6 thị trấn xinh đẹp đang ‘cầu xin’ thêm người đến sống
Nhiều nơi trên thế giới đang trải qua sự suy giảm dân số vì vô số lý do. Để cải thiện tình hình, nhiều thị trấn buộc phải thực hiện các biện pháp giúp thu hút cư dân mới.
Ảnh: Matador Network.
1. Đảo Arranmore, Ireland: Tồn tại từ thời tiền sử, đến nay, hòn đảo vẫn giữ những nét đẹp nguyên sơ, hoang dã. Tuy nhiên, Arranmore đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về dân số. Những cư dân trẻ không còn muốn sống ở đây để tiếp tục công việc truyền thống như đánh cá và làm nông. Họ dần chuyển đến những thành phố hiện đại hơn.
Ảnh: Guides Evasion.
Hiện nay, dân số tại Arranmore chỉ khoảng 470 người. Bởi vậy, hồi tháng 4, đại diện của hòn đảo thậm chí đã viết một lá thư cho cư dân Mỹ và Australia, kêu gọi họ chuyển đến đây sinh sống.
Ảnh: Mental Floss.
2. Locana, Italy: Locana là một xã nhỏ thuộc thành phố Torino, phía tây bắc Italy. Khu vực này được bao quanh bởi những ngọn núi và không khí trong lành, rất thích hợp cho các hoạt động như trượt tuyết, leo núi và đạp xe.
Ảnh: People.
Dân số Locana hiện nay đã giảm từ 7.000 cư dân vào đầu những năm 1900 xuống chỉ còn 1.500. Theo thị trưởng Locana, lý do của sự suy giảm này bởi cư dân muốn tìm kiếm một công việc tại các nhà máy lớn của Torino.
Video đang HOT
Ảnh: Homes and Property.
Để ngăn chặn sự suy giảm dân số, thị trưởng nơi này đề nghị trả tới 10.200 USDtrong suốt ba năm cho những người có con và có thể sống ở Locana toàn thời gian.
Ảnh: People.
3. Sambuca, Italy: Một thị trấn khác ở Italy cũng đã cung cấp một thỏa thuận hấp dẫn cho những người sẵn sàng chuyển đến đó. Với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế cũng như tăng trưởng dân số, những ngôi nhà địa phương được bán với giá chỉ 1 USD.
Ảnh: People.
Tuy nhiên, việc chuyển đến Sambuca không đơn giản như vẻ bề ngoài, những ngôi nhà có sẵn cũng cần được cải tạo. Cư dân Sambuca mới đến sẽ phải cam kết chi ít nhất 17.200 USD cho căn nhà họ mua và phải làm vậy trong 3 năm liên tiếp sống tại đây.
Ảnh: Marie Claire.
4. Làng Monti Scìaga, Thụy Sĩ: Nếu bạn mơ ước được sống ở biên giới Thụy Sĩ – Italy thì đây chính là cơ hội. Ngôi làng Monti Scìaga bắt đầu cung cấp 9 căn nhà trị giá 1 USD vào tháng 7, trong nỗ lực đưa cuộc sống trở lại khu vực bị bỏ hoang.
Ảnh: The Independent.
Tuy nhiên, cũng giống như các ngôi làng châu Âu bán nhà rẻ tiền khác, nơi đây có một nhược điểm. Cư dân mới dự kiến phải cải tạo những ngôi nhà bằng đá để ở. Một hội đồng địa phương cũng phải phê duyệt kế hoạch bán hàng trước khi bất kỳ lời đề nghị nào được đưa ra.
Ảnh: Hamilton-ohio.
5. Hamilton, Ohio, Mỹ: Bạn có thể kiếm tới 10.000 USD bằng cách chuyển đến Hamilton, Ohio. Đây là cách mà Quỹ cộng đồng Hamilton nghĩ ra để thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc tại thành phố thông qua việc cung cấp các học bổng hàng tháng và hàng quý.
Ảnh: SAI Fountains.
Theo trang web của tổ chức, học bổng sẽ trao cho các sinh viên tốt nghiệp ở các khu vực lân cận nhưng muốn chuyển đến Hamilton. Nếu được chọn, người nhận dự kiến phải làm việc tại thành phố Hamilton và có “mong muốn đóng góp cho cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội” tại đây. Nếu làm như vậy, bạn sẽ nhận được 300 USD/tháng trong 30 tháng.
Ảnh: Pinterest.
6. Vermont, Canada: Vermont đang thu hút người lao động đến khu vực thông qua chương trình trợ cấp công nhân từ xa, phần thưởng cho những người chủ yếu làm việc tại nhà. Để đủ điều kiện, người tham gia phải là nhân viên chính thức và đã chuyển đến Vermont sau ngày 1/1 năm nay.
Ảnh: CNN.
Những người đăng ký tham gia chương trình có thể kiếm 5.000 USD mỗi năm trong tối đa hai năm. Tuy nhiên, một khi chương trình tài trợ kết thúc sẽ không có bất kỳ khoản nào được trao thêm.
Theo news.zing.vn
Học ngành nào có cơ hội việc làm cao?
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2018, tỷ lệ sinh viên có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đối với 183 cơ sở giáo dục ĐH là 65,8%.
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2019 Ảnh: Nghiêm Huê
Từ 22/7 đến 31/7, thí sinh tham gia xét tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Việc điều chỉnh sau khi có kết quả thi THPT quốc gia (Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi vào ngày 14/7) sẽ giúp thí sinh lựa chọn ngành nghề sát hơn với điểm số của mình. Tuy nhiên, có một vấn đề thí sinh cần quan tâm, đó là nhu cầu việc làm của thị trường lao động.
Thống kê từ báo cáo kết quả khảo sát của 183 cơ sở giáo dục ĐH, 40 trường CĐ đào tạo mã ngành giáo viên cho thấy, năm 2018 có gần 220.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, gần 16.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, CĐ các mã ngành đào tạo giáo viên. Trong số này, có 155.714 sinh viên ĐH có phản hồi với 136.344 sinh viên có việc làm. Như vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đạt 65,5%.
Báo cáo tổng hợp của Bộ GD&ĐT cũng chia thành 22 lĩnh vực đào tạo. Nếu tính theo tỷ lệ sinh viên có phản hồi thì lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật có việc làm cao nhất, đạt tới 97,3%. Kế đến là lĩnh vực Kinh doanh và quản lý 94,9%, Kiến trúc và xây dựng đạt 94,6%, Dịch vụ vận tải 94,4%; Dịch vụ, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân là 94,1%. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo đạt tỷ lệ có việc làm thấp nhất là Bảo vệ môi trường và môi trường 80,4%. Lĩnh vực Dịch vụ xã hội đạt 82,3%, lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên cũng ở top thấp khi đạt 84.9%. Lĩnh vực đạt dưới 90% còn có một số lĩnh vực khác như Nông, lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Toán và Thống kê.
Tốt nghiệp làm không đúng ngành vẫn cao
Từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đối với 183 trường ĐH, 40 trường CĐ về tỷ lệ sinh viên có việc làm, có thể thấy sự bất hợp lý trong cung - cầu. Một số ngành có tỷ lệ sinh viên có việc làm cao thì quy mô đào tạo lại ở mức trung bình, thậm chí là thấp. Không những thế, thống kê của Bộ cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn các trường ĐH (không tính các trường khối công an quân đội) vẫn chưa quan tâm đến vấn đề phản hồi của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT cho biết còn 57 đơn vị ĐH chưa báo cáo.
Về mối liên hệ giữa đào tạo và việc làm, số sinh viên tốt nghiệp làm việc theo đúng ngành được đào tạo trong tổng số 220.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 là 66.877 sinh viên; liên quan đến ngành đào tạo là 26.250 sinh viên; không liên quan đến ngành đào tạo là 23.251 sinh viên. Số liệu này cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải làm những công việc không đúng ngành đào tạo còn khá cao. Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, báo cáo cũng chỉ ra số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp cao đẳng làm việc không đúng ngành khá cao (xấp xỉ 25%), tỷ lệ này cũng tương đương đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH.
"Từ những thống kê này có thể định hướng các trường về một số mã ngành đào tạo. Có những mã ngành thời gian tới sẽ giảm nhưng sẽ có những mã ngành mới xuất hiện. Đây là cách để tránh lãng phí trong đào tạo. Nhưng cũng khuyến cáo các trường không chạy theo ngành hot để sau này có nguy cơ dư thừa mất cân đối đào tạo" - ông Hoàng Công Dụng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT nói.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Cả trường đang làm lễ tốt nghiệp thì xuất hiện một nhân vật đặc biệt, chạy tung tăng khắp nơi chiếm hết spotlight vì quá dễ thương Các sinh viên trong buổi lễ tốt nghiệp đều hào hứng đón nhận cái bắt tay của em bé đáng yêu này. Lễ tốt nghiệp là ngày mà tất cả sinh viên đều háo hức chờ đợi. Bởi vì khi đó mọi người đã có thể bước chân ra ngoài kiếm tiền với tấm bằng trên tay sau nhiều năm mài đũng quần...