6 trailer hay hơn phim
Nhiều đoạn quảng cáo cho phim tạo được ấn tượng mạnh trong lòng khán giả hơn cả khi họ theo dõi trọn vẹn bộ phim.
Tron: Legacy (2010)
Đoạn trailer này khá ấn tượng, với những cảnh quay đẹp mắt, trong đó Garrett Hedlund vào vai cậu con trai nổi loạn của Jeff Bridges, trong hành trình đi tìm cha và bỗng dưng phát hiện ra một thế giới khác. Tuy nhiên, nếu xem trọn vẹn bộ phim, khán giả sẽ thấy một chút lãng phí bởi với con số kinh phí đầu tư tiền tỷ, bộ phim không tương xứng cho lắm với những màn diễn xuất nhạt nhẽo bị vây quanh bởi tiếng ồn vào những ánh sáng neon phiền nhiễu.
Sucker Punch (2011)
Một đoạn trailer khá ấn tượng với sự xuất hiện của những cô gái xinh đẹp, nóng bỏng với các màn chiến đấu đẹp mắt. Riêng đoạn trailer này cũng đã đủ để làm thỏa mãn các fan mà khỏi cần phải đến rạp chiếu bởi rõ ràng, vụ nổ miễn phí kéo dài 90 giây trong đoạn trailer dài hơn 1 phút lại có vẻ đáng giá hơn nhiều lần những gì khán giả phải xem trong 110 phút trên màn ảnh rộng.
A Good Day To Die Hard (2013)
Bất cứ ai mua vé để xem phần tiếp theo của Die Hard ngoài rạp chiếu đều biết quá rõ những gì mà họ sẽ nhận được: không có gì nhiều ngoài những màn đấu súng, các pha rượt đuổi, cháy nổ… Đó cũng là một thách thức đối với đạo diễn John Moore, phải làm sao để những điều đã được tiên đoán trước đó đủ sức hấp dẫn khán giả.
Video đang HOT
Vị đạo diễn này đã thành công phần nào, ít nhất là đối với đoạn trailer có nhiệm vụ câu khách trước khi phim phát hành. Có lẽ bất cứ khán giả nam nào cũng không thể ngồi yên trước hình ảnh thoáng qua của người đẹp Yulia Snigir khi cô nàng nhảy khỏi chiếc mô tô, phanh áo và khoe thân hình nóng bỏng. Có lẽ kha khá đấng mày râu bỏ tiền đến rạp chiếu chỉ để xem thêm phân cảnh này. Tiếc thay, trong phim, cảnh quay này thực ra cũng… chỉ có thế!
Terminator Salvation (2009)
Trailer của bom tấn này chứa đựng tất cả những yếu tố hình ảnh – âm thanh và những cảnh hành động “đỉnh” nhất phim. Nó khiến cho khán giả tạm thời quên đi thực tế rằng bộ phim được chỉ đạo bởi một vị đạo diễn tự gọi mình là McG để thể hiện mức độ chuyên nghiệp.
The Unborn (2009)
Thực ra, làm trailer cho một bộ phim kinh dị không khó, chỉ cần cung cấp thật nhiều hình ảnh ấn tượng và đáng sợ là đủ. Tất cả giống như một cơn ác mộng và người xem cũng chẳng cần hiểu nó nói về điều gì. Với một trailer phim kinh dị, nó càng làm khán giả mất phương hướng thì càng tạo được hiệu quả tốt.
Với The Unborn cũng vậy, bộ phim thực sự đã khiến khán giả phải rợn tóc gáy khi xem trailer, nhưng khi ra rạp, nó lại có vẻ ít đáng sợ hơn, thiếu tính bất ngờ và ý tưởng hơi nghèo nàn. Hầu như khán giả đã được nhìn thấy tất cả mọi thứ tốt nhất của phim trong trailer.
Dead Man Down (2013)
Không phải tài tử nào ở Hollywood xuất hiện trên màn ảnh cũng đủ khiến khán giả muốn xem một bộ phim và Colin Farrell lại càng không phải là một trong số họ. Tuy nhiên, khi những cảnh quay đầu tiên của bộ phim hành động – kinh dị Dead Man Down của anh xuất hiện trong trailer, ở một góc độ nào đó, nó thực sự hấp dẫn. Thực tế, bộ phim không hấp dẫn như khán giả tưởng tượng, những cảnh hành động không có gì ấn tượng, thiếu tính bất ngờ và đôi chỗ hơi thiếu logic.
Theo Trí thức trẻ
Những bộ phim đình đám nên cấm trẻ em
Dù rất thành công ngoài rạp chiếu và được nhắc nhiều trên báo chí, các bộ phim này rất không nên để trẻ em xem được.
Phim "Live Free or Die Hard"
Live Free or Die Hard ( tức Die Hard 4.0) là bộ phim thứ 4 trong loạt phim Die Hard lừng danh. Ra mắt khán giả năm 2007, bộ phim này đã công phá các rạp chiếu và thành công vang dội, sau 19 năm kể từ khi bản Die Hard đầu tiên ra đời.
Ba phần đầu tiên của Die Hard phiên bản điện ảnh đều được dán nhãn R, vì hàng loạt các cảnh bạo lực, bắn giết đẫm máu. Mỗi phần phim đều đậm đặc các màn hành động hoành tráng cũng như những pha xả súng rợn người. Nhiều khán giả rất tò mò về lý do tại sao phần 4 của phim lại thoát mác "dành cho người lớn".
Phim "Sucker Punch"
Đạo diễn Zach Snyder đã quảng bá bản thân như một người hâm mộ cuồng nhiệt của thể loại giải trí hành động - bạo lực, với những phim như 300 hay The Watchmen. Phong cách làm phim của vị đạo diễn này là luôn sử dụng quá tải các màn đánh đấm, thể hiện rõ nhất ở Sucker Punch - thậm chí ngoài máu me, chết chóc, phim này còn có nguyên một cảnh nude rất táo bạo.
Câu chuyện trong phim này cũng khá tăm tối, kể về một cô gái trẻ trở thành nạn nhân bị lạm dụng bởi cha dượng, sau đó cô lại phải đối mặt với việc phải phẫu thuật não, phải chống lại những lực lượng độc ác... Rất khó để có thể hiểu điều gì đã diễn ra khiến những khán giả nhỏ tuổi cũng được phép xem bộ phim này.
Tất cả những gì người xem có thể phàn nàn về các bộ phim bom tấn của Michael Bay, đó là phim của ông luôn khiến người ta tranh cãi về tính logic. Michael Bay từng làm hàng tá phim gắn mác PG-13 (giới hạn trẻ em dưới 13 tuổi), ví dụ như Armageddon hay Transformers, nhưng không hiểu sao Pearl Harbor với những cảnh tấn công hoành tráng lại được phép chiếu cho trẻ em.
Rõ ràng, thể hiện một thảm kịch trong lịch sử Hoa Kỳ, lại có một mối tình tay ba kèm rất nhiều cảnh hành động bắn giết như trong Pearl Harbor thật khó để có thể giúp tâm hồn trong sáng của các em bé không bị ảnh hưởng xấu.
Phim "Drag Me To Hell"
Không hiểu tại sao đạo diễn Sam Raimi (người đứng sau thành công của The Evil Dead, Evil Dead 2, Army of Darkness và Darkman) lại đặt một cái tên đầy hứa hẹn như Drag Me To Hell cho một bộ phim kinh dị nghẹt thở. Khán giả xem phim này có thể tìm thấy hàng tá những cảnh đáng sợ, máu me, chặt chân chặt tay... như mọi bộ phim kinh dị hạng B nào khác.
Phim "Terminator Salvation"
Nhiều khán giả cho rằng phần phim Terminator 3: Rise of the Machines không nên có mặt trên đời này, hai phần đầu đã là quá đủ rồi. Không may cho những người xem đó, những bộ óc phía sau loạt phim này không đồng ý với ý kiến đó. Phần 3 của Terminator không có sự xuất hiện của các ngôi sao, nhưng cũng không được dán nhãn R, nên nếu các bậc phụ huynh lơ là, trẻ em sẽ phải xem những cảnh không dành cho chúng.
Phim "Taken"
Taken rõ ràng là một phim bom tấn cực thành công, là một phim yêu thích của rất nhiều khán giả yêu điện ảnh, nhưng thật khó tin rằng phim này không hề được dán nhãn R.
Trong phim, Liam Neeson đã đưa cả một đội quân xuống địa ngục: bắn họ tan xác với súng ngắn, đánh họ thừa sống thiếu chết chỉ bằng tay không, hay xuất hiện trong những màn rượt đuổi gay cấn... Thêm vào đó, trong phim còn có những thiếu nữ bị bắt cóc và bị bán để làm nô lệ tình dục. Rõ ràng đây không phải là một lựa chọn tốt để xem cùng cả gia đình.
Phim "Insidious"
Đạo diễn James Van (người đứng sau bộ phim Saw) biết rằng có hai thứ khiến người xem phải "xóc tận óc", và một trong số đó chính là những cảnh bạo lực chết người, máu me sởn da gà. Nếu đã từng xem Saw, khán giả có thể hình dung mức độ cần dán nhãn R của phim này.
Phim "Lakeview Terrace"
Đây tiếp tục là một ví dụ về việc phim giải trí có quá nhiều cảnh đáng sợ, bạo lực. Không phải đạo diễn Samuel L. Jackson không thành công trong việc sử dụng các thuật tương phản, nhưng trong phim có quá nhiều từ ngữ tục tĩu, hành động phản cảm... thêm vào đó, đây cũng chỉ là một phim trên mức trung bình ở thể loại này, và các em bé không cần phải xem chúng.
Phim "Valkyrie"
Đây là một phim khá chính thống với sự tham gia của tài tử Tom Cruise. Không phải trước đó ngôi sao này chưa từng tham gia các bộ phim được đánh dấu R (ví dụ: Magnolia hay Collateral), tuy vậy, Valkyrie xoay quanh kết hoạch giết chết độc tài Hitler và được chỉ đạo bởi một người đàn ông đã từng làm nên các cảnh bạo lực kinh điển trong The Usual Suspects, và hoàn toàn không được cảnh báo gì cả.
Phim "Spawn"
Đây là một ví dụ kinh điển cho việc chuyển thể một truyện tranh u ám, đen tối lên màn ảnh, dành cho khán giả trẻ tuổi nhưng lại không hề cắt đi những pha bạo lực quá tay. Bộ phim này thu được tới 20 triệu đô la Mỹ ngay trong tuần đầu ra mắt, có lẽ vì dựa theo một bộ truyện tranh cực kỳ được yêu thích. Mặc dù vậy, khác hẳn với truyện tranh, các cảnh hành động bạo lực trên phim thực hơn rất nhiều, và cũng "hại não" hơn nhiều.
Theo TTVN
"Die Hard 5" - Màn hành động mãn nhãn ngày đầu năm Nếu không đặt "A Good Day To Die Hard" trong cả series phim 5 phần thì đây là một phim giải trí coi được trong ngày đầu xuân năm mới. Sau khi ra đời vào năm 1988, Die Hard đã viết lại định nghĩa thế nào là một phim hành động đúng nghĩa.Die Hard hội tụ đầy đủ mọi yếu tố để trở...