6 thói quen tai hại khi lái xe đường đèo, dốc
Những thói quen tai hại khi lái xe đường đèo, dốc dưới đây sẽ gây mất an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.
Thả trôi xe theo quán tính
Đây là lỗi cơ bản nhiều tài xế mắc phải khi đi đường đèo dốc, đặc biệt là những lái mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Thói quen này xuất phát từ việc lái xe chở nặng, trọng lượng xe lớn, tốc độ xe sẽ càng cao, do vậy quán tính xe sẽ rất lớn khi đổ đường đèo dốc.
Một số tài xế mới quen tay cài số cao, khi đổ đèo sẽ khiến xe chạy nhanh, dẫn đến hoảng loạn, điều này rất nguy hiểm cho tài xế và các hành khách trên xe.
Rà phanh quá nhiều
Đây là lỗi cơ bản của các bác tài “non” kinh nghiệm thường mắc phải. Rà phanh xe ôtô liên tục sẽ khiến má phanh bị nóng, thậm chí rà quá nhiều sẽ làm cháy má phanh, từ đó làm mất tác dụng của phanh.
Không rà phanh liên tục, động tác đúng là rà phanh ngắt quãng đạp rồi nhả chu kỳ khoảng 2 giây cho mỗi lần đạp phanh. Điều này sẽ không làm cháy phanh và giúp tài xế di chuyển an toàn khi xuống dốc.
Tài xế hãy lái xe an toàn trên các cung đường đèo, dốc. (Đồ họa: Trang Thiều)
Không giảm tốc khi vào cua
Video đang HOT
Khi chuẩn bị vào cua, nhiều tài xế thay vì giảm tốc độ quay vô lăng thì họ lại quay quá nhanh. Điều này khiến xe bị lắc phần đuôi khi vào cua, dẫn đến nguy hiểm và gián tiếp gây nên hiện tượng say xe của hành khách do rung lắc quá nhiều.
Ngoài ra, nhiều tài xế còn có thói quen ôm cua quá rộng. Điều này dễ khiến xe bị trượt bánh, đặc biệt là giật mình khi có xe đi ngược chiều. Vì vậy, trước khi ôm cua tài xế nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất và ra tín hiệu thông báo nếu có người đi ngược chiều.
Vượt xe ôtô khác khi đang đổ đèo, dốc là hành động cực kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp phải vượt xe khác, bạn nên quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể. Hãy vượt xe dứt khoát, không được chần chừ, lưỡng lự. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, khúc cua gấp, các khúc cua khuất nguy hiểm.
Không giữ khoảng cách hợp lý
Khi đi xuống dốc, tài xế nên giữ khoảng cách an toàn hợp lý vì lúc này xe sẽ lao rất nhanh. Nếu bạn có ít kinh nghiệm, bạn không nêm bám đuôi các xe khác, vì có thể các tài xế khác đã có kỹ năng tốt và thuộc địa hình.
Không thay má phanh
Má phanh xe ôtô có vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người lái khi tham gia giao thông. Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của ô tô.
Bạn nên thay hệ thống phanh và dầu cùng lúc. Má phanh cần thay thế khi chỉ có độ dày từ 2-3mm. Vì độ dày của má phanh đủ chất lượng mới đảm bảo lực ma sát khi phanh xe. Khi xe không thay má phanh rất dễ xảy ra hiện tượng bong má phanh hoặc phanh không đủ lực ma sát, dễ xảy ra tai nạn.
Phụ nữ không có năng khiếu, đừng cố cầm vô lăng
Bản thân các chị em cần tự đánh giá được khả năng của mình, không nên chạy theo "mốt" cho bằng chị bằng em một cách mù quáng vì điều khiển ô tô còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác.
Sau khi VietNamNet chia sẻ tâm tư của độc giả Văn Dũng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội liên quan đến câu chuyện vợ anh không có năng khiếu lái xe ô tô, nhưng vẫn nung nấu quyết tâm lấy bằng lái xe cho bằng chị bằng em, nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến với những góc nhìn khác nhau.
Số đông độc giả cho rằng, người vợ trong câu chuyện đi xe máy còn không chắc, hay tạt ngang tạt ngửa thì khi lái ô tô khó có thể an toàn được. Bản thân không có năng khiếu lái xe thì tốt nhất không nên cầm vô lăng, sẽ rất nguy hiểm khi tham gia giao thông
Độc giả Trần Dũng bình luận: "Theo những gì bạn mô tả về tính cách đi xe của vợ bạn thì thật sự không nên cho cô ấy lái xe ô tô trên đường, gây nguy hiểm tính mạng cho người khác và bản thân".
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Trần Thị Như Hà nêu ý kiến: "Mình thật sự sợ gây tai nạn cho người khác lắm. Bạn hãy lựa lời nói cho vợ hiểu không phải ai học cũng lái được. Vì sự an toàn của gia đình nên mình hãy dừng lại".
"Chiếc xe đỗ một chỗ thì chỉ là cục sắt còn khi chạy trên đường nó là con quái vật. Nếu không đủ bản lĩnh và tự tin thì đừng bao giờ thử cả", độc giả Lê Hoài Nam chia sẻ.
Thậm chí, có độc giả còn dẫn chứng những câu chuyện của chính bản thân trong thực tế, qua đó can ngăn gay gắt việc không có năng khiếu nhưng vẫn cố lái xe.
"Dù được chồng động viên nhưng mỗi lần ra đường là một lần hoang mang, căng thẳng. Còn việc bị Cảnh sát giao thông phạt thì như cơm bữa. Thế nên đi đâu tôi chủ động bắt taxi hoặc nhờ chồng đưa đi, vừa tiện vừa an toàn lại không lo bị phạt", độc giả Hằng Vũ bình luận.
"Lái xe quan trọng nhất là sự tập trung và linh hoạt trong động tác, chỉ một sai sót nhỏ sẽ dẫn tới kết quả khôn lường mà không thể nào cứu vớt được. Phụ nữ lái xe ẩu ra đường không may gặp chuyện gì thì khổ bản thân, chồng con và khổ cả người khác.", độc giả Đình Hiếu bày tỏ ý kiến.
Ngày càng có nhiều phụ nữ tự lái xe. Ảnh: HLX
Theo chiều ngược lại, nhiều người lại cho rằng, thời buổi hiện nay phụ nữ lái xe là chuyện hết sức bình thường, cánh nam giới nên khuyến khích vợ tập lái nhiều hơn chứ không nên tìm mọi cách ngăn cấm.
Độc giả Thu Thắm bình luận: "Cái gì cũng phải luyện tập. Vợ bạn quyết tâm như thế vậy tại sao bạn lại không kèm cho cô ấy cả lý thuyết và thực hành? Bạn chịu khó hướng dẫn cô ấy sẽ làm được".
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Thanh Busy cho rằng: "Có thể là vợ bạn không có khiếu lái xe, nhưng thay vì phản đối để gây lộn, bạn nên tìm cách để vợ bạn luyện tập lái nhiều hơn. Tôi tin rằng vợ bạn sẽ thành công với lòng quyết tâm cao của cô ấy. Lúc đó vợ bận sẽ rất biết ơn bạn và gia đình bạn sẽ hạnh phúc hơn".
"Nên để chị quyết tâm luyện tập và thi bằng được thì thôi. Khi có bằng lái xe có nghĩa là vợ anh được luật pháp công nhận, không lý do gì anh lại ngăn cấm", độc giả Minh Anh bình luận.
Ở góc nhìn trung lập hơn, độc giả Hoàng Hải cho rằng không ai tự nhiên lái xe giỏi ngay được mà cần phải có thời gian rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm. Do đó không nên nhìn vào việc đi xe máy để "phán" rằng phái đẹp không nên lái xe.
"Ở thời hiện đại như ngày nay, xu hướng phụ nữ năng động tự cấm lái ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bản thân các chị em cần tự đánh giá được khả năng của mình để cân nhắc. Không nên chạy theo "mốt" một cách mù quáng vì điều khiển ô tô còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác", anh Hải bày tỏ.
Nằm lòng cách xử lý kính lái bị bám hơi nước Kính lái bị mờ do hơi nước hoặc sương lạnh khiến cho tầm nhìn bị hạn chế. Do đó tài xế cần nhớ các tính năng hỗ trợ khi lái xe. Tại Việt Nam, các tài xế thường hay gặp phải hiện tượng kính lái ô tô bị mờ khi lái xe trong trời mưa hay đi qua những khu vực thời tiết...