6 tựa game đặc biệt đã có “công” hủy diệt luôn cả thương hiệu của chính nó
Trước đây, “Medal of Honor” có thể coi là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với “Call of Duty”, nhưng tiếc rằng thương hiệu này đã tự đào mồ chôn thân với phiên bản “Medal of Honor: Warfighter” ra mắt năm 2012. Trò chơi này bị chỉ trích nặng nề bởi fan hâm mộ khi mang đến một câu chuyện, lối chơi dập khuôn đúng kiểu hành động cháy nổ vô nghĩa về cuộc chiến Trung Đông giống như cả tá sản phẩm FPS khác.
Liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng chuyện gì đã xảy ra với một số thương hiệu video game mà minh yêu thích? Chúng đã đi đâu rồi? Tại sao người ta không làm game này nữa? Điều gì đã giết chết thương hiệu đó? Dưới đây là 6 tựa game đã có “công” giết chết chính thương hiệu của chúng, xin nhắc lại là chết luôn chứ không phải làm tạm ngất hay hôn mê đâu nhé.
1. Dead Space 3
“Dead Space 3″ không phải là một game tệ như fan hâm mộ vẫn nghĩ, nhưng đúng là nó đã chèo lái thương hiệu kinh dị khoa học viễn tưởng này đi chệch hướng ban đầu. Trong khi, “Dead Space 3″ vẫn có một số khoảnh khắc rất đáng nhớ, nhưng quyết định thiên về hướng hành động thay vì yếu tố kinh dị đã có công tạo dựng nền móng cho thương hiệu này của hãng EA đã phản tác dụng. Ngay cả chế độ co-op lần đầu tiên được đưa vào phiên bản này cũng không đủ cứu toàn bộ series thoát khỏi cái chết đau đớn.
Đây là một bước thay đổi cực kỳ khó hiểu, quái lạ cho một nhân vật đáng yêu và đầy màu sắc như Bomberman. Các nhà sản xuất đã cố gắng biến đổi series này cho hợp xu hướng thời đại, khẩu vị người chơi phương Tây khi thiết kế nhân vật chính thành một người máy xấu xí, đáng sợ tồn tại trong một thế giới tận thế u ám. Hơn nữa, cơ chế gameplay của sản phẩm này cũng mang tính lặp lại, buồn chán và khiến người chơi bực mình. May mắn thay là thương hiệu “Bomberman” đã được phục sinh thực sự sau khi chuyển sang chủ mới là Konami và sẽ có phiên bản mới hoàn toàn cho Nintendo Switch.
3. Postal III
Bởi bản chất bạo lực và máu me quá độ, series “Postal” chưa bao giờ lên được đỉnh cao và trở nên cực kỳ phổ biến nhưng ít nhất nó cũng có cho mình một lượng fan nhất định, đủ để nuôi sống nhà phát triển Running With Scissors. Trong khi hai phiên bản đầu tiên của thương hiệu này mặc dù gây tranh cãi nhưng vẫn có một phần chất lượng nhất định thu hút người chơi, phiên bản thứ ba phải nói là cực kỳ tệ hại và đặt một dấu chấm hết rõ ràng. Không phải bởi “Postal III” quá gây tranh cãi hay xúc phạm, mà lí do chính là bởi chất lượng kém, lỗi nhều đến mức không thể chơi nổi.
4. Banjo-Kazooie: Nuts & Bolts
Video đang HOT
“Banjo-Kazooie” là một thương hiệu vui vẻ, đậm tính sáng tạo khi kể câu chuyện về một chú gấu và một con chim phải hợp tác để hạ bệ một mụ phù thủy xấu xa. Trò chơi này có một lượng fan hâm mộ trung thành khá đông và đạt đủ thành công để cho ra đời kha khá phiên bản sequel kể từ khi được phát hành lần đầu năm 1998. Tuy nhiên phiên bản “Banjo-Kazooie: Nuts & Bolts” ra mắt năm 2008 lại có một bước đi thay đổi khá lớn, thay đổi gần như toàn bộ công thức gameplay ban đầu và khiến fan hâm mộ không vừa ý. Không phải là một game dở và có doanh số bán hàng kha khá, nhưng thế là không đủ để có một phiên bản mới được phát triển.
5. Medal of Honor: Warfighter
Trước đây, “Medal of Honor” có thể coi là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với “Call of Duty”, nhưng tiếc rằng thương hiệu này đã tự đào mồ chôn thân với phiên bản “Medal of Honor: Warfighter” ra mắt năm 2012. Trò chơi này bị chỉ trích nặng nề bởi fan hâm mộ khi mang đến một câu chuyện, lối chơi dập khuôn đúng kiểu hành động cháy nổ vô nghĩa về cuộc chiến Trung Đông giống như cả tá sản phẩm FPS khác. Kết quả là nó đã có một doanh số nghèo nàn, điểm đánh giá thấp bởi giới chuyên môn, khiến fan hâm mộ thất vọng và có “công” xóa sổ mọi kế hoạch thực hiện phiên bản sequel kể từ đó cho tới nay.
6. Tony Hawk: Ride & Shred
Đã từng có thời điểm thương hiệu “Tony Hawk” là một trong những thể thao mạo hiểm trượt ván xuất sắc nhất, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho nhiều thế hệ người chơi lớn bé. Không may, phiên bản “Tony Hawk: Ride” ra mắt năm 2009 đã gây họa cho cả thương hiệu này, khi nó cố gắng tích hợp với thiết bị điều khiển cảm ứng là có hình một chiếc ván trượt nhưng không thành, khiến trải nghiệm game trở nên cực khó chịu.
Thậm chí với phiên bản sequel “Tony Hawk: Shred” ra mắt năm 2010, nhà phát hành Activision vẫn chưa biết sửa sai từ bài học cũ và tự tay nhấn chìm đứa con vàng con bạc của mình. Kể từ lúc đó cho tới nay, chỉ có duy nhất một phiên bản mới hoàn toàn được ra mắt là “Pro Skater 5″ năm 2015, nhưng nó cũng đã bị xếp vào danh sách game dở nhất của năm đó.
Theo Nowloading
Game và những câu châm ngôn (Phần 2)
Những câu trích dẫn, châm ngôn chọn lọc trên là chắt lọc của những giây phút xúc động nhất mà từ đó, những bài học được tạo thành.
Game, ban đầu được tạo ra chỉ để đơn thuần với mục đích giải trí, tiêu khiển, hoặc cùng lắm là dịp để người thân và bạn bè cùng chơi đùa và tụ tập bên nhau, chơi một trò chơi, tận hưởng những giây phút. Nhưng qua những năm tháng, với sự phát triển không ngừng của phần cứng máy tính. Video game đã có thể truyền tải những thông điệp, những câu chuyện sâu sắc hơn những khung hình 16bit với âm thanh midi xưa cũ. Kéo theo đó là hệ thống kịch bản, cốt truyện cũng được đầu tư hơn để xứng tầm với nền đồ họa tân tiến. Vậy là chúng ta đã có cả một món ăn nghệ thuật mới, không chỉ là giải trí đơn thuần nữa mà còn là để tận hưởng, để cảm nhận.
Metal Gear Solid (1998)
2.Bioshock (2007)
3. Dead Space 3 (2013)
4.Mass Effect 3 (2012)
5. Assassin Creed: Revelations (2011)
6. Fallout: New Vegas (2010)
7. Half Life (1998)
8.Metro 2033 (2010)
9.Mass Effect 3 (2012)
10.Penumbra: Requiem (2008)
11.Skyrim (2011)
12.Call of Duty: Modern Warfare 2 (2009)
Theo Game4V