6 thói quen xấu khiến đôi môi nứt nẻ, khô xác
Đôi môi nứt nẻ, khô xác khiến nhan sắc của bạn bị dìm thảm hại, tình trạng này có thể bắt nguồn từ 6 thói quen thường gặp dưới đây.
Mùa đông, rất nhiều người than không khí quá khô khiến đôi môi nứt toác, thậm chí đến rớm máu. Các thói quen sau có thể là nguyên nhân.
Liếm môi
Thói quen xấu này là con đường ngắn nhất khiến đôi môi mọng mịn bỗng trở nên khô nẻ. Khi cảm thấy môi khô, nhiều người liếm môi để cảm thấy dễ chịu hơn, và sau đó họ không thể ngừng động tác này vì càng liếm càng khô.
Để mọi chuyện không tệ hơn, hãy cố gắng kiểm soát cái lưỡi của bạn, tuyệt đối không liếm môi. Hãy thấm ướt môi bằng chút nước ấm, sau đó thấm nhẹ bằng giấy ăn rồi thoa sản phẩm dưỡng môi.
Đôi môi khô nẻ có thể do các thói quen xấu của bạn.
Thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng, nhất là khi có cảm giác ngạt mũi, khiến đôi môi bạn như bị hong khô bởi những cơn gió.
Hãy cố gắng bỏ thói quen xấu này, nếu không dù bôi son dưỡng xịn, môi bạn cũng vẫn nứt toác.
Lười uống nước
Một khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể, đôi môi bạn lấy đâu ra độ ẩm để duy trì sự căng bóng, mịn màng? Hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, khi đó không chỉ đôi môi mà làn da bạn cũng mướt mát trông thấy.
Video đang HOT
Lười thoa dưỡng
Muốn môi đẹp mọng như quả anh đào mà lười thoa dưỡng thì không được rồi, nhất là vào mùa đông. Không có lớp dầu bảo vệ, cái lạnh và không khí hanh hao sẽ dễ dàng khiến môi khô nẻ. Hãy luôn thủ bên mình một thỏi/ hũ son dưỡng để thoa lại thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
Thường xuyên bật điều hòa hoặc dùng quạt sưởi
Hai loại thiết bị giúp giữ ấm này lấy đi độ ẩm trong không khí, khiến cho làn da và đôi môi bạn nhanh chóng mất nước, hậu quả là đôi môi khô nẻ.
Lạm dụng quạt sưởi chính là thói quen xấu khiến môi khô nẻ.
Hãy hạn chế hết mức có thể việc dùng quạt sưởi hay điều hòa nóng. Bạn có thể đặt thêm chậu nước hoặc khăn mặt ướt trong phòng để duy trì độ ẩm. Và tốt nhất là lên bôi lên môi lớp dưỡng dày, hoặc dùng mặt nạ môi, mặt nạ ngủ dành cho môi.
Thoa lại son màu nhiều lần mà không dưỡng
Mỗi khi thấy màu son nhạt đi, nhiều chị em có thói quen lôi thỏi son ra tô lại. Đây thực sự là thói quen xấu.
Nhiều lớp son cũ, mới chồng lên nhau dễ khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ. Tốt nhất, bạn nên thoa một lớp son dưỡng trước khi đánh son màu lần nữa. Vào thời gian đôi môi kém mọng mịn, hãy bạn chế dùng son lì mà hãy ưu tiên dòng son satin nhiều dưỡng, bóng môi.
Giật các mảnh da chết trên môi
Nhiều phụ nữ thừa nhận họ không thể kiềm chế việc đưa tay lên môi giật những mảng da chết bị bong ra phân nửa. Thói quen xấu này khiến cả những tế bào chưa đủ già cũng bị kéo giật khỏi môi, tạo ra vết thương, gây đau đớn và làm tình trạng nứt nẻ, khô xác ở môi càng tệ hại.
Và sự thật là bạn càng giật, những mảnh da chết bong ra càng nhiều và nhanh, bạn lại càng không nhịn được và giật tiếp. Hậu quả là đôi môi bạn sứt sẹo thê thảm suốt mùa đông.
Ngoài ra, son dưỡng không phù hợp, nước tắm quá nóng, kem đánh răng tiếp xúc nhiều với môi do đánh răng quá thường xuyên hoặc dùng kem đánh răng làm trắng… cũng có thể là nguyên nhân khiến đôi môi bạn khô thêm. Hãy chú ý để loại trừ các nguy cơ này.
Để môi luôn tươi mọng, bạn còn cần ăn uống đủ chất, lưu ý ăn nhiều rau củ quả, nhớ bôi chống nắng cho môi trước khi ra ngoài (da môi mỏng và dễ bị tổn thương bởi ánh nắng hơn da mặt). Hãy thường xuyên tẩy da chết cho môi bằng các sản phẩm chuyên dụng.
Đáng sắm nhất lúc này là áo len trắng vì có 10 cách diện trang nhã đẹp mê, nàng nào cũng áp dụng được
Dưới đây là 7 sai lầm khi chăm sóc môi vào mùa Đông mà nhiều người mắc phải.
Mùa Đông không khí hanh khô thì làn da hay môi cũng chúng ta cũng có xu hướng khô nẻ hơn so với mùa Hè. Vì lẽ đó vào mùa Đông bạn cũng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc môi để môi mềm mướt, không khô tróc, đánh son lên màu đẹp hơn. Dưới đây là 7 sai lầm khi chăm sóc môi vào mùa Đông mà nhiều người mắc phải, bạn rất nên tránh.
1. Thường xuyên thoa son dưỡng môi
Tưởng vô lý nhưng điều này thực chất lại khiến môi ngày một khô và nứt nẻ nhiều hơn. Điều này là bởi khi thoa son dưỡng môi sẽ phủ thêm một lớp màng mỡ nhờn trên môi để ngăn chặn sự bay hơi của độ ẩm trên môi. Nếu tiếp tục thoa son dưỡng nhiều lần, không những môi không được dưỡng ẩm mà còn dễ dẫn đến tình trạng mất độ ẩm trên môi và khiến môi bị khô. Nếu bạn muốn dưỡng ẩm cho môi, hãy thoa son dưỡng sau khi đánh răng và rửa mặt vào buổi sáng, thoa 3 đến 5 lần/ ngày mà thôi.
2. Thoa son dưỡng môi lên ngón tay rồi mới thoa lên môi
Ngón tay là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn, nếu dùng ngón tay thoa son dưỡng môi sẽ có khả năng vi khuẩn lưu lại trên son dưỡng, khiến son dưỡng trở thành nơi vi khuẩn có thể phát triển. Bạn không nên thoa son dưỡng bằng ngón tay, nhưng nếu bạn muốn thoa son dưỡng bằng ngón tay, hãy rửa sạch ngón tay trước.
3. Thoa son dưỡng môi theo chiều ngang
Rất nhiều bạn gái mắc phải một sai lầm, đó là thoa son dưỡng từ trái qua phải. Thực tế, son dưỡng khác với son thông thường, bạn không được thoa đi thoa lại, nếu không sẽ tạo ra ma sát giữa son dưỡng với môi và gây ra các đường vân môi. Phương pháp đúng là thoa theo chiều dọc từ trên xuống dưới để tránh hình thành nhiều đường viền môi.
4. Không có son chống nắng cho môi
Ai cũng chỉ biết da cần kem chống nắng chứ ít người để ý rằng môi cũng cần son chống nắng riêng biệt! Môi cũng có thể bị tổn thương bởi tia cực tím cũng giống như da, có thể bị sạm màu, nên hãy chuẩn bị một loại son dưỡng có chỉ số chống nắng để môi không bị tổn thương bởi tia cực tím.
5. Thoa son dưỡng trước khi đi ngủ
Ai cũng có quan niệm rằng thoa một lớp son dưỡng dày trước khi đi ngủ để tránh tình trạng mất độ ẩm trên môi, thực tế là sai lầm vì son dưỡng chứa nhiều dầu, tạo lớp màng bao bọc trên môi tránh mất nước chứ không giúp dưỡng môi từ bên trọng. Nếu bạn muốn môi được dưỡng ẩm vào ban đêm, bạn nên sử dụng dầu dừa, mật ong thay cho son dưỡng môi thông thường .
6. Lưỡi liếm hoặc cắn môi
Mỗi khi môi bị khô nứt nẻ, mình tin ai cũng liếm môi, thật ra điều này chỉ khiến môi khô nứt nẻ, cắn môi sẽ có cơ hội cắn vào môi khiến môi mất đi lớp màng bảo vệ trên bề mặt và khiến môi càng thêm khô. Dưỡng môi chỉ là "chữa triệu chứng chứ không trị tận gốc" Một số người liếm môi vì thấy môi sưng tấy, châm chích, tưởng rằng có thể làm giảm triệu chứng nhưng thực tế, nước bọt có thể gây kích ứng môi, không những không thể dưỡng ẩm cho môi mà còn khiến môi khô ráp. Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus, nên từ bỏ thói quen liếm hoặc cắn môi.
7. Thoa son dưỡng môi quá cứng trực tiếp lên miệng
Đôi khi nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông sẽ làm son dưỡng bị cứng lại, trong trường hợp này dùng son dưỡng trực tiếp sẽ chỉ làm bong lớp da trên môi. Nên cho son dưỡng vào lòng bàn tay và làm ấm trước khi sử dụng để làm mềm lớp dưỡng môi khô cứng trước khi sử dụng.
Gợi ý một số địa chỉ mua son dưỡng: Sammi, mint07, Guardian, Sper store, Caribon
4 cây son dưỡng môi "phù phép" từ môi bong tróc, nứt nẻ đến thâm xám xịt thành mềm mại, căng mọng như ý Những nàng thường gặp vấn đề về môi đừng quên đầu tư cho mình một trong bốn cây son dưỡng đỉnh cao này. Miền Bắc đang vào mùa hanh khô nhất trong năm, thời tiết se lạnh kéo theo làn da cũng khô hạn nứt nẻ và dường như cứ vào mùa này là các chị em lại than trời về đôi môi...