6 thói quen mang “tội” hủy hoại sức khỏe
Có những yếu tố vẫn diễn ra hàng ngày nhưng tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của chúng ta. Nếu không biết, vô tình chúng ta sẽ đặt sức khỏe của mình trong “vòng nguy hiểm”.
Có những thói quen hàng ngày phổ biến ví dụ như tắm, đánh răng, hay thậm chí là cách chúng ta thở, hút thuốc lá, uống rượu, ăn vặt… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Ngoài ra, có những yếu tố tiềm ẩn khác cũng đe dọa chúng ta. Nếu không biết, vô tình chúng ta sẽ đặt sức khỏe của mình trong “vòng nguy hiểm”.
Chính vì vậy, hãy để tâm lưu ý đến 6 thói quen phổ biến hàng ngày dưới đây.
Tắm hàng ngày bằng nước nóng
Tắm nước nóng và sử dụng xà phòng hàng ngày có thể giúp bạn loại bỏ các bụi bẩn bám trên da. Tuy nhiên nó cũng làm cho các chất dầu tự nhiên tiết ra từ da bị loại bỏ đi và làm cho da bị khô, dễ bị kích thích và thậm chí nhiễm trùng. Để tránh các vấn đề tiềm tàng này, nên hạn chế tắm nước nóng, thay vào đó hãy tắm bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh khô da và làm mất nước cơ thể.
Súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng sau khi đánh răng thực sự không làm cho sạch miệng hơn mà còn làm thiệt hại sức khỏe của bạn bởi vì nó loại bỏ florua – chất thông thường bảo vệ răng của bạn. Vì vậy, nên chờ khoảng 30 phút sau khi đánh răng mới nên uống nước hoặc các chất lỏng khác. Phương pháp tốt nhất là đánh răng trước khi ăn và sau khi sử dụng nước súc miệng. Hơn nữa, tốt nhất là không làm ướt bàn chải trước khi đánh răng. Vì điều này làm giảm tính chất và tác dụng của kem đánh răng.
Ngồi toilet
Video đang HOT
Các nghiên cứu cho thấy rằng cách chúng ta ngồi trên toilet có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Nếu ngồi lâu hoặc không đúng cách có thể gây ra vấn đề về đường ruột như bệnh trĩ hay bệnh về ruột (diverticular). Tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn. Với những người có triệu chứng bệnh nói trên thì được khuyến cáo nên chọn tư thế ngồi toilet nhưng hai chân được kê lên cao, tựa như tư thế ngồi xổm.
Sạch sẽ quá
Liên tục dọn dẹp nhà cửa sao cho thật sạch bóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mạnh mẽ. Điều này là do căng thẳng dẫn đến huyết áp cao. Hơn nữa, thuốc xịt được sử dụng để loại bỏ bụi hoặc làm mát không khí trong phòng có khả năng phát triển bệnh hen suyễn.
Cách thở đúng là thở ở bụng.
Thở sai cách
Nói đến hít thở, có người cho rằng không cần phải học vì thở là lẽ đương nhiên khi chúng ta còn đang sống. Có những lúc chúng ta cố hít thở thật sâu để cảm thấy như toàn bộ ngực của mình được chứa đầy không khí. Vì bình thường, khi chúng ta hít thở thì không khí sẽ theo vào lồng ngực. Nhưng nó là một phương pháp hoàn toàn sai, vì nó ngăn cản oxy hóa thích hợp ở đáy phổi nơi chứa các mạch máu. Cách thở đúng là thở ở bụng. Hãy cố gắng co cơ bụng khi hít vào và giãn ra khi thở ra. Phương pháp này là dễ nhất để giảm nguy cơ căng thẳng và áp lực máu thấp hơn.
Ăn uống cả ngày
Giảm hoạt động trong ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ là nguyên nhân khiến cơ thể giữ lại một lượng calo và chất béo trong cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích chúng ta nên ăn các món ăn có hàm lượng calo cao vào buổi sáng, để có thể tiêu hao năng lượng trong suốt cả ngày. Không nên ăn nhiều đồ ăn chứa calo vào buổi tối. Bối tối, có thể ăn một lượng thức ăn ít hơn các bữa khác trong ngày và sau khi ăn, có thể đi bộ, chỉ 15 phút cũng được.
Theo PNO
Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà
Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả.
Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên cầu khuẩn streptococcus gây ra. Streptococcus cũng có thể là một virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Một số yếu tố khác gây ra đau họng có thể là do viêm xoang, bệnh bạch hầu, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu ở một số trường hợp hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau họng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa và khí hậu se lạnh như thời điểm này.
Có một số triệu chứng thường thấy khi bị đau họng. Những người bị đau họng cấp tính thường bị kích ứng, đau và viêm họng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bị ớn lạnh, viêm thanh quản, sốt, khàn giọng. Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau. Cổ họng được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng xám và trở nên rất đỏ. Nuốt thức ăn và chất lỏng trở nên đau đớn. Trong một số trường hợp, viêm họng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó nuốt, và đau dạ dày.
Các biện pháp điều trị đau họng tự nhiên tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích thích và làm giảm sưng trong các mô. Đây là cách điều trị an toàn nhất, ít tốn kém nhất và có lẽ hiệu quả nhất của viêm họng. Súc miệng nước muối ấm 3 - 4 giờ một lần.
- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp làm giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.
- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.
- Hạn chế nói: Tránh nói nhiều trong thời gian dài, không la hét hoặc nói to để tránh không khí vào họng nhiều hơn.
- Ngưng hút thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm: Hút thuốc lá có thể gây ra đau họng, hoặc có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau, viêm họng vì nó gây kích thích cổ họng.
- Giữ ẩm cho họng bằng cách uống nước, xông họng: Độ ẩm sẽ giữ cho cổ họng bạn thoải mái hơn. Nó có thể làm giảm khô cổ họng, nguyên nhân gây đau họng. Không khí khô, nóng sẽ làm họng bạn càng khô và tình trạng viêm họng càng trầm trọng hơn.
Một số lưu ý về các chất cần bổ sung cho cơ thể khi bị đau họng:
- Vitamin: A, C (liều lượng lớn thường xuyên)
- Khoáng sản: Muối, kẽm, Kali Clorua Phosphate, sắt
- Thảo mộc: Cỏ cà ri, cây cải ngựa, tỏi...
Các chất dinh dưỡng đề cập ở trên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các điều trị y tế. Nếu bệnh lâu khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh của mình.
Theo PNO
Mẹo nhỏ chữa đau răng hiệu quả Bạn đau răng và cảm thây vô cùng đau đớn, khó chịu. Nêu chưa thê đi khám và lây thuôc theo chỉ dân của bác sĩ ngay, bạn có thê tham khảo những mẹo chữa đau răng dưới đây. Bạn đã từng trải qua những cơn đau răng? Bạn cảm thây vô cùng đau đớn và khó chịu. Chắc chắn môi lân đau...