6 tội danh dành cho 17 bị can lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng
Sau hơn 1 năm khẩn trương điều tra, truy xét, CQĐT Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cho vay nặng lãi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm 10 cựu cán bộ của một số tổ chức tín dụng có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, gồm Huỳnh Thị Huyền Như, Trần Thanh Thanh, Tống Nguyên Dũng, Đoàn Lê Du, Huỳnh Trung Chí, Huỳnh Hữu Danh, Lương Thị Việt Yên, Hồ Hải Sỹ, Lê Thị Ngọc Lợi, và Võ Anh Tuấn cùng 7 đối tượng là: Huỳnh Mỹ Hạnh, nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Hoàng Khải Trần Thị Tố Quyên, nhân viên Công ty Hoàng Khải Phạm Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương Nguyễn Thiên Lý, trú tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lành, nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Đông Đào Thị Tuyết Dung, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân Hùng Mỹ Phương, nhân viên môi giới chứng khoán.
Tài liệu của cơ quan chức năng xác định, đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như, khi đó là cán bộ tín dụng đã vay với lãi suất cao hơn 200 tỷ đồng của một số tổ chức tín dụng và nhiều cá nhân, mục đích để kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Lạt… Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Như không có khả năng thanh toán. Và để có tiền trả nợ, Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng vị trí cán bộ tín dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Từ tháng 3-2010 đến 9-2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn của ngân hàng chủ quản, làm giả 8 con dấu ngân hàng và 7 công ty, làm giả một số tài liệu, qua đó lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 tổ chức tín dụng và 3 cá nhân với tổng số tiền hơn 4.900 tỷ đồng. Trong số này, bị Như lừa đảo, chiếm đoạt nhiều nhất là Công ty Phúc Vinh, với số tiền bị lừa hơn 1.000 tỷ đồng. Lời khai của Huỳnh Thị Huyền Như cũng như tài liệu cơ quan chức năng xác định, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, Như đã dùng để trả tiền vay lãi suất cao, trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, và một phần tiền dùng trả nợ khác, chi tiêu cá nhân.
Quá trình điều tra, CQĐT đã kê biên, thu giữ tiền, tài sản các loại trị giá gần 625 tỷ đồng, gần 157.000 EUR, gần 4.700 USD thu giữ 7 sổ tiết kiệm tổng trị giá hơn 30 tỷ đồng kê biên hơn 20 bất động sản, qua thẩm định giá được hơn 361 tỷ đồng… Bản kết luận điều tra của CQĐT nhận định: Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thời gian phạm tội kéo dài, thủ đoạn rất tinh vi, lừa đảo chiếm đoạt của nhiều đơn vị, cá nhân trong đó có các tổ chức tín dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như là đối tượng chính, chủ mưu có sự giúp sức đắc lực của một số cá nhân công tác trong lĩnh vực tín dụng, thể hiện qua việc không làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quy trình về cho vay, tạo sơ hở để Như lợi dụng phạm tội. Một số đối tượng cho Như vay với mức lãi suất cao, thời gian dài đây là nguyên nhân chính thúc đẩy Như thực hiện hành vi phạm tội.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cơ quan điều tra xác định từ tháng 5-2010 đến 11-2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định. Quá trình điều tra vụ án, CQĐT Bộ Công an xác định hành vi của 6 bị can này liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại các Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB…
Theo ANTD
Bảy lần nhận tiền, việc vẫn không trôi
Bảy lần nhận của đương sự với số tiền hơn 400 triệu đồng cùng nhiều lời hứa hẹn, nhưng Nguyễn Văn Hùng, 36 tuổi, nguyên Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, vẫn không thực hiện được lời hứa. Cho đến ngày, dấu hiệu phạm tội của vị Chấp hành viên này bộc lộ.
Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hùng về 2 hành vi tham ô tài sản; và lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người phải thi hành án.
Từ tháng 9-2009 đến 2-2010, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội ủy thác cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thi hành án đối với ông Bùi Văn Lân, ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, phải bồi hoàn tiền cho 7 người dân với tổng số tiền gần 20.000 USD. Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng được Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Giang giao đảm trách việc thi hành án, buộc ông Lân phải trả toàn bộ số tiền này.
Quá thời hạn tự nguyện thi hành án, ông Lân không thực hiện, nên ngày 13-5-2011, Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng đã ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Lân, thông báo việc cưỡng chế thi hành án đối với gia đình ông Lân. Theo vị Chấp hành viên này thì mảnh đất và nhà của ông Lân sẽ được định giá, bán đấu giá. Sau đó, Hùng nhiều lần gọi điện gợi ý nếu gia đình ông Lân muốn mua lại nhà, đất thì Hùng sẽ giúp đỡ.
Tin vào hứa hẹn của Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng, trong 2 tháng 9, 10-2011, vợ chồng ông Lân đã 7 lần đưa tiền cho Hùng, tổng số hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 11-11-2011, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương và huyện Ninh Giang tổ chức bán đấu giá tài sản đã kê biên của gia đình ông Lân; kết quả, người trúng đấu giá không phải là gia đình ông Lân. Dù vậy, Chấp hành viên Nguyễn Văn Hùng vẫn không trả lại số tiền cho vợ chồng ông Lân. Vụ việc sau đó được gia đình "khổ chủ" tố cáo đến cơ quan tố tụng.
Theo ANTD
Hà Tĩnh: Bắt 26 đối tượng đánh bạc có vũ khí nóng Thông qua nguồn tin quần chúng cung cấp, lực lượng Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhanh chóng trinh sát, phát hiện và bắt gọn các đối tượng đang say sưa sát phạt nhau trên chiếu bạc bằng hình thức xóc đĩa. Vào 15h30 ngày 20/3/2012, lực lượng Công an huyện Kỳ Anh đã đột nhập vào khu vực đồi Cồn Rang...