6 thời điểm phụ nữ tuyệt đối không nên trang điểm
Trang điểm khiến cho phụ nữ đẹp hơn nhưng trong một số tình huống, việc trang điểm lại đem đến những tác hại cho sức khỏe.
Khi tập thể dục
Không nên trang điểm khi đi tập vì tập thể dục sẽ khiến cơ thể ra mồ hôi. Những lớp kem, phấn trang điểm làm bít lỗ chân lông, gây ra tình trạng mụn nhọt, làm da bị nhiễm trùng và nhanh lão hóa.
Khi ngủ
Việc không tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ trước khi đi ngủ có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da không còn đường thở. Lâu ngày như vậy, da bạn không những bị mụn mà còn nhanh lão hóa, nhăn nheo và hỏng.
Khi bơi
Khi đi bơi việc trang điểm là không cần thiết vì lớp trang điểm gặp nước dễ bị nhòe đi và khiến khuôn mặt trở nên xấu xí. Nếu cần thiết phải trang điểm, bạn nên chọn cho mình loại mỹ phẩm chống nước tốt, đặc biệt là kẻ mắt và mascara không trôi hoặc chút son để trở nên tươi tắn.
Video đang HOT
Khi khám bệnh
Việc tới phòng khám là để khám bệnh, không phải để khoe vẻ ngoài xinh đẹp với bác sĩ cũng như những bệnh nhân khác trong bệnh viện. Vì dù có xinh đẹp thì những người bệnh cũng không còn tâm trạng nào để chú ý đến bạn. Hãy để cho da có khoảng thời gian nghỉ ngơi thay vì bôi trát mỹ phẩm liên tục.
Khi tập thể dục không nên trang điểm.
Trong thai kỳ
Tốt nhất không nên trang điểm trong thời kỳ mang thai vì khi mang thai da dễ ngấm nước. Trong khi đó, các loại mỹ phẩm đều chứa ít nhiều hóa chất, dễ ngấm vào da có thể gây tổn thương cho thai nhi và gây sảy thai. Khi sử dụng son môi, những vật chất có hại sẽ dễ dàng dính trên môi, rồi theo đường nước bọt vào cơ thể mẹ và gây ảnh hưởng cho bào thai.
Khi làm việc nhà
Làm việc vặt như các công việc nội trợ hay quét dọn nhà cửa sẽ dễ tiếp xúc với bụi bẩn và hóa chất (nước rửa bát, nước lau nhà…). Nếu đánh son phấn, bụi bẩn và các loại hóa chất bắn vào da sẽ dễ lưu lại lâu hơn, làm cho da bị kích ứng, bít lỗ chân lông gây ra mụn.
Theo Trí thức trẻ
Chụp ảnh tự sướng: Dễ mắc bệnh tâm thần
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học London đã chỉ ra, chụp ảnh tự sướng quá nhiều dễ khiến bạn mắc chứng bệnh tâm thần, cụ thể là hội chứng Mặc cảm về ngoại hình.
Chụp ảnh tự sướng dùng để chỉ thói quen tự mình tìm ra góc hoàn hảo nhất trên khuôn mặt và chụp lại, sau đó đăng tải lên các trang mạng xã hội như một cách ghi nhật ký hoạt động của bản thân và thu hút sự chú ý của mọi người.
Tiến sĩ David Veale - bác sĩ tâm thần ở bệnh viện Priory, London (Anh) cho biết: "2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang mạng xã hội". Ông khẳng định, chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà còn là triệu chứng của hội chứng BDD.
Những người "cuồng" chụp ảnh tự sướng thường bỏ ra hàng giờ để tìm góc đẹp nhất và chụp những bức ảnh hoàn hảo nhất. Họ đặc biệt chú ý đến vẻ ngoại hình, cố gắng che đi những điểm còn chưa đẹp của mình, trái ngược với nhiều người khác khi họ không mấy quan tâm đến điều này.
Các nhà khoa học đưa ra dẫn chứng về một trường hợp, đó là Danny Bowman - một thanh niên người Anh đã tự tử khi không thể tìm ra bức hình "tự sướng" hoàn hảo nhất của mình. Bởi niềm khao khát quyến rũ các cô gái mà Bowman đã bỏ ra 10 giờ mỗi ngày để chụp hơn 200 bức ảnh, nhằm tìm ra bức hình ưng ý nhất. Thói quen này bắt đầu từ khi Bowman 15 tuổi và nó đã khiến anh sụt cân nhanh chóng.
Bowman đã không rời khỏi nhà ở Newcastle suốt 6 tháng và khi không chụp được bức ảnh "tự sướng" hoàn hảo, cậu đã cố gắng tự tử bằng cách uống thuốc quá liều. May mắn thay, mẹ Bowman đã phát hiện kịp thời để cứu sống Bowman và phải nhờ đến các bác sĩ nhằm cứu con khỏi thói quen mất kiểm soát.
Tiến sĩ Pamela Rutledge - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học Truyền thông ở Boston Massachusett (Mỹ) giải thích: "Việc "nghiện" chụp ảnh tự sướng có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin hoặc quá phụ thuộc vào sự chú ý của xã hội. Điều này khiến họ trở thành nạn nhân của các vấn đề khác".
Bác sĩ Panpimol Wipulakorn cho rằng, "tự sướng" là hành vi phổ biến được ưa thích của giới trẻ nhưng nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần trong tương lai.
Mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder - BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (chẳng hạn như sẹo trên mặt, mũi không cao, tóc thưa...), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại.
Người mắc chứng ám ảnh cơ thể thường thu mình, luôn buồn rầu với những ảo tưởng về khiếm khuyết của cơ thể, thậm chí có thể trầm cảm, nổi điên dẫn đến tự tử.
Hầu hết đối tượng mắc bệnh thấy cơ thể mình khiếm khuyết trầm trọng và mang cảm giác tội lỗi, khát khao được phẫu thuật thẩm mỹ mặc dù không cần thiết.
Theo Trí thức trẻ
Bí quyết chữa bệnh với hành cực hữu ích Hành là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Nhưng những công dụng của hành với sức khỏe thì không phải ai cũng biết tường tận. Chống ung thư Hành có chứa pectin, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư đại tràng; cũng như chứa các nguyên tố vi lượng selen có thể làm giảm hàm...