6 thủ thuật giã từ chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của chị em. Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn trải qua tình trạng khó chịu này một cách dễ dàng hơn.
Đau bụng kinh xảy ra trong vòng vài giờ sau khi có kinh, nhưng cũng có thể kéo dài trong ngày đầu tiên hoặc cả những ngày sau đó trong kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng có thể là đau bụng hoặc chuột rút. Cảm giác đau có thể lan rộng đến vùng xương chậu, hậu môn hoặc đùi. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra là khi mặt tái xanh, môi nhợt nhạt, chân tay yếu, nôn mửa, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu… Y học Trung Quốc tin rằng lý do chính gây ra đau bụng kinh là sự trì trệ khí, nhiệt ẩm, khí cơ thể suy giảm, gan và thận yếu.
Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn trải qua tình trạng khó chịu này một cách dễ dàng hơn.
1. Thư giãn tinh thần
Duy trì một trạng thái tâm thần ổn định, giảm lo âu, sợ hãi… có thể giúp giảm đau bụng kinh.
2. Chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng. Bạn có thể ăn các loại rau (lá màu xanh đậm) và trái cây giàu vitamin C để bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Tránh ăn các thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, sô-cô-la vì chúng sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng, đồng thời dễ dàng tạo ra sự khó chịu của kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn dễ bị phù nề trong kỳ kinh nguyệt thì rượu sẽ làm cho các triệu chứng này trầm trọng thêm.
3. Giữ ấm cơ thể
Trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ cho cơ thể ấm áp, bao gồm việc mặc quần áo ấm (trong mùa lạnh), tránh mưa, không rửa nước lạnh, không ngồi trên nền đất lạnh, ẩm ướt. Đau bụng kinh nhẹ có thể uống nhiều nước nóng, chườm bụng bằng túi chườm hay chai nước nóng cũng giúp thư giãn các cơ, giảm đau bụng hiệu quả.
Video đang HOT
4. Tránh hoạt động mạnh, giảm sức đề kháng
Những bài tập đòi hỏi phải gắng sức nhiều sẽ làm giảm sức đề kháng của chị em, khiến cho kinh nguyệt tắc nghẽn gây ra đau bụng kinh. Vì vậy, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh những hoạt động mạnh, gắng sức và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ.
5. Chú ý vệ sinh
Vệ sinh kỳ kinh nguyệt cần được chú ý đặc biệt. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh khăn lau, vệ sinh tay để ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây ra nhiễm trùng.
6. Thuốc để giảm đau
Nếu cơn đau không chịu nổi, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo VNE
Đeo kính sai cách khiến thị lực "tụt dốc không phanh"
Đừng nghĩ chỉ cần đeo kính là đủ nhé!
Chào bác sĩ,
Năm nay em 17 tuổi và là nam. Cách đây 7 tháng, khi mắt có dấu hiệu mờ, nhìn không rõ, em đã đi khám và phát hiện ra mình bị cận thị. Vì vậy, em đo kính nhưng chỉ đeo mỗi khi học mà nhìn bảng không rõ thôi. Vài ngày trước, em đi đo lại thì thấy tăng mỗi bên 0,25 độ, cụ thể mắt phải hiện giờ 1,0 độ còn mắt trái 1,25 độ. Bác sĩ dặn em nên thường xuyên đeo kính, chỉ tối ngủ mới bỏ ra nhưng khi em đeo vào thì mắt hơi khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em cách sử dụng kính cận hợp lý và chế độ ăn uống sinh hoạt để không làm tăng độ của mắt ạ! Em xin cảm ơn! (leona...@gmail.com).
Trả lời:
Chào em,
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tỉ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30 - 40%, ở một số thành phố lớn, con số này còn lên tới 80%.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất, tinh thần, ngoài ra có thể gây nhược thị.
Mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa lại gần sát mắt. Đeo kính cận giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt, tránh được hiện tượng tăng số kính quá nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bỏ kính khi mắt nghỉ ngơi không làm việc. Thông thường khi cận trên 2 diop thì mới nên đeo kính thường xuyên.
Ở lứa tuổi học đường, mắt còn chịu tác động nhiều của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống do vậy vẫn xảy ra hiện tượng tăng số kính.
Theo như mô tả trong thư thì em mới cận 1,25 diop thì vẫn ở mức nhẹ nên chưa phải đeo kính cả ngày. Tuy vậy, em vẫn phải đeo kính khi đi đường, lúc xem tivi hay khi phải thường xuyên nhìn lên bảng ở trên lớp. Ngoài ra, khi đọc sách, nếu khoảng cách giữa mắt và sách là 30 - 35cm mà em vẫn nhìn rõ, không phải nheo mắt thì cũng không cần đeo kính.
Cuối cùng, bác sĩ Mèo khuyên em nên thực hiện những điều sau để giúp cải thiện thị lực và hạn chế tình trạng tăng số của mắt:
- Tránh nhìn gần liên tục không để mắt nghỉ ngơi.
- Học tập trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.
- Tuyệt đối không đọc sách ở các tư thế không tốt như nằm hay khi đi tàu xe.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho mắt như:
Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin và kẽm - những chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt.
Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau ngót, mùng tơi... chứa nhiều lutein và zeaxanthin, là các chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thế ở mắt.
Trái cây chín giàu vitamin A và C như chanh, đu đủ, cam, bưởi...
Các loại cá biển như cá ngừ, cá nục, cá hồi, cá thu, cá cơm... đều rất giàu DHA, một loại axit béo có khả năng chống lại chứng khô mắt.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo TNO
Hở van tim - chứng bệnh khiến bạn "giã từ" thể thao Chứng hở van tim cần được khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Chào bác sĩ, Năm nay em 19 tuổi. Hiện giờ em đang có ý định đăng ký đi học Karatedo để rèn luyện sức khỏe. Vậy mà gần đây khi em đi siêu âm lại phát hiện ra mình bị hở van tim nhẹ. Tuy rằng bác sĩ bảo bệnh của...