6 triệu chứng thầm lặng của ung thư đại tràng
Chảy máu trực tràng là triệu chứng dễ thấy nhất của ung thư đại tràng, nhưng các dấu hiệu khác có thể kín đáo hơn nhiều. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ.
Biết mình bị thiếu máu
Chẩn đoán thiếu máu có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang bị chảy máu bên trong, ngay cả khi bạn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nó. Nếu người phụ nữ có kinh nguyệt, thiếu máu ít có khả năng được theo dõi bằng các xét nghiệm bổ sung để xem nó có thể là thứ gì khác, ví dụ ung thư đại tràng, hay không.
Nếu một người đàn ông bị thiếu máu, bạn thường cho rằng anh ta đang chảy máu ở đâu đó. Không hiếm khi có người bị chảy máu bên trong đến sáu tháng mới có dầu hiệu trong phân.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu thiếu máu nào, chẳng hạn như mệt mỏi, da xanh hoặc chóng mặt, hãy đi khám bác sĩ, đó có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng.
Bạn không thể thở bình thường
Một tác dụng phụ khác của chảy máu từ từ bên trong là thở gấp. Nếu bạn không bị chảy máu dữ dội hoặc nôn ra máu, cơ thể bạn sẽ tăng lượng huyết tương trong máu mà không tạo ra nhiều sắt hoặc hồng cầu hơn, ngăn ngừa bạn khỏi bị mất máu với lượng lớn nhưng lại làm giảm khả năng vận chuyển oxy, đó là lý do tại sao bạn có thể thấy mình thở gấp.
Cảm thấy bụng chướng hoặc đau
Nếu có thứ gì đó bắt đầu gây tắc nghẽn trong đại tràng, bạn có thể bị chướng bụng. Nếu bạn cảm thấy hơi sưng hoặc đau, có nhiều yếu tố khác ngoài ung thư đại tràng có thể là nguyên nhân, nhưng nếu các triệu chứng ở bụng diên ra dai dẳng thì đó có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, hãy đi khám bác sĩ. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy đau liên tục ở phía bên phải của bụng, điều đó có thể là bệnh đã ở giai đoạn muộn lan sang gan.
Video đang HOT
Táo bón nghiêm trọng
Táo bón có thể xảy ra lúc này hay lúc khác và có lẽ không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nó trở nên nghiêm trọng và dai dẳng, nó có thể là một trong nhiều triệu chứng của ung thư đại tràng. Điều này gợi ý rằng có sự tắc nghẽn nào đó, và nếu nó có vẻ diễn ra liên tục thì nên đi khám.
Khuôn phân dẹt mảnh
Chú ý khi đi vệ sinh, cho dù không thấy máu. Nếu khuôn phân liên tục có hình dạng dẹt mảnh trong khi trước đây nó tròn, điều đó có thể chỉ ra tình trạng hẹp trong lòng đại tràng do polyp. Tiêu chảy dai dẳng cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư đại tràng.
Phân có màu lạ
Chảy máu từ trực tràng có thể không phải lúc nào cũng có dạng máu đỏ tươi. Phân có màu đen như nhựa đường là dấu hiệu có máu trong đó, và tuy nguyên nhân có thể là một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, như loét, thì đây cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư đại tràng.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Sơ cứu khi bị trúng gió, cẩn thận kẻo gặp biến chứng tê thấp cực nguy hiểm
Người bị trúng gió thường có các triệu chứng như ớn lạnh gáy, sống lưng, tay chân. Người bệnh cũng sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, chảy nước mũi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Trúng gió - Triệu chứng có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm
Trúng gió được coi là hiện tượng mà bất cứ ai cũng khó tránh khỏi trong cuộc sống. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), đối tượng dễ bị trúng gió nhất chính là người già, trẻ nhỏ và những người đang điều trị bất cứ một bệnh nào đó.
Không kể là trời nắng, gió hay trời lạnh, sương giá, trời mưa... bạn đều có nguy cơ bị trúng gió do cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh. Sự thay đổi thất thường của thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại, khi trời giao mùa... cũng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trúng gió.
Trúng gió được coi là hiện tượng mà bất cứ ai cũng khó tránh khỏi trong cuộc sống.
"Người bị trúng gió thường có các triệu chứng như ớn lạnh gáy, sống lưng, tay chân. Người bệnh cũng sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, chảy nước mũi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị hôn mê, chân tay co cứng", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Vào mùa hè, không phải triệu chứng trúng gió ít có khả năng xảy ra hơn. Thậm chí đây còn là mùa tiềm ẩn nguy cơ rất đáng sợ. Nếu bạn thường xuyên là người bước từ phòng điều hòa ra ngoài nắng đột ngột, hoặc đơn giản gặp thời tiết đang nắng nóng bỗng mưa to, buổi trưa đang nóng mà tối đổi gió lạnh... thì cũng đều dễ bị trúng gió.
Người bị trúng gió thường có các triệu chứng như ớn lạnh gáy, sống lưng, tay chân.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm: "Việc chủ quan với thời tiết mùa hè nóng bức, ban đêm thường mặc phong phanh ra đường cũng là ngyên nhân khiến chúng ta bị trúng gió. Bởi lẽ dù là mùa hè nhưng vẫn dễ gặp gió lạnh hay sương xuống. Hoặc buổi sáng sớm ngủ dậy, ngay lập tức mở toang cửa sổ cũng có thể bị trúng gió. Nhất là các quý ông thường có thói quen nhậu khuya vào mùa hè, uống nhiều bia rượu rồi đi về trong đêm sẽ có nguy cơ cao bị trúng gió".
Nếu không được sơ cứu kịp thời, trúng gió có thể dẫn đến di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng... Do đó, sơ cứu đúng cách và kịp thời nạn nhân khi bị trúng gió là bước vô cùng quan trọng.
Nếu không được sơ cứu kịp thời, trúng gió có thể dẫn đến di chứng phong thấp , tê thấp, mất khả năng đề kháng...
Sơ cứu đúng cách và kịp thời khi bị trúng gió
Theo lương y Bùi Hồng Minh, để sơ cứu bệnh nhân bị trúng gió cần căn cứ vào dấu hiệu để đánh giá mức độ và làm theo những bước sau:
Trúng gió thể nhẹ
- Làm nóng cơ thể cho người bị trúng gió. Có thể cho bệnh nhân uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát, làm nóng gan bàn chân, đánh gió theo phương pháp cổ truyền như dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay cho đến khi đồ bạc xám lại. Những cách này giúp lưu thông khí huyết cho bệnh nhân bị trúng gió. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý, với mẹ bầu và người có tiền sử cao huyết áp thì không nên cạo gió.
- Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
Đánh gió có thể giúp người trúng gió nhanh chóng phục hồi.
- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
- Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung sẽ giúp bệnh nhân tỉnh táo hơn.
- Khi bệnh nhân tỉnh lại có thể cho ăn cháo hành, tía tô để giữ ấm cơ thể.
- Có thể cho bệnh nhân đi giác hơi để cơ thể được phục hồi tốt hơn.
Có thể cho bệnh nhân đi giác hơi để cơ thể được phục hồi tốt hơn.
Trúng gió thể nặng
Bệnh nhân bị trúng gió thể nặng có các dấu hiệu như hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng... cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện. Nếu không, rất có thể sẽ bị nguy hiểm tính mạng.
Theo Helino
Để loại bỏ mụn rộp Mụn rộp (hay còn gọi là herpes) được biết đến như là một bệnh virus truyền nhiễm, xuất hiện dưới hai dạng. Chúng là mụn rộp ở miệng (vết loét lạnh) và mụn rộp sinh dục (mụn nước ở vùng sinh dục hoặc hậu môn). Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes simplex. Một khi bạn tiếp xúc với...