6 thợ lặn Malaysia thiệt mạng khi giải cứu thiếu niên rơi xuống hồ
6 nhân viên cứu hộ tại Taman Putra Perdana, Malaysia thiệt mạng trong khi cố gắng giải cứu một cậu bé 17 tuổi rơi xuống hồ thuộc một khu khai thác mỏ.
Người phát ngôn Sở Cứu hộ và Cứu hỏa (SFRD) bang Selangor – Malaysia cho biết tất cả 6 nhân viên từ một đội thợ lặn cứu hộ đã bị dòng chảy xiết cuốn đi khi cố gắng giải cứu một thiếu niên 17 tuổi ngã xuống hồ nước thuộc khu khai thác mỏ ở Taman Putra Perdana.
6 nhân viên cứu hộ tại Taman Putra Perdana, Malaysia thiệt mạng trong khi cố gắng giải cứu một cậu bé 17 tuổi từ bể khai thác bỏ hoang ngày 3/10. (Ảnh: Bomba)
Sự việc xảy ra lúc 17h50 ngày 3/10 (giờ địa phương), cậu bé cùng hai người bạn đang câu cá tại khu vực thì bị ngã xuống bể. Hai người bạn sau đó hoảng hốt nhờ người xung quanh giúp đỡ. Các thợ lặn gặp nạn lúc 21h cùng ngày.
Theo người phát ngôn, các thợ lặn vật lộn với dòng nước chảy xiết trong khoảng 30 phút trong khi những người khác cố gắng cứu họ. Tuy nhiên, nước chảy xiết quá mạnh khiến cả 6 thợ lặn bị cuốn trôi và đã bất tỉnh khi được đưa lên bờ.
Giám đốc cơ quan cứu hộ Azmi Osman cho biết họ đưa được 6 thợ lặn trở về và cố gắng cấp cứu nhưng tất cả đều không có phản ứng và được thông báo đã chết. “Hai người trong số họ đến từ trạm cứu hỏa Shah Alam và 4 người khác đến từ Port Klang. Các thi thể đã được gửi về bệnh viện Serdang để khám nghiệm sau tai nạn.” – ông nói.
Theo Channel News Asia, thiếu niên mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Chiến dịch tìm kiếm thiếu niên này sẽ được tiếp tục trở lại vào ngày hôm nay 4/10.
(Nguồn: Straits Times)
Video đang HOT
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Indonesia: thảm họa 3 trong 1
Cơn thảm họa động đất - sóng thần chưa nguôi ngoai, Indonesia đối mặt với núi lửa phun trào
Ngày 3-10, trong khi vẫn đang vật lộn khắc phục những hậu quả do thảm họa kép động đất - sóng thần gây ra từ ngày 28-9, người dân trên đảo Sulawesi của Indonesia lại đối mặt với mối nguy hiểm mới khi ngọn núi lửa Soputan phun trào.
Nguy cơ miệng núi lửa
Theo Trung tâm Giảm nhẹ rủi ro núi lửa và địa chất của Indonesia, ngọn núi lửa cao 1.809m tại tỉnh Bắc Sulawesi đã phun trào vào lúc 8 giờ 47 phút (theo giờ địa phương), cột tro bụi bốc cao tới 4.000m. Người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cảnh báo sau khi núi lửa phun trào, "cơn mưa" tro bụi sẽ trút xuống khu vực phía Tây Bắc của miệng núi lửa. Giới chức địa phương đã phân phát mặt nạ cho người dân.
Nhà chức trách đã ban bố khu vực cách ly trong phạm vi 4km tính từ miệng núi lửa và sau đó đã được mở rộng ra 6,5km đối với các khu vực nằm ở phía Tây Nam của miệng núi lửa. Nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân sinh sống gần các dòng sông có thượng nguồn quanh sườn núi lửa cần đề phòng nguy cơ dung nham lạnh tràn từ núi lửa xuống. Hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại sau vụ phun trào núi lửa.
Tỉnh Bắc Sulawesi nằm kế tỉnh Trung Sulawesi, nơi vừa phải hứng chịu các trận động đất kéo theo sóng thần đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.350 người. Khoảng 200.000 người ở khu vực hứng chịu thảm họa này cần cứu trợ khẩn cấp, trong số đó có hàng ngàn trẻ em. 5 ngày sau thảm họa, lực lượng cứu hộ do quân đội Indonesia dẫn đầu vẫn đang chạy đua với thời gian, tiếp tục tìm kiếm người mất tích trong những đống đổ nát tầng tầng lớp lớp bê tông sắt thép, trong khi đó công tác cứu trợ khẩn cấp cho những người sống sót sau thảm họa đang trở thành vấn đề đặc biệt cấp bách trong bối cảnh phương tiện vận chuyển khó có thể tiếp cận khu vực bị nạn do đường sá bị hỏng nghiêm trọng.
Lỗ hổng hệ thống cảnh báo, thái độ chủ quan
"Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ" - Baptiste Gombert, một chuyên gia địa vật lý ở Đại học Oxford, Anh nói. Trên thực tế, cảnh báo sóng thần đã được Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lý Indonesia (BMKG) phát lúc 18 giờ 7 phút hôm 28-9 tại khu vực phía Tây đảo Sulawesi và phía Đông đảo Borneo, 5 phút sau khi động đất mạnh tới 7,5 độ richter xảy ra ngoài khơi Sulawesi.
Tuy nhiên, chính quyền Indonesia đã quyết định gỡ bỏ cảnh báo chỉ sau 30 phút. Điều này đã gây khó hiểu cho nhiều người. "Việc gỡ cảnh báo dựa trên kết quả theo dõi bằng mắt thường và hệ thống phao cảnh báo sóng thần ngoài biển trong 30 phút. BMKG không phát hiện sự thay đổi đáng kể của mực nước biển và quyết định chấm dứt báo động người dân" - thông cáo của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia cho biết.
Ngày 26-12-2004, một trận động đất 9,1 độ richter khởi phát tại khu vực ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia đã gây nên một đợt sóng khổng lồ tràn vào dọc bờ biển Ấn Độ Dương.
Theo Reuters, ông Joern Lauterjung, Giám đốc dịch vụ địa chất tại Trung tâm nghiên cứu về địa chất Đức (GFZ), cho biết hệ thống cảnh báo do cơ quan này thiết lập ở Indonesia đã hoạt động và dự đoán sóng thần cao tới 3m khi trận động đất xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi hôm 28-9.
"Tuy nhiên, tín hiệu cảnh báo sóng thần đã đứt đoạn ở chặng cuối cùng. Vấn đề nằm ở khâu liên lạc giữa chính quyền địa phương và người dân, chẳng hạn như những người có mặt trên bãi biển ở Sulawesi. Việc nhiều người dân ngạc nhiên khi sóng thần cao đến 6m tràn vào chứng tỏ khâu truyền đạt tín hiệu cảnh báo từ khi nó được cảm biến thu thập đến lúc tới với người dân có vấn đề. Dường như còi báo động không hoạt động và cảnh sát không dùng loa phóng thanh để cảnh báo người dân" - ông Lauterjung nói.
Kỹ thuật dự báo sóng thần đã được cải thiện đáng kể từ những năm 1980, nhờ vào một thế hệ thiết bị phát hiện mới. Các quốc gia tập hợp và tăng cường hệ thống cảnh báo trong mạng lưới toàn cầu. Nhưng trận sóng thần tràn vào Palu, đảo Sulawesi (Indonesia) vào chiều tối 28-9 đã chỉ ra lỗ hổng quan trọng trong hệ thống này, bên cạnh đó là sự chủ quan từ các cơ quan chức năng.
Nếu một trận động đất lớn xảy ra quá gần bờ biển, các cảm biến sẽ không phát hiện ra vì chúng được đặt ở ngoài khơi xa hơn và sâu hơn nơi xảy ra động đất. Trường hợp xảy ra ở đảo Sulawesi là thí dụ. Thời gian từ khi xảy ra trận động đất ngoài khơi Palu cho đến khi xuất hiện con sóng thần đầu tiên chỉ khoảng 10 phút nên khó có thể sơ tán kịp toàn bộ người dân, vốn đã quen với động đất nên có thể đã chủ quan và không đi sơ tán.
Thảm họa đương đại
Theo thống kê về số người chết và thương vong ban đầu của Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia dường như đã được "giảm nhẹ" đi rất nhiều, thậm chí trong một báo cáo của một Cơ quan cứu hộ, cứu nạn trên biển tại địa phương, số người chết chính xác đã được họ thay thế bằng cụm từ "rất nhiều xác chết" đang trôi trên biển để công bố với truyền thông.
Các cơ quan nói trên cũng cho biết họ không nhận được báo cáo toàn diện về thương vong do sự lúng túng của truyền thông địa phương. Phát ngôn viên bộ phận thảm họa của Indonesia cho biết tác động của thảm họa là "rộng". Janine Krippner, chuyên gia nghiên cứu núi lửa tại Đại học Concord cho rằng, sóng thần có thể đã dâng cao bất ngờ trước khi ập vào bờ. Nhưng Krippner thừa nhận rằng vẫn còn nhiều điểm chưa thể giải thích xung quanh thảm họa này.
Indonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa. Người dân Indonesia vốn đã quen với động đất nên có thể đã chủ quan và không đi sơ tán. Trước đó, ngày 26-12-2004, một trận động đất 9,1 độ richter khởi phát tại khu vực ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia đã gây nên một đợt sóng khổng lồ tràn vào dọc bờ biển Ấn Độ Dương, đã cướp đi mạng sống của hơn 230.000 người thuộc 11 quốc gia.
Những con sóng thần cao tới 30m với tốc độ di chuyển 500-1.000km/giờ đã tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác. Đây được đánh giá là đợt sóng thần gây thảm họa chết người và tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Vào thời điểm đó, chưa có hệ thống cảnh báo nào về động đất sóng thần được lắp đặt ở khu vực xảy ra thảm họa. Chính vì thế chính quyền địa phương cũng như người dân đã không kịp thời ứng phó được trước trận sóng thần. Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Ngày 11-3-2011, trận động đất mạnh 9 độ richter và sau đó là các đợt sóng thần cao 10m đã tàn phá một vùng rộng lớn Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của khoảng 18.000 người và hàng ngàn người khác vẫn bị coi là mất tích. Thảm họa động đất gây sóng thần đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tại 4 lò phản ứng của nhà máy Fukushima, kéo theo sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Đây cũng được xem là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ nổ nhà máy Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
Fukushima, với lợi thế về giao thông, cách thủ đô Tokyo chưa đầy 2 tiếng đi tàu cao tốc Shinkansen, vốn là một địa phương sầm uất. Thảm họa ập đến biến Fukushima trở thành một trong những địa phương có dân số ít nhất Nhật Bản. 7 năm trôi qua, Fukushima đang nỗ lực để người dân trở về xây dựng quê hương.
Thảo An (tổng hợp)
Theo sggp.org.vn
Thảm họa kép ở Indonesia: Người chết tăng lên, người sống sót khốn khó Theo người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai thảm họa quốc gia Sutopo Purwo Nugroho, tính đến ngày 3/10, số người chết được xác định trong thảm họa động đất-sóng thần tại tỉnh Sulawesi, Indonesia đã lên tới 1.407 và chưa dừng lại ở đó, AP đưa tin. Số người chết trong vụ động đất- sóng thần tại Sulawesi chưa dừng...