6 tựa game cực đỉnh nhưng có kết thúc “chuối” khiến không ít người chơi bực bội
Đối với một tựa game thế giới mở rộng lớn với quá nhiều thứ để làm, quá nhiều thư để thấy, quá nhiều thứ để khám phá… thì cái kết của “Fallout 3″ dường như quá nhạt. Có rất nhiều khoảnh khắc trong game tỏ ra đáng nhớ và thú vị hơn hẳn cái kết, và không rõ đây là ưu điểm hay khuyết điểm của một tựa game rất chất lượng nữa.
Bạn đã bao giờ đầu tư hàng giờ, hàng ngày, đôi khi hàng tuần vào một tựa game để rồi cảm thấy như vừa bị lừa dối hoàn toàn bởi đoạn kết thúc? Chắc chắn bạn đã có được niềm vui trong suốt hành trình với đủ pha chiến đấu ác liệt hay kiếm được đủ món trang bị thần thoại, nhưng một cái kết dở tệ vẫn sẽ để lại một trải nghiệm hụt hẫng khó tả. Chuyện đó giống như ta vừa ăn một bữa đại tiệc toàn sơn hào hải vị nhưng món trang bị cuối cùng lại chán đến độ buồn nôn. Có lẽ mọi game thủ đều đã từng có cảm giác này tại một thời điểm nào đó, đối với một tựa game đặc thù nào đó.
Sau đây, ta sẽ cùng nhìn lại một vài tựa game nổi tiếng, đạt chất lượng cao nhưng lại có một cái kết khiến nhiều người chơi bực bội kinh khủng:
“Borderlands” là một tựa game hết sức độc đáo, đạt chất lượng tốt về cả đồ họa lẫn gameplay và là một món ăn mới cho thể loại FPS. Trong cả game này, mục đích cuối cùng của người chơi là tìm đến một cái Vault (hầm) bí ẩn, và chắc hẳn ai cũng cảm thấy tò mò về nó bởi cốt truyện úp mở thú vị. Bạn bỏ ra nhiều giờ cày cuốc để thăng cấp nhân vật, thu thập đủ cây vũ khí cực hiếm và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để vào Vault đánh trùm cuối.
Trận chiến không thực khó khăn, và bạn chứng kiến tựa game kết thúc mà không hề hé lộ bên trong Vault có gì. Tại thời điểm đó, nhà sản xuất chưa hề công kế hoạch bản sequel hay gì cả, nên người chơi của “Borderlands” đã có cảm giác như mình vừa ăn một cú lừa ngoạn mục.
Series “Fable” phải nói là rất đáng trải nghiệm đối với bất cứ fan nào của thể loại RPG, nhưng chúng cũng thường đi liền với một chút tai tiếng là hứa hẹn thì nhiều còn đưa ra thì ít. Điển hình như ở “Fable 2″, người chơi đã có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn rất hay trong quá trình phiêu lưu đi đến cái đích cuối cùng … nhưng vấn đề duy nhất các sự lựa chọn đó không hề có ảnh hưởng lớn tới cốt truyện như họ vẫn nghĩ. Nếu mong muốn của bạn chỉ là tìm kiếm một nơi vui vẻ và thử thách để thoát khỏi thế giới thực, bạn sẽ tìm thấy nhiều niềm vui trong thế giới của series này, đặc biệt là bạn không quan tâm tới một cái kết hay cho câu chuyện chính.
The Legend of Zelda: Link’s Awakening
Video đang HOT
“The Legend of Zelda: Link’s Awakening” là một trong những tựa game xuất sắc nhất mọi thời đại và cũng là phiên bản đầu tiên của series này bước lên hệ thống handheld của Nintendo. Nó mang đến một cuộc phiêu lưu kỳ thú, một nền đồ họa vui mắt lẫn cơ chế gameplay thử thách đúng như những gì ta có thể mong đợi ở một sản phẩm “The Legend of Zelda”, nhưng có lẽ điều khiến nhiều người chơi thắc mắc nhất chính là cốt truyện và cái kết của tựa game này.
Cụ thể là sau khi hoàn thành mọi nhiệm vụ và đánh bại cả con trùm cuối cùng mang tên Nightmare (ác mộng), người chơi nhận ra rằng tất cả mọi thứ xảy ra từ đầu đến giờ chỉ là một giấc mơ. Kết thúc này đã khiến cộng đồng người chơi tranh cãi với nhau suốt một thời gian dài, có những người cho rằng đây là một kiểu kết thúc lười biếng gây thất vọng, còn một số cho rằng nó rất mang tính triết lý và có chiều sâu.
Crysis
Không một ai bất ngờ khi yếu tố cốt truyện không phải là sự ưu tiên hàng đầu trong “Crysis”. Có thể nói tựa game này được tạo ra với một mục đích duy nhất là trở thành một dấu mốc tiêu điểm để người chơi PC có thể hiểu rằng game thời nay có thể đẹp và chân thực đến thế nào. Nhưng kể cả có là như thế đi chăng nữa, cái cách “Crysis” kết thúc vẫn khiến người ta khó chịu và bực bội bởi sau khi trải qua bao nhiêu khó khăn để phá đảo, ta sẽ nhận được câu nói kinh điển kiểu “Chúng ta phải quay lại thôi…” Úp mở một phần nối tiếp ngay sau khi phần một kết thúc khiến người chơi tự đặt ra hàng tá câu hỏi cho những gì mà họ vừa thực hiện.
Đa phần nội dung của “Heavy Rain” phải công nhận là tuyệt vời, nó có cách dẫn dắt hay, khéo léo xây dựng tình huống cao trào một cách thông minh và đậm chất điện ảnh, giúp người chơi được một trải nghiệm độc đáo hiếm thấy. Trong đó, nhiệm vụ của người chơi là tìm cho ra danh tính của một tên giết người có biệt hiệu Origami Killer, và có rất nhiều kết thúc khác nhau dựa theo những lựa chọn của người chơi.
Tuy nhiên dù bạn có lựa chọn thế nào đi nữa thì danh tính thật sự của Origami Killer là mặc định và không thể thay đổi, cho dù trò chơi luôn khiến ta có cảm giác rằng những lựa chọn của mình sẽ thân phận của hắn thay đổi. Dù lí do là gì đi nữa, đoạn kết của “Heavy Rain” đã khiến không ít người chơi cảm thấy như bị hất một gáo nước lạnh vào mặt.
Fallout 3
Đối với một tựa game thế giới mở rộng lớn với quá nhiều thứ để làm, quá nhiều thư để thấy, quá nhiều thứ để khám phá … thì cái kết của “Fallout 3″ dường như quá nhạt. Có rất nhiều khoảnh khắc trong game tỏ ra đáng nhớ và thú vị hơn hẳn cái kết, và không rõ đây là ưu điểm hay khuyết điểm của một tựa game rất chất lượng nữa. Cái cảm giác bỏ ra hàng trăm giờ lang thang ở Capital Wasteland, thận trong đưa ra từng sự lựa chọn ở đoạn cuối và mong đợi một sự kết thúc hoàng tráng, kiểu sử thi kinh điển thì “thế là hết” là những gì người chơi nhận được ở “Fallout 3″.
Theo Fraghero
10 tựa game khiến bạn chơi xong chỉ muốn lật bàn
Những kết thúc đáng thất vọng không hề xứng đáng với những gì mà các tựa game này mang lại trong suốt quá trình chơi.
Một tựa game hay sẽ khiến người chơi bị cuốn hút từ khi nhập cuộc cho tới lúc màn hình credit xuất hiện với những tình tiết, nút thắt mở đầy bất ngờ và kịch tính. Thế nhưng tất cả những điều hấp dẫn xuyên suốt quá trình chơi lại dễ dàng bị phá hỏng chỉ với một cái kết dở, sản phẩm của sự lười biếng trong khâu viết kịch bản hay do hãng sản xuất bị ép phải theo kịp tiến độ.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số cái kết đáng thất vọng nhất trong lịch sử làng video game. Lưu ý rằng việc theo dõi chúng sẽ khó tránh khỏi làm lộ nội dung của trò chơi, vì vậy bạn đọc nên cân nhắc trước khi xem.
Fallout 3 Evil Ending
Fallout 3 có lẽ đã trở thành tựa game hay hơn trong mắt fan hâm mộ nếu không vì kết thúc cực kì lãng xẹt của nó. Bạn vào vai Vault Dweller - một nhân vật rời khỏi hầm trú ẩn 101 với nhiệm vụ tìm lại nguồn nước sạch cho những người còn sống sót ở Washington DC.
Trên đường đi bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện cùng nhiều nhân vật có cá tính riêng biệt, đưa ra nhiều lựa chọn hành động theo ý thích của mình nhưng rút cục, chúng chẳng có nhiều ý nghĩa khi kết thúc của game gần như chỉ phụ thuộc vào việc bạn làm gì ở khu vực cuối cùng - đài tưởng niệm tổng thống Hoa Kỳ thứ 16 Lincoln.
Chưa hết, ngoài việc chẳng có con boss to lớn nào để thử thách kĩ năng cùng kho vũ khí hiện đại mà bạn đã dày công tích góp trong suốt cả quá trình chơi, kết thúc của game thay vì một đoạn CGI hoành tráng lại là các bức ảnh tĩnh chuyển động dạng slide kèm theo lời dẫn chuyện nói về những sự kiện xảy ra sau đó. Nếu muốn thứ gì thỏa mãn hơn chúng, bạn cần phải bỏ tiền cho... DLC của Fallout 3.
XIII
Giống như các cuốn truyện tranh comic, XIII cũng có nhiều bất ngờ trong cốt truyện khiến bạn luôn muốn theo dõi chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đáng buồn là sự lối cuốn ấy lại không được khép lại bằng một kết thúc hợp lý và khiến cho người chơi vô cùng hụt hẫng.
Trong trò chơi này, bạn vào vai một nhân vật mất trí nhớ và bị vu oan vào tội ám sát tổng thống Mỹ. Vào cuối game, bạn phát hiện ra thủ phạm thực sự lại chính là người đã giúp đỡ mình trong suốt hành trình, và dự đoán rằng một cuộc quyết đấu sinh tử sẽ diễn ra. Nhưng không, chẳng có đoạn cao trào nào như vậy cả và XIII cứ như thế kết thúc với một dấu chấm hỏi to tướng.
Fable 2
Peter Molyneux - người hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một thế giới với thực vật phát triển theo thời gian thực nhưng sau đó là sự thất vọng tràn trề, đã từ lâu nhà thiết kế này không còn còn giữ được uy tín đối với với cộng đồng game thủ.
Trong Fable 2, trận chiến với trùm cuối kết thúc sau khoảng vài đòn tấn công, sau đó 3 lựa chọn được đưa ra trước mắt game thủ. Có điều dù chọn thế nào đi chăng nữa, người chơi vẫn cảm thấy toàn bộ những quyết định mà mình đưa ra chẳng hề giải quyết được vấn đề gì và thực tế kết thúc của game đã được định sẵn từ ban đầu. Một lần nữa, giải pháp DLC lại được Lionhead Studios đưa ra để khắc phục, nhưng đáng tiếc khi ấy thì nhiều game thủ đã đủ chán nản để rời xa series Fable rồi.
Crysis
Không phải ngẫu nhiên mà Crysis luôn bị gán cho cái mác "demo đồ họa" hơn là một tựa game hoàn chỉnh. Có thể định kiến ấy xuất phát từ phiên bản game đầu tiên - tựa game có thể nói là khá khẩm nhất trong series.
Crysis khởi đầu từ việc người chơi phải chiến đấu với quân đội Triều Tiên, chuyển sang các lính đặc nhiệm trang bị Nanosuit rồi tới lực lượng ngoài hành tinh xâm lược sử dụng vũ khí cực kì hiện đại, ai cũng trông mong rằng trò chơi sẽ kết thúc với điểm nhấn cao trào như nhân vật sẽ hạ gục con boss khổng lồ hay phi thuyền không gian để trở thành anh hùng cứu thế giới.
Đúng là như vậy, có điều Crytek lại hơi tham lam khi quyết định gợi ý cho game thủ về sự tồn tại của những phần tiếp theo thông qua việc cho nhân vật chính phát biểu: "Chúng ta phải quay trở lại", trong khi chỉ vài phút trước đó anh ta còn đang cố hết sức để tìm cách chạy trốn.
Knights of the Old Republic 2
Sau thành công của phiên bản đầu tiên mà phần lớn nhờ vào cốt truyện hấp dẫn đầy bất ngờ, game thủ ai ai cũng trông đợi Knights of the Old Republic 2 sẽ làm được điều tương tự. Đáng tiếc là việc vội vã chạy theo lợi nhuận đã khiến cho hãng phát triển Obsidian không thể hoàn thiện được sản phẩm của mình, thể hiện rõ ràng nhất ở kết thúc lấp lửng dành cho trò chơi.
Kreia - một nhân vật phụ khá mờ nhạt trong suốt quá trình chơi đến cuối game lại xuất hiện để "tả" về chuyện gì đã xảy ra với bạn cùng các đồng đội bằng đoạn hội thoại dài lê thê. Chắc hẳn vào thời điểm năm 2004 khi game mới ra mắt, nhiều game thủ đã không khỏi thắc mắc tại sao Knights of the Old Republic 2 không thiết kế một đoạn cutscene để truyền đạt tất cả những điều đó một cách ngắn gọn và hấp dẫn hơn.
Theo GameK
"Phá đảo" Fallout 3 chỉ trong vòng... 15 phút 14 phút 54 giây là thời gian mà một thành viên Youtube có tên Rydou dùng để phá đảo Fallout 3, phá vỡ kỹ lục thế giới trước đây của Petite_Miku (15 phút). DLC đầu tiên của Rainbow Six Siege trễ hẹn với game thủ Assassin's Creed tiếp theo có thể sẽ lấy bối cảnh tại Ai Cập Scalebound trì hoãn phát hành...