6 thói quen tưởng bình thường lại có thể khiến tình yêu của bạn tan thành mây khói
Những thói quen này chỉ nên là “gia vị” cho tình yêu chứ không nên là thứ phá hủy chuyện tình cảm của bạn.
Ở trường học không có môn Làm thế nào để không trở thành một người yêu tồi. Những gì mà thầy cô dạy là sinh học, luật hôn nhân và gia đình cùng những câu chuyện tình yêu thời ông bà mình.
Khi chúng ta bước vào một mối quan hệ, chẳng có ai hướng dẫn và chúng ta đành tìm đến những lời khuyên trong mấy tờ tạp chí phụ nữ. Mà mấy tờ tạp chí hay sách self-help cũng chẳng giúp ích cho lắm (đàn ông và phụ nữ KHÔNG đến từ hai hành tinh khác nhau đâu, đừng để bị lừa). Và thậm chí là chuyện tình cảm của bố mẹ chưa chắc đã là ví dụ tốt.
Những lần yêu đầu là những lần thử và sai. Sai lầm thường ở chỗ bạn lầm tưởng những thói quen độc hại trong tình yêu là những thói quen tốt. Dưới đây là 6 hiểu nhầm tai hại phổ biến nhất.
1. Tình yêu là trò chơi ăn thua
Nghĩa là gì?
Bạn đã phá hủy ngày sinh nhật của bạn gái. Cuộc đời của bạn sẽ không thể yên ổn từ sau cái ngày đó. Vì sao? Bởi vì từ lúc đó cho đến bây giờ, thỉnh thoảng bạn gái sẽ lôi vụ đó ra chì chiết bạn. Nhưng không sao cả vì bạn từng bắt quả tang nàng nhắn tin à ơi với gã đồng nghiệp. Bạn sẽ đem chuyện đó ra để bắt cô nàng dừng chì chiết. Vậy là hai người cứ đá qua đá lại. Và đó chính là trò chơi ăn thua trong tình yêu.
Trò chơi ăn thua trong tình yêu là khi một trong hai người hoặc cả hai liên tục đổ lỗi và đay nghiến những tội lỗi người kia phạm phải trong quá khứ. Nó trở thành trận chiến xem ai bới móc được nhiều sai lầm của người kia hơn và người thắng cuộc là người bới móc được nhiều nhất.
Trong trò chơi này không có chỗ cho câu xin lỗi
Tại sao độc hại?
Trò chơi ăn thua trong tình yêu nâng cấp theo thời gian vì cả hai bạn đều lôi những sai lầm trước đây của đối phương để đòi lại công bằng cho bản thân. Điều đó thật tồi tệ vì cả hai đang đổ thêm dầu vào lửa và cố làm cho đối phương cảm thấy tội lỗi.
Nếu trò chơi này cứ kéo dài, cuối cùng cả hai chỉ cố chứng tỏ rằng mình ít mắc lỗi thay vì giải quyết vấn đề trước mắt. Hai bạn cũng sẽ cố gắng ít phạm sai lầm để khỏi bị người yêu trách móc hơn là dành thời gian và tình cảm để đối xử tốt với người yêu của mình.
Bạn nên làm gì?
Hãy giải quyết vấn đề một cách độc lập, trừ phi chúng liên quan đến nhau.
Năm ngoái bạn gái làm bạn bẽ mặt và hôm nay cô ấy đang giận dỗi bạn là hai chuyện khác nhau. Đừng lấy chuyện của năm ngoái để giải quyết vấn đề hôm nay.
Nếu bạn chấp nhận những thứ tốt đẹp ở người yêu thì cũng phải chấp nhận cả những chuyện xấu xí trước đây của họ. Nếu có thứ gì đó khiến bạn phiền lòng vào năm trước, hãy giải quyết nó từ năm trước.
2. Giận dỗi vô cớ
Nghĩa là gì?
Thay vì nói thẳng, bạn lại nói vòng vo để người yêu phải tự hiểu điều bạn thực sự muốn, hoặc thay vì nói rõ ràng cái gì làm bạn buồn, bạn lại chọc tức người yêu một cách nhỏ mọn để có cớ phàn nàn họ.
“Em giận anh à?”, “Không”… “Thế giận anh nhiều không?”, “Nhiều!”
Tại sao độc hại?
Bởi vì nó chứng tỏ hai bạn không thoải mái trong việc trò chuyện cởi mở và rõ ràng với nhau.
Nếu bạn thấy thoải mái trong việc bộc lộ những bất an và giận dữ của bản thân, sẽ chẳng có lý do gì làm bạn ức chế với người yêu và bạn cũng chẳng cần nói bóng gió để tránh bị người ấy đánh giá hoặc trách móc.
Video đang HOT
Bạn nên làm gì?
Hãy nói thẳng cảm xúc và mong muốn của mình. Hãy nói rằng người yêu của bạn không cần thiết có trách nhiệm và nghĩa vụ giải quyết vấn đề hộ bạn, bạn sẽ rất vui nếu họ ủng hộ và giúp đỡ bạn. Nếu họ yêu bạn, họ sẽ luôn cố gắng khiến bạn hài lòng.
3. Giữ mối quan hệ như giữ con tin
Nghĩa là gì?
Là khi người yêu của bạn phàn nàn, chỉ trích hoặc đe dọa bằng cách đòi chia tay.
Ví dụ, nếu người yêu của bạn cảm thấy bạn lạnh lùng, thay vì nói “Em cảm giác đôi khi anh lạnh lùng với em quá!”, thì người ấy lại dọa “Tôi không thể cứ hẹn hò mãi với một kẻ máu lạnh như anh!”.
Tại sao độc hại?
Vì cái kiểu đòi chia tay như vậy là một hình thức đe dọa cảm xúc và tạo ra hàng đống drama vớ vẩn.
Mỗi khúc mắc nho nhỏ đều có nguy cơ đẩy tình yêu gần đến bờ vực chia tay. Quan trọng là cả hai bạn thấu hiểu và trò chuyện về những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của nhau mà không làm tổn thương đến mối quan hệ. Nếu hai bạn chỉ biết kìm nén, tình cảm dành cho nhau sẽ chỉ còn là thiếu tin tưởng và khống chế lẫn nhau.
Một trong những câu khiến tình yêu đi đến hồi kết thúc là thường xuyên buột miệng nói “Chúng ta chia tay đi”.
Bạn nên làm gì?
Sẽ có lúc bạn không thích điều gì đó hoặc buồn lòng vì người yêu. Đó là chuyện bình thường.
Chỉ khi nào hai bạn biết cách góp ý và phê bình đối phương mà không đe dọa chia tay, khi ấy tình yêu mới bền vững lâu dài.
Bạn cũng cần hiểu rằng cam kết với một người và yêu thương một người là khác nhau. Có những người đồng ý ràng buộc với người này trong khi họ chẳng hề thích người ấy chút nào. Có người sẵn sàng dâng hiến tình yêu “trọn đời trọn kiếp” và thỉnh thoảng vẫn thấy buồn rầu hoặc bực mình vì người yêu.
4. Đổ lỗi cho người yêu vì cảm xúc của bản thân
Nghĩa là gì?
Giả sử ngày hôm nay của bạn rất “hãm” và người yêu của bạn chẳng tỏ ra thông cảm hay làm bạn vui lên gì hết. Vì người ta còn đang bận nghe điện thoại của đồng nghiệp. Người ta vẫn phân tâm trong lúc ôm bạn. Trong khi bạn chỉ muốn lăn về nhà và nằm xem phim thì người ta lại có kế hoạch ra ngoài bù khú với đám bạn.
Và bạn sôi máu, quát vào mặt người yêu là đồ vô cảm. Bạn vừa trải qua một ngày dở hơi cám lợn, thế mà hắn vẫn trơ ra như phỗng. Ừ thì bạn chẳng đòi hỏi gì cả nhưng người ấy nên biết cách làm tâm trạng bạn tốt lên chứ. Bạn chỉ muốn hét rằng hãy bỏ điện thoại xuống, hủy hết các kế hoạch đi vì bạn đang-không-vui chút nào đây này.
Bực quá nên tợp vài phát cho hết bực (ảnh: giphy).
Tại sao độc hại?
Đổ lỗi cho người yêu vì cảm xúc của bản thân thể hiện bạn là một kẻ ích kỷ và không có khả năng giữ bình tĩnh.
Khi bạn nghĩ rằng người yêu phải để ý cảm xúc của bạn mọi lúc mọi nơi (và ngược lại), bạn sẽ có xu hướng dựa dẫm vào người yêu. Mọi hoạt động như cùng nhau đọc sách và xem TV đều phải được lên lịch. Người yêu cũng không được lên kế hoạch mà không có sự đồng ý của bạn. Khi một trong hai người thấy buồn chán, người kia buộc phải hủy hết kế hoạch cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ làm nửa kia vui trở lại.
Nếu bạn có xu hướng dựa dẫm vào người yêu, chẳng mấy chốc người yêu bạn sẽ thấy… phẫn uất.
Nếu bạn gái tôi có một ngày tồi tệ, chán chường, cô ấy cần được quan tâm và có hơi bực bội khi tôi lơ đãng, điều đó có thể hiểu được. Nhưng nếu cô ấy muốn cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh việc để ý từng li từng tí cảm xúc của cô ấy, sớm muộn gì tôi cũng phát điên và chỉ biết phụ thuộc vào tâm trạng của bạn gái.
Trong tình yêu, hãy là một người độc lập về suy nghĩ và cảm xúc (ảnh: starmometer).
Bạn nên làm gì?
Tự chịu trách nhiệm với cảm xúc của bản thân và trông đợi người yêu bạn cũng như thế.
Tự nguyện và ép buộc là hai hành động khác nhau. Hãy để sự hi sinh đến từ sự tự nguyện chứ không phải là sự kỳ vọng. Khi chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những cơn “down mood” của nửa kia, lâu dần cả hai sẽ tự giấu đi những cảm xúc thật sự và chỉ còn biết lệ thuộc, chiều chuộng cảm xúc của người còn lại.
5. Ghen tuông mù quáng
Nghĩa là gì?
Bạn phát hiện người yêu nói chuyện, đụng chạm, gọi điện, nhắn tin, đi chơi hoặc chỉ là hắt xì trong phạm vi thân mật với một người khác, bạn lập tức điên máu. Bạn bắt đầu kiểm soát người ấy bằng cách đột nhập vào email, đọc trộm tin nhắn, theo dõi hoặc đột ngột xuất hiện trước mặt người yêu mà không báo trước chỉ để kiểm tra xem họ đang làm gì.
Tại sao độc hại?
Tôi rất ngạc nhiên khi một số người bảo rằng mấy hành động trên là biểu hiện của tình yêu. Họ nghĩ rằng nếu người yêu của họ không ghen tức là người đó không yêu họ. Còn đối với tôi, đó gọi là khống chế và thao túng.
Ghen tuông mù quáng sẽ sinh ra một loạt drama nhảm nhí và chứng tỏ bạn thiếu niềm tin vào người yêu. Chân thành mà nói, nó cũng hạ thấp giá trị bản thân bạn nữa đấy.
Nếu bạn gái không tin tưởng tôi khi tôi ở cạnh những người phụ nữ hấp dẫn khác, chứng tỏ cô ấy tin rằng tôi là một gã dối trá hoặc tôi không có khả năng kiểm soát dục vọng của mình. Đó sẽ là người phụ nữ mà tôi không muốn hẹn hò chút nào.
Bạn nên làm gì?
Hãy tin tưởng người yêu của mình. Thỉnh thoảng ghen là bình thường nhưng ghen tuông mù quáng và kiểm soát người yêu là dấu hiệu của sự đê tiện.
Hãy học cách đối phó với cơn ghen Hoạn Thư. Đừng để nó trở thành thứ đẩy người yêu ra xa vòng tay của bạn.
ảnh: giphy6. Dùng vật chất để giải quyết vấn đề
Nghĩa là gì?
Cứ mỗi lần cãi nhau, thay vì giải quyết khúc mắc, bạn sẽ vung tiền đi shopping hoặc đi du lịch với hy vọng tâm trạng tốt lên.
Bố mẹ tôi là một ví dụ điển hình của trường hợp này. Kết quả là họ đã ly hôn và không thèm nói chuyện với nhau suốt 15 năm trời. Cả hai đều nói với tôi rằng đây là vấn đề hôn nhân, còn tôi lại thấy rằng do họ liên tục giải quyết vấn đề bằng niềm vui vật chất nên kết quả là đường ai nấy đi.
Vật chất chỉ tạm thời khỏa lấp vấn đề. Nếu thực sự muốn hiểu đối phương và duy trì tình cảm, hãy trò chuyện (ảnh: variety).
Tại sao độc hại?
Nó không chỉ che giấu vấn đề thực sự giữa hai người mà còn tạo ra một tiền lệ không tốt cho mối quan hệ.
Hãy thử tượng tượng mỗi lần bạn giận bạn trai, anh ta sẽ giải quyết vấn đề bằng cách mua cho bạn thứ gì đó đẹp đẽ hoặc đưa bạn đến nhà hàng đắt tiền. Dần dần bạn sẽ vô thức tìm lý do để giận dỗi bạn trai, còn anh ta sẽ mất đi bản năng tìm ra cách giải quyết thực sự. Kết thúc của mối quan hệ này là anh bạn trai biến thành máy ATM, còn bạn thấy cay đắng và thất vọng vì không được người yêu lắng nghe.
Vật chất nên là thứ để giúp chúng ta nhân đôi hạnh phúc hơn là vật cản trở mối quan hệ (ảnh: rottentomatoes).
Bạn nên làm gì?
Cách duy nhất là giải quyết vấn đề. Niềm tin đổ vỡ? Hãy nói chuyện để tìm cách hàn gắn lại. Cảm thấy bị bỏ rơi? Hãy nói chuyện để tìm cách khôi phục lại cảm giác yêu thương trước đây.
Bạn không hề sai khi bù đắp cho người yêu bằng những thứ tốt đẹp nhất sau mỗi lần cãi vã. Nhưng bạn không được dùng những món quà đắt tiền thành biện pháp giải quyết mọi vấn đề giữa hai người.
Những món quà và chuyến du lịch gọi là xa xỉ chỉ khi mọi thứ đều tốt đẹp. Nếu bạn dùng chúng để khỏa lấp vấn đề của cả hai, vậy thì bạn sẽ thấy mình đang rơi vào những rắc rối cỡ bự hơn thôi.
Theo lostbird.vn
Chuyện gì sẽ xảy ra trong 2 tháng đầu kết hôn?
Dưới đây là một vài điều thường xảy ra với mỗi cặp vợ chồng trong 2 tháng đầu tiên của kết hôn.
Bạn biết thêm những thói quen mới của bạn đời
Ngay từ ngày đầu tiên kết hôn, bạn sẽ khám phá ra những thói quen của bạn đời mà bạn chưa từng biết đến. Người ấy làm trước khi lên giường, cách họ cư xử trước mặt cha mẹ, thói quen buổi sáng hay trong phòng tắm và một số thói quen khác có thể là kỳ lạ đối với bạn. Những tháng đầu kết hôn hai bạn sẽ phải quan sát và thích nghi cách sống của nhau.
Lần đầu tiên cãi nhau
Thời gian đầu dọn về sống chung cặp đôi nào cũng ít nhất có một lần cãi nhau. Hai bạn có thể tranh cãi về vấn đề tài chính, vệ sinh cá nhân, lối sống hay thời gian với bạn bè.
Vấn đề tiền bạc
Cả hai bạn có thói quen chi tiêu khác nhau. Bạn có thể không thích cách tiết kiệm của chồng hoặc chồng không muốn bạn mua sắm quá nhiều. Hai bạn sẽ có những lần tranh luận về thói quen chi tiêu và quyết định về việc chi trả các chi tiêu trong nhà.
Trạng thái quan hệ mới
Giống như các cặp vợ chồng mới cưới khác, bạn cũng sẽ thích trạng thái quan hệ mới này. Bạn cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi ai đó gọi bạn là "vợ" hay "chồng". Cuộc trò chuyện của bạn với bạn bè và gia đình cũng sẽ xoay quanh người bạn đời và cuộc sống hôn nhân của bạn, chuyến đi cuối cùng của bạn, kế hoạch tương lai, mối quan hệ giữa hai người,...
Nhớ lại kỷ niệm
Trong vài tháng đầu tiên, cả hai bạn sẽ nói về đám cưới của bạn và nhớ lại kỷ niệm. Từ những người bà con tò mò, những bước chuẩn bị đám cưới cho đến khi hai bạn đi tuần trăng mật, bạn sẽ luôn có điều gì đó để nói với người ấy khi đang âu yếm trên giường.
Thời gian của bạn
Bạn có thể thấy mình bận rộn hơn nhiều sau khi kết hôn. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để ở bên người bạn đời, bố mẹ vợ/ chồng, bạn bè, đi ăn tối hoặc ăn trưa với người thân, làm việc nhà,... Bạn sẽ có ít thời gian cho riêng mình.
Theo emdep.vn
Nếu yêu em anh sẽ khổ lắm đấy Anh sẽ phải chiêu em lắm đây, vì em rât trẻ con mà, anh biêt là khi chơi với trẻ con thì sao rôi đây? Hay khóc nhè, hay giân dôi, hay lây cớ này nọ, thích gì cũng phải làm bằng được nhưng có rôi thì chẳng bao giờ biêt giữ gìn. Anh phải chạy theo vô vàn những tính xâu của...