai nghĩ nó sẽ trở thành một hiện tượng. Nhưng rồi, "Batman: Arkham Asylum" đã trở thành một trong những game hay nhất năm 2009 và mở đường cho một thương hiệu game siêu anh hùng thành công nhất trong lịch sử.
Trong năm 2012, nhà phát hành Warner Bros. quyết định thay đổi nhà phát triển cho phần game mới với tên gọi "Batman: Arkham Origins". Tựa game mang vai trò prequel về mặt cốt truyện này được ra mắt năm 2013 và đã không để đạt được kỳ vọng của fan bởi nó hầu như không đưa được yếu tố nào mới và không có mấy sự cải tiến so với những người tiềm nhiệm cực xuất sắc trước đó.
Resident Evil 6
"Resident Evil" là một series game kinh dị sinh tồn, phiêu lưu và hành động được phát triển bởi Capcom. Trong chiều dài lịch sử của thương hiệu này, "Resident Evil 4" được phần đông công nhận là phiên bản xuất sắc nhất nhưng một số fan cũng cho rằng nó có hơi nhiều tính hành động so sánh với gốc rễ kinh dị sinh tồn trước đó. Thiên hướng hành động tiếp tục được đẩy mạnh hơn ở "Resident Evil 5" phát hành năm 2009, và thêm một bước khiến fan hoài nghi về tương lai của series này, cho dù doanh số bán hàng là rất cao.
Mọi chuyện chính thức sụp đổ khi "Resident Evil 6" ra mắt trong năm 2012, và dường như trở thành một tựa game thuần hành động đan xen một chút ít kinh dị mà thôi, khiến cho cộng động fan trở nên bức xúc thực sự buồn lòng và phẫn nộ. Không phải là một game dở nhưng "Resident Evil 6" đã bị nhiều người công nhận là mất chất toàn tập rồi, và khiến fan phân cực kẻ yêu người ghét rõ ràng.
Lightning Returns: Final Fantasy XIII
"Final Fantasy XIII" đã phát hành trong năm 2010 trên quy mô toàn cầu và nhận được đánh giá tốt của giới chuyên môn lẫn sự hưởng ứng của fan hâm mộ. Phiên bản sequel đầu tiên của nó, "Final Fantasy XIII - 2" phát hành trong năm 2011 cũng đã được đón nhận một cách nhiệt tình, nhưng phần sequel thứ hai đã không được may mắn đến thế.
Phát hành trong năm 2014 với tên gọi "Lightning Returns: Final Fantasy XIII" đã nhận phải nhiều lời chê bai nhất trong bộ ba phần "Final Fantasy XIII". Trong đó, cốt truyện không hay là một trong những lí do chính khiến game gặp thất bại. Mặc dù có cơ chế chiến đấu biến đổi thú vị, nhưng ít nhiệm vụ và nội dung trải nghiệm khiến người chơi nhanh chóng phát chán. Có lẽ vì mang trên mình cái tên "Final Fantasy" mà sự thất vọng của fan đối với tựa game càng trở nên to lớn hơn bao giờ hết.
Theo Fraghero
Nên vợ nên chồng nhờ Diablo III, cặp đôi game thủ thực hiện bộ ảnh kỉ niệm quá ấn tượng Một bộ cosplay Diablo III với sự tham gia của cặp vợ chồng đã đến được với nhau cũng nhờ chính tựa game nhập vai chặt chém nổi tiếng này. Ngày nay việc nhiều bạn trẻ tìm được một nửa quan trọng của đời mình thông qua video game không còn là điều gì quá xa lạ nữa, bởi xét cho cùng thì...