6 tín hiệu bất thường từ cơ thể bạn không được bỏ qua
Những dấu hiệu bất thường của cơ thể hoàn toàn có thể là tín hiệu bất thường cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây nhé.
Có những triệu chứng cơ thể được coi là phổ biến và bình thường, ví dụ như đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”… Nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện đột ngột, không theo chu kì vốn có thì bạn cần hết sức lưu ý.
Những dấu hiệu bất thường của cơ thể hoàn toàn có thể là tín hiệu bất thường cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe của mình.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị bệnh và bạn không nên bỏ qua.
Khó chịu, đầy hơi trong bụng
Phụ nữ thường bị đầy hơi, khó chịu trong bụng nhiều hơn nam giới do phải trải qua chu kì kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng đầy hơi liên tục diễn ra, thậm chí trong cả những ngày không phải “đèn đỏ” thì bạn cần hết sức chú ý và nên đi khám sớm. Hãy quan sát xem có hiện tượng ợ hơi, đau ở bụng hoặc gặp khó khăn trong khi ăn hay không. Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện thì rất có thể bạn đang gặp rắc rối về phụ khoa, ví dụ như viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng…
Việc cần làm: Đi khám phụ khoa sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh, không tự ý mua thuốc về dùng.
Ảnh minh họa từ Internet
Đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu dữ dội và xảy ra đột ngột có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là do tổn thương mạch máu trong não. Đây được gọi là chứng phình động mạch. Nếu bị phình động mạnh, bạn cần hết sức chú ý để được xử lý kịp thời. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị phình động mạch bao gồm đau ngực, mệt mỏi và suy giảm thị lực. Nếu liên tục bị tình trạng này sẽ có thể ảnh hưởng đến tim vàviêm màng não.
Video đang HOT
Việc cần làm: Đi khám để được làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ra những cơn đau đầu đau đớn.
Đau buốt răng
Nếu bạn cảm nhận được cơn đau xuất phát từ răng và đưa lên tận óc thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã bị sâu răng ăn vào đến tủy, các dây thần kinh trong răng đã bị hư hỏng. Nếu bạn cứ duy trì tình trạng này mà không đến gặp bác sĩ nha khoa để được xử lý thì các vi khuẩn gây hại trong răng sẽ càng tăng và lây lan nhanh trong miệng, làm cho bạn không những đau hơn mà còn đe dọa những răng còn lại.
Việc cần làm: Đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
Đau tức ngực
Một số thực phẩm gây ra chứng ợ nóng hay khó tiêu, nhưng nó không phải là nguyên nhân khiến bạn đau tức ngực. Biểu hiện tức ngực như thể có áp lực đè lên ngực, kèm theo đau ngực là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của tim bạn không ổn và bạn có thể gặp cơn đau tim bất kì khi nào.
Việc cần làm: Nếu bắt gặp tình trạng này, bạn không nên chậm trễ, hãy đi kiểm tra tim càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa từ Internet
Lông mọc bất thường
Bất kì ai cũng có lông trên cơ thể, nhưng nếu bạn thấy lông mọc bất thường, ví dụ như dày hơn, đen hơn ở ngực, mặt, bụng… thì tức là bạn đang gặp Hội chứngbuồng trứng đa nang (PCOS) . Điều này xảy ra khi có sự mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm kinh nguyệt không đều và khó thụ thai.
Việc cần làm: Bạn nên đi khám phụ khoa và yêu cần bác sĩ làm các xét nghiệm liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể.
Giảm cân đột ngột
Cho dù bạn đang ăn kiêng và tập thể dục đi chăng nữa thì việc giảm cân nhiều và đột ngột không rõ lý do cũng là tín hiệu không tốt. Giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh tiềm ẩn nào đó, ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.
Việc cần làm: Bạn cần đi khám sức khỏe tổng thể ngay lập tức.
Theo VNE
Trà thảo dược không được dùng tuỳ thích
Chợ, siêu thị nào hiện cũng bày bán nhiều loại trà thảo dược: trà nhân sâm tam thất, trà linh chi, trà trinh nữ hoàng cung..., với quảng cáo trị đủ thứ bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng ngay cả thảo dược cũng không được lạm dụng.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, trà dược liệu, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc. Còn hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ một dạng thực - dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày nhưng kỳ thực không có chút lá trà nào trong thành phần.
Như vậy, trà dược liệu là một dạng thuốc thang đặc biệt sử dụng dưới dạng nước hãm (xung tễ) hoặc nước ngâm (bào tễ). Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta còn bào chế trà dược hoà tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương làm khô thành dạng bột để dễ sử dụng và bảo quản.
Đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật... "Về công dụng của các dược liệu khác, tuỳ lựa chọn, bào chế, liều dùng, cách dùng mà tạo nên tác dụng riêng biệt và nét đặc trưng của từng loại trà dược", bác sĩ cho biết.
Ảnh minh họa
Theo phó giáo sư Nguyễn Phương Dung, Trưởng khoa y học cổ truyền kiêm Trưởng bộ môn bào chế đông dược, ĐH Y dược TP HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng... với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
"Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng... thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay...) của chúng", dược sĩ Phương Dung nói.
Theo bác sĩ Hoàng, có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1... Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng...
"Tốt nhất cần đi khám bệnh trước, trong và sau khi uống trà dược. Không nên chỉ đọc cách dùng sản phẩm mà không có chỉ định của thầy thuốc. Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất", bác sĩ Hoàng nói.
Dược sĩ Dung thì lưu ý người bệnh đang dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long...) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc.
Theo Đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.
Khi mua bất kỳ một loại trà nào cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu thảo dược được trồng không bảo đảm an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm...), hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh, hướng dẫn sử dụng không đúng... sẽ tác hại đến sức khoẻ người dùng.
Dược sĩ Dung khuyên: "Tốt nhất là nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn".
Theo VNE
Những đòi hỏi quái chiêu của tử tù trong buồng biệt giam Nhiều người vẫn nói, bản thân cái chết không có gì đáng sợ, bởi khi nó chưa đến thì người ta chả biết nó ra sao, còn khi nó đến rồi thì người ta không còn biết gì nữa. Cái đáng sợ hơn là nỗi ám ảnh, sự sợ hãi khi nghĩ về cái chết. Đó chính là tâm lý chung của những...