6 triệu chứng đột quỵ nghiêm trọng không bao giờ được bỏ qua
Ngay khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bệnh nhân đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Người bệnh khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay, vì để càng lâu thì bộ não sẽ càng bị nhiều tổn thương
SHUTTERSTOCK
Nếu để càng lâu thì bộ não sẽ càng chịu nhiều tổn thương. Những tổn thương này có thể không bao giờ phục hồi được.
Theo tiến sĩ Andrew Stemer, giám đốc của chương trình đột quỵ tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown (Mỹ), khi xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh không được chủ quan mà cần phải được cứu chữa ngay.
Cảm thấy yếu hoặc tê ở nửa bên cơ thể
Đột ngột cảm thấy yếu và không còn cảm giác ở tay chân của nửa một bên cơ thể là những dấu hiệuđột quỵ phổ biến nhất, đặc biệt là ở cánh tay và chân, Health24 dẫn lời tiến sĩ Stemer.
Vì nửa bán cầu não này sẽ kiếm soát nửa phần cơ thể bên kia. Ví dụ nếu tai biến xuất hiện ở nửa bán cầu não phải thì nửa trái cơ thể sẽ gặp các triệu chứng trên, theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ.
Khó đọc chữ hoặc hiểu người khác đang nói gì
Nửa bán cầu não trái sẽ kiếm soát ngôn ngữ. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị đột quỵ ở đó thì sẽ bị chứng mất ngôn ngữ, tức không mất khả năng hiểu và diễn đạt lời nói.
Video đang HOT
Đây là triệu chứng chứng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ rất phố biến ở bệnh nhân đột quỵ. Nó sẽ ảnh hưởng đến cả khả năng nghe, nói, đọc và viết, theo Health24.
Đây là một triệu chứng khác ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ, nói chuyện của bệnh nhân đột quỵ. Nguyên nhân là do bệnh nhân không thể kiểm soát được các cơ cần thiết để phát âm rõ ràng.
Các cơ chịu trách nhiệm về phát âm của người bị đột quỵ có thể bị yếu hoặc liệt, khiến người bệnh không thể điều khiến chúng theo ý mình, tiến sĩ Stemer nói thêm.
Xuất hiện cơn đau đầu kinh khủng
Nhức đầu nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bị đột quỵ do xuất huyết não. Tình trạng này cần phải được chăm sóc y tế và cấp cứu ngay lập tức.
Cơn đau ấy có thể mô tả là “cơn đau đầu kinh hoàng chưa từng có trong đời” và cơn đau ập đến một cách rất đột ngột, tiến sĩ Stemer mô tả.
Giống như tình trạng bị yếu hoặc liệt tay chân, mất thị lực cũng sẽ xuất hiện ở một bên mắt. Một trường hợp khác là người bệnh nhìn thấy một vật mà có hai hình ảnh. Nguyên nhân là do hai mắt mất khả năng tập trung hình ảnh khi não bị đột quỵ.
Đi đứng không vững
Cơn đột quỵ có gây chóng mặt và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Kết hợp với tình trạng tê liệt ở chân, bệnh nhân đột quỵ sẽ gặp khó khăn khi bước đi hoặc đứng thẳng. Nếu triệu chứng này xuất hiện thì phải khẩn cấp đến ngay bệnh viện cấp cứu mà không được trì hoãn, tiến sĩ Stemer nói thêm.
Ngọc Quý
Theo thanhnien.vn
Phát hiện đột quỵ càng sớm thì càng giảm nguy cơ tử vong
Khoảng 75% bệnh nhân đột quỵ đến Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) thì đã quá thời gian vàng để cứu chữa.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết từ tháng 2/2017 đến tháng 2 năm nay bệnh viện tiếp nhận hơn 2.500 ca đột quỵ. Trong hai năm qua, 90% bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng phương tiện công cộng.
"Việc di chuyển chậm, chưa được xử lý cấp cứu, không thông báo trước nhập viện nên 75% bệnh nhân đến được bệnh viện thì đã vượt quá thời gian vàng cứu chữa", bác sĩ Thắng chia sẻ. Về nguyên tắc, cứ mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% nguy cơ tử vong, đồng nghĩa tăng 4% cơ hội sống sót.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới. Tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra tại nước ta vượt qua nhiều những bệnh lý hiểm nghèo khác như ung thư, tim mạch, tai nạn giao thông. Nguyên nhân hàng đầu là do người nhà bệnh nhân không nhận biết được triệu chứng để đưa đến viện sớm, hoặc khi biết triệu chứng thì đưa bệnh nhân đến không đúng bệnh viện.
Can thiệp điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Lê Phương.
Hiện cả nước có 40 cơ sở y tế có khả năng tiếp nhận cứu chữa được người đột quỵ. Tại TP HCM có 11 đơn vị, Hà Nội có 10 đơn vị, các tỉnh thành khác có 1-2 đơn vị hoặc không có. Từ tháng 4/2017, các bác sĩ Việt Nam được tăng cường đào tạo chuyên môn, tiến đến mục tiêu năm 2021 cả nước sẽ có 100 bệnh viện có đơn vị đột quỵ, giúp bệnh nhân được điều trị càng sớm càng tốt, tận dụng thời gian vàng để cứu sống người bệnh, giảm di chứng tàn phế.
Bệnh đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc, hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.
Theo Tổ chức Đột quỵ Châu Âu, cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể được cứu sống lại phải chết hoặc tàn phế vĩnh viễn. Nguyên nhân do phần lớn người thân không nhận biết được dấu hiệu của bệnh để đưa bệnh nhân đến đúng bệnh viện chuyên khoa điều trị đột quỵ sớm trong khoảng giờ vàng.
Theo bác sĩ Thắng, để có thể cứu chữa bệnh nhân đột quỵ tốt nhất, cần chẩn đoán đột quỵ đúng và sớm, tìm được bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ, có được phương tiện vận chuyển bệnh nhân đột quỵ đúng cách và báo trước cho bệnh viện để chuẩn bị đón bệnh nhân.
Khi phát hiện người đột quỵ, người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không thực hiện các hành động xử lý không đúng cách như cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng... Những việc làm này hoàn toàn không có lợi và chậm thời gian cấp cứu.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
- Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.
- Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Từ khi ra ở riêng, người vợ ngoan hiền lộ nguyên hình 'sư tử' và cái kết bất ngờ Khi vợ 'thay tính đổi nết' tôi không những không giận mà ngày càng cảm thấy yêu và thương cô ấy nhiều hơn. Thời sinh viên, trong mắt tôi em là người hiền dịu, chăm chỉ và cũng ưa nhìn. Sau gần một năm tán tỉnh miệt mài, em cuối cùng cũng nhận lời yêu. Lúc mới yêu, em luôn biết lắng nghe...